266-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 18-11-2019
Góc nhìn
Ý kiến
Bảo hiểm sẽ chi trả khi án tòa có hiệu lực
Với công chứngviên,
lẽ nàomột là tiền, hai là tù!
Chuyện kẻ gian giả chủ sở hữu, sử dụng nhà, đất; giả các giấy
tờ có liên quan để công chứng các hợp đồng ủy quyền, bán, thế
chấp nhà, đất đó nhằm chiếm đoạt tiền đã có từ lâu và càng ngày
thì mức độ giả mạo càng tinh vi.
Khi xử tội kẻ gian có liên quan về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
tùy trường hợp mà tòa án sẽ đưa CCV đã công chứng các hợp
đồng có yếu tố giả mạo đó tham gia tố tụng với tư cách người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc với tư cách bị cáo.
Dẫu với tư cách nào thì CCV cũng thường bị công an, VKS, tòa
án cho là đã vi phạm các điều luật của Luật Công chứng. Cụ thể là
điều luật
về việc CCV soạn thảo hợp đồng và công chứng ngoài trụ
sở.
Hay phổ biến hơn là các điều luật về việc
kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ; về việc đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc tiến
hành xác minh, yêu cầu giám định theo đề nghị của người yêu cầu
công chứng…
Theo đó, có trường hợp thì tòa xử buộc bị cáo và tổ chức hành
nghề công chứng của CCV ấy liên đới bồi thường thiệt hại cho
người bị hại. Có trường hợp thì tòa chỉ buộc bị cáo bồi thường
nhưng lại kèm theo câu thòng là nếu bị cáo không có tiền đền thì tổ
chức hành nghề công chứng ấy phải đền thay.
Riêng trong trường hợp CCV bị xử tội (đã có hai tội được áp dụng
là tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ và tội
thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng) thì tòa không yêu cầu CCV phải
chịu trách nhiệm dân sự.
Điều đáng nói là chỉ có các CCV là bị cáo mới được các tòa xác
định rõ hành vi vi phạm chiếu theo chức trách của CCV.
Theo Bộ luật Dân sự, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại được dựa trên bốn yếu tố là:
Có thiệt hại xảy ra; hành vi gây
thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có lỗi của người gây thiệt hại; có
mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Đối với người phạm tội lừa đảo…, do có đủ bốn yếu tố này nên
việc buộc bị cáo phải có nghĩa vụ bồi thường là điều đương nhiên.
Thế nhưng đối với nhiều CCV đã nhận công chứng hợp đồng từ
những bị cáo lừa đảo đó, khi bốn yếu tố ấy không được nhận diện
rõ ràng, thuyết phục, lý gì các tòa buộc họ phải bồi thường như
thực tế đã được chúng tôi viện dẫn ở trên?
Có thể lấy hai bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM (tháng 11-
2018 và tháng 10-2019) xử nghĩa vụ bồi thường của hai văn phòng
công chứng (VPCC) Lý Thị Như Hòa, Phú Nhuận làm dẫn chứng.
Trong vụ việc ở VPCC Lý Thị Như Hòa, ngoài việc liệt kê
nhiều điều luật của Luật Công chứng để cho ra nhận xét chung
là “CCV không thực hiện đầy đủ các thủ tục nên có một phần
lỗi đối với thiệt hại của người bị hại”, bản án không chỉ ra được
các lỗi (hành vi sai) cụ thể nào của CCV có mối quan hệ nhân
quả với thiệt hại. Chẳng hạn, khi sự giả mạo giấy tờ chỉ được cơ
quan công an xác định rõ sau này qua sáu kết luận giám định, án
này đã không chỉ ra được CCV đã sai gì ở việc kiểm tra bằng mắt
thường khiến không phát hiện được ngay sự giả mạo tinh vi đó.
Tương tự, ở vụ việc của VPCC Phú Nhuận, bản án không chỉ
ra được việc CCV làm chưa đúng quy định về việc công chứng
ngoài trụ sở là nguyên nhân khiến giấy tờ giả bị lọt sổ. Khi cáo
buộc CCV đã có lỗi cẩu thả qua việc không tiến hành xác minh
tính thật giả của CMND của hai người ủy quyền dẫn đến có
thiệt hại, án này cũng không chỉ ra được việc không xác minh
đó sai với quy định nào. Bởi lẽ khoản 5 Điều 40 Luật Công
chứng không hề buộc CCV phải có nhiệm vụ xác minh, yêu cầu
giám định tất cả trường hợp đến công chứng. Việc làm rõ hay
đề nghị giám định của CCV chỉ được luật này đặt ra khi có căn
cứ để cho là có vấn đề chưa rõ hay có sự nghi ngờ về năng lực
hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hay việc giao kết
hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép mà các
yếu tố này đều không có ở thời điểm công chứng hợp đồng.
Điều 75 Luật Công chứng quy định rõ: Người yêu cầu công
chứng có hành vi sai trái khi yêu cầu công chứng thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật. Các sai trái đó là cung
cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả
mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có
hành vi gian dối khác.
Vậy nên để thỏa đáng hơn cả, nguyên tắc chung vẫn là các
bị cáo có hành vi lừa đảo từ các kiểu giả mạo phải bồi thường
toàn bộ cho người bị hại. CCV chỉ phải bồi thường khi tòa án
xác định được họ có lỗi cụ thể theo quy định của pháp luật mà
từ lỗi đó gây ra thiệt hại. Còn như không thể xác định được thì
hãy thôi đi những ràng buộc khiên cưỡng, vô lý đối với những
CCV không phạm lỗi khi chính họ cũng đang là nạn nhân vì
không thể dễ dàng phát hiện sự giả mạo để tránh xa cho lành.
NGUYÊN THY
viên bồi thường
Vi phạmđiều cấmcông chứng là
hànhvi trái pháp luật
Khoản 2 Điều 7 Luật Công
chứng năm 2014 có quy định về
những hành vi trái pháp luật. Trong
đó nghiêm cấm cá nhân, tổ chức
thực hiện các hành vi như giả mạo
người yêu cầu công chứng, người
yêu cầu công chứng cung cấp thông
tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy
tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy
xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng…
Tại Điều 38 luật này cũng quy định về bồi thường
trong hoạt động công chứng là tổ chức hành nghề công
chứng (TCHNCC) phải bồi thường thiệt hại cho người
yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà
công chứng viên (CCV), nhân viên hoặc người phiên
dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá
trình công chứng. Những người gây thiệt hại nêu trên
phải hoàn trả một khoản tiền cho TCHNCC đã chi trả
khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường
hợp không hoàn trả thì họ có quyền yêu cầu tòa án giải
quyết.
Xin được lưu ý với các tòa về một nguyên tắc luật
định, đó là có lỗi mới phải bồi thường thiệt hại.
Thứ nhất, phải có lỗi trong quá trình thực hiện thủ tục
công chứng.
Theo Điều 17 Luật Công chứng 2014, CCV có nghĩa
vụ tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng và
chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu
công chứng về văn bản công chứng của mình. Như vậy,
việc chứng nhận của CCV không phù hợp với trình tự,
thủ tục của pháp luật về công chứng (trong đó bao gồm
cả tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp) thì mới được
xem là có lỗi theo quy định.
Thứ hai, phải có thiệt hại của người yêu cầu công
chứng. Để quy trách nhiệm bồi thường của TCHNCC
thì phải có thiệt hại. Không có thiệt hại thì TCHNCC
không phải bồi thường cho dù CCV, nhân viên hoặc
người phiên dịch là cộng tác viên của TCHNCC có lỗi.
Điều đáng nói là nếu trường hợp chỉ bị mất hoặc bị
tráo giấy chứng nhận mà vẫn chưa mất nhà thì chỉ cần
khôi phục lại quyền sở hữu của chủ nhà.
Thứ ba, có quan hệ nhân quả giữa yếu tố lỗi và thiệt
hại. Chỉ những thiệt hại do lỗi của CCV, nhân viên hoặc
người phiên dịch là cộng tác viên của TCHNCC gây ra
cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác
thì mới có việc bồi thường, tức là phải có mối quan hệ
nhân quả giữa thiệt hại và lỗi.
Ông
HOÀNG MẠNH THẮNG
,
Trưởng phòng Công chứng số 7, TP.HCM
KIM PHỤNG
ghi
Mộttrongnhữngquyđịnhbắtbuộc
của Luật Công chứng năm 2014 là
TCHNCC có nghĩa vụ mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV
hànhnghề tại tổchứcmình.Tại khoản
1 Điều 37 của luật trên quy định bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của
CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc.
Việcmuabảohiểmtráchnhiệmnghề
nghiệpchoCCVphảiđượcduytrìtrong
suốtthờigianhoạtđộngcủaTCHNCC.
Theo ông Hồ Hoàng Anh, chuyên
viênkinhdoanhCôngtyBảohiểmPVI,
khi ký hợp đồng tham gia hạn mức
trách nhiệm nghề nghiệp CCV (hoặc
vănphòngcôngchứng)thìngườimua
bảo hiểm cần có giấy phép đăng ký
kinhdoanhcủa vănphòng, bằngcấp,
chứng chỉ của CCV...
Mức phí CCV phải đóng cho công
ty bảo hiểm phụ thuộc vào hạn mức
trách nhiệm, mức trách nhiệm càng
lớn phí càng cao.
Sau khi CCV thanh toán phí bảo
hiểmhoặccamkếtthanhtoánphíbảo
hiểm, nếu có khiếu kiện, rủi ro xảy ra,
công ty bảo hiểm sẽ bồi thường tới
mức giới hạn trách nhiệm. Tổng giới
hạn tráchnhiệmkhôngvượt quágiới
hạn tráchnhiệmđượcquyđịnh trong
hợp đồng bảo hiểm với CCV.
Số tiền bồi thường rủi ro sẽ được
tiến hành chi trả ngay sau khi có bản
án của tòa án hoặc quyết định của
tổ trọng tài.
“Khithấycókhảnăngdẫnđếnkhiếu
nại đòi bồi thườnghoặc sau khi nhận
được thông tin phát sinh khiếu kiện
thuộc trách nhiệm của công ty bảo
hiểm, CCV cần cómột vănbản thông
báo gửi công ty bảo hiểm càng sớm
càng tốt.
Công ty bảo hiểm không chấp
nhận các thông báo được gửi cho
công ty sau ngày cuối cùng của thời
hạn bảo hiểm nêu trong giấy chứng
nhậnbảohiểm, trừ khi có thỏa thuận
khác bằng vănbản”- ôngHoàngAnh
cho biết thêm.
Côngtybảohiểmkhôngbồithường
choCCVtrongmộtsốtrườnghợpnhư
những hồ sơ, tài liệu có dấu hiệu tẩy
xóa;nhữngthiệthạivềngườivàtàisản
doCCV thuê; nhữngphát sinh không
thuộc côngviệc củaCCV; nhữngphát
sinhtừviệccungcấpdịchvụvấnđềtài
chínhhoặc thuế…mà chỉ bồi thường
cho CCV căn cứ theo bản án (hoặc
quyết định) đã có hiệu lực của tòa án
có thẩm quyền, kể cả các khoản chi
phí vàphí tổn trên cơ sởCCV làbị đơn
trong bản án (quyết định đó).
Một trưởng phòng giám định bồi
thường tài sản kỹ thuật Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt TP.HCM cho biết bảo
hiểmtráchnhiệmnghềnghiệpCCVlà
sự ràng buộc, cam kết dựa trên pháp
lý khi đây được coi là một nghề đặc
thù trong xã hội.
Giấy tờ công chứng của một văn
phòngchủyếuvềđất đai sẽđược tính
là hồ sơ có độ rủi ro cao nên khách
hàng phải chịu phí cao.
Đối với bảohiểmtráchnhiệmnghề
nghiệpCCV (bảohiểmphi nhân thọ),
kháchhàngchỉthựchiệnmộtlầnđóng
phí cho phạm vi bảo hiểm. Những
năm tiếp theo, khách hàng sẽ đóng
phí tiếp nếu muốn tái tục.
Theo vị này, việc thực hiện ký hợp
đồngvới CCVkhôngkhónhưngphức
tạpkhiđánhgiárủiro,bởikháchhàng
khôngcungcấpđầyđủ thông tincho
công ty bảo hiểm.
CÙ HIỀN
3 lýdođểCCVkhôngbồi thường thiệt hại
1. CCVđã làm đúng thủ tục, quy trình theo quy định tại
các điều 40, 41 Luật Công chứng 2014. Chi tiết là CCVđã
kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ bản chính với bản phôtô do
các bên xuất trình; kiểm tra xác định hành vi các bên khi
giao kết, giải thích quyền và nghĩa vụ, hậu quả pháp lý khi
ký kết hợp đồng; kiểm tra về tình trạng pháp lý tài sản giao
dịch có bị ngăn chặn, hạn chế giao dịch hay không; yêu
cầu các bên đọc lại hợp đồng và sau khi đồng ý toàn bộ nội
dung hợp đồng thì hướng dẫn các bên ký tên, lăn tay trước
mặt CCV…
2. Trong việc có người đóng giả đối tượng chủ nhà, đất
(vợ hoặc chồng hoặc cả hai)…để ký hợp đồng chuyển
nhượng nhà, đất, ở khía cạnh nào đó thì CCV cũng chỉ là
nạn nhân vì CCVkhông thể phán đoán được ngay giấy
tờ này là giả, người này là giả. Cả cơ quan CSĐT cũng
không thể khẳng định thật giả ngay mà phải trưng cầu
giám định để Phòng Kỹ thuật hình sự thực hiện giám định
dấu vân tay, chữ viết, chữ ký. Khi giám định thì cũng phải
có mẫu cần giám định và mẫu so sánh, đồng thời sử dụng
các phương tiện kỹ thuật, máy móc chuyên ngành kỹ thuật
hình sự mới phát hiện, kết luận chính xác được.
3. Pháp luật không có quy định bắt buộc CCVphải có
trách nhiệm phát hiện giấy tờ giả tinh vi. Người yêu cầu
công chứng phải chịu trách nhiệm về các giấy tờ mà mình
xuất trình.
Đại diện Phòng Công chứng số 1, TP.HCM
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook