12
Thủ tướng chủ trì họp về tình hình tết
và phòng, chống dịch Corona
Chiều 30-1, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về triển khai nhiệmvụ sau tết và
phòng, chống dịch bệnh viêmđường hô hấp cấp do chủng
mới của virus Corona (nCoV). Thủ tướng đề nghị dành 1/3
thời lượng cuộc họp để bàn về công tác phòng, chống dịch
nCoVđangdiễnbiếnphức tạp tạiTrungQuốc và nhiềuquốc
gia, trong đó có Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu thảo luận về việc thực hiện chỉ đạo
của Ban Bí thư và Chỉ thị 05/CT-TTg củaThủ tướng về phòng,
chống dịch nCoV với tinh thần quyết liệt, đồng bộ hơn,
chống dịch như chống giặc. Đồng thời, đưa ra biện pháp để
các địa phương vào cuộc tích cực hơn nữa, không được coi
tình hình bình thường mà phải thấy tình hình nóng bỏng
hơn vì bệnh đang lây lan nhanh.
NT
Đời sống xã hội -
ThứSáu31-1-2020
HÀPHƯỢNG-HOÀNG LAN
N
gày 29 tết, khi tất cả
cơ quan đã bước vào
kỳ nghỉ lễ tết Nguyên
đán, Thứ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Trường Sơn cùng
đoàn công tác Bộ Y tế kiểm
tra công tác phòng, chống
dịch tại BV Bệnh Nhiệt đới
Trung ương.
Đến chiều tối cùng ngày,
BVChợ Rẫy, TP.HCMcó kết
quả xét nghiệmhai trường hợp
cha con người Trung Quốc
trở về Việt Nam dương tính
với virus Corona.
“Chống dịch như
chống giặc”
Tối 30 tết, Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam tổ chức họp
khẩn với cán bộ ngành y tế
cùng các phóng viên.
Những chuyến công tác, thị
sát của Phó Thủ tướng cùng
lãnh đạo Bộ Y tế để chỉ đạo
phòng, chống dịch tại các địa
bàn trọng điểm cũng như tại
bệnh viện tiếp nhận ca mắc
và nghi ngờ mắc nCoV kín
lịch những ngày tết.
Với yêu cầu “chống dịch
như chống giặc”, toàn ngành
y tế tập huấn và chuẩn bị tất
cả kịch bản phòng, chống dịch
ở cấp độ 1, 2 và cấp độ cao
nhất, không kể đó là những
ngày nghỉ tết.
BSNguyễnHảiNam,Trưởng
khoa Kiểm dịch y tế quốc tế,
Trung tâmKiểm soát bệnh tật
Hà Nội, cho biết kiểm dịch
tại cửa khẩu là công tác đầu
tiên trong quy trình phòng,
chống dịch bệnh.
“Ngay kể cả những ngày
nghỉ tết, trung tâm vẫn phải
tăng cường nhân lực phòng,
chống dịch bệnh, trực kiểm
dịch y tế quốc tế 24/24 giờ”
- ông Nam nói.
Tại Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật Hà Nội, mỗi ca trực
kéo dài 10 giờ, có tám nhân
trị chuẩn vấp phải rất nhiều
khó khăn.
Với tốc độ lây lan của bệnh
dịch nhanh, các nhân viên y
tế cũng lo lắng sẽ đem bệnh
về cho gia đình nên chủ động
tự cách ly bản thân, tập trung
chăm sóc cho bệnh nhân
nhằm tránh đem mầm bệnh
ra bên ngoài.
Với chỉ đạo sát sao của Bộ
Y tế, ban giám đốc BV Chợ
Rẫy cùng kinh nghiệm nhiều
lần chống dịch của Khoa bệnh
nhiệt đới, các bác sĩ đã sử
dụng phương pháp điều trị cá
thể hóa cho mỗi bệnh nhân
tùy thuộc vào tình hình sức
khỏe của mỗi người.
Trong quá trình điều trị,
người con Li ZiChao (28
tuổi) hoàn toàn khỏe mạnh
khi mắc bệnh nên đáp ứng với
phác đồ điều trị và hồi phục
sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên,
người cha Li Ding (66 tuổi)
có nhiều bệnh nền như tiểu
đường, tim mạch và từng bị
ung thư phổi nên điều trị rất
khó khăn. Ngoài áp dụng
phác đồ đẩy lùi virus Corona,
các bác sĩ vừa phải kiểm soát
các bệnh lý nền kèm theo của
bệnh nhân.
“Điều chúng tôi cảm thấy
vui nhất bây giờ là bệnh nhân
người con cải thiện và hoàn
toàn âm tính. Tiên lượng trong
1-2ngày tới, người cha cũng sẽ
âm tính” - BS Hùng chia sẻ.•
CăngmìnhchốngvirusCorona
quên cả tết
Những ngày
đầu tháng
12, khi thông
tin về những
ca bệnh đầu
tiên xuất hiện
tại VũHán,
Trung Quốc,
lãnh đạo Bộ
Y tế lúc nào
cũng trong tư
thế sẵn sàng
chống dịch
ập đến bất cứ
khi nào.
ThủtướngNguyễnXuânPhúc
yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch Corona do
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
làmtrưởngban, có các cấp, các
ngành liên quan thamgia, nêu
cao tinh thần tráchnhiệm, phát
huy quyềnhạn củaban chỉ đạo
để xử lý các vấnđề đặt ra. Đáng
chú ý, Thủ tướng giao Bộ Y tế
phối hợp Bộ Tư pháp chuẩn bị
cơ sở pháp lý, sẵn sàng tuyên
bốtìnhtrạngkhẩncấpkhiWHO
công bố tình trạng khẩn cấp
trên phạm vi toàn cầu.
THU NGUYỆT
Tiêu điểm
SaukhiđiềutrịthànhcôngmộttrườnghợpkhôngcòndươngtínhvớivirusCorona,hiệnBệnhviệnChợRẫy,
TP.HCMđang tiếp tụcđiều trị tíchcực chobệnhnhâncòn lại với tiên lượngkhảquan. Ảnh: TTXVNphát
viên, bắt đầu từ 5 đến 15 giờ;
ca tiếp theo từ 15 giờ cho đến
khi hết chuyến bay.
“Nếu chủ quan, lơ là với
kiểm dịch dù là trong những
ngày tết, khiến các ca bệnh
xâm nhập không kiểm soát
được thì hậu quả sẽ khôn
lường” - BS Nam chia sẻ.
Những ngày cận tết, toàn
TP Hà Nội có hơn 65 đội
chống dịch cơ động. Các đội
đều được trang bị đầy đủ máy
móc, trang thiết bị, được đào
tạo và tập huấn ứng phó với
dịch bệnh.
Căng mình chống dịch, bỏ
ăn, bỏ tết, quên ngủ, đó cũng
là hình ảnh quen thuộc của
rất nhiều bác sĩ tại BV Bệnh
nhiệt đới Trung ương trong
tết này. Khoa cấp cứu bệnh
viện tiếp nhận rất nhiều bệnh
nhân nghi nhiễmvirusCorona.
Xuyên tết tìm phác đồ
chống virus Corona
Điều trị thành công chomột
ca bệnh nhân người Trung
Quốc nhiễm virus Corona và
góp phần quan trọng tìm ra
đầy đủ bằng chứng loại virus
Căng mình chống
dịch, bỏ ăn, bỏ tết,
quên ngủ, đó cũng là
hình ảnh quen thuộc
của rất nhiều bác sĩ
tại BV Bệnh nhiệt
đới Trung ương.
này có thể lây từ người sang
người, Việt Nam đang được
đánh giá cao trong cuộc chiến
chống lại chủng virus này.
Trực tiếp điều trị cho hai
bệnh nhân này, TS-BS Lê
Quốc Hùng, Trưởng khoa
Bệnh nhiệt đới, BVChợ Rẫy
(TP.HCM), cho biết ngay từ
khi có thông báo đầu tiên về
căn bệnh viêm phổi lạ ở Vũ
Hán (Trung Quốc) thì bệnh
viện đã tiên lượng không sớm
thì muộn, Việt Nam cũng sẽ
có nguy cơ có người mắc bệnh
này rất cao. Do đó, bệnh viện
đã thành lập các đội nhóm
chuyên trách để sẵn sàng
chủ động ứng phó với dịch
bệnh. Khi tiếp nhận hai cha
con người Trung Quốc nghi
nhiễm virus Corona từ BV
huyện Bình Chánh chuyển
lên, ngay lập tức, 30 nhân
viên có chuyên môn cao của
khoa được huy động để vào
cuộc chống dịch, tránh sai sót
nhỏ có thể làm lây lan dịch
bệnh ra bên ngoài. Việc điều
trị loại bệnh hoàn toàn mới
nhưng có khả năng lây lan
cao, chưa có phác đồ điều
Cảnước trên tuyến lửa chốngdịchCorona
(Tiếp theo trang1)
Từnhữngngày đầu tháng12, khi
TrungQuốc phát hiệnnhững trường
hợpdương tínhđầu tiên, BộY tế Việt
Namđã rục rịch lênphươngánđối phódịch. Các bệnh viện thực hiện
phân tuyến và chuẩnbị khu vực cách ly, khôngai có tâm lý lơ là.
Chỉ trong tám ngày, từ 29 tết (ngày 24-1) đến mùng 6 (ngày
30-1), khi Việt Nam ghi nhận hai trường hợp người Trung Quốc
đầu tiên dương tính với virus Corona điều trị tại BV Chợ Rẫy, Thủ
tướng Chính phủ đã ra bốn chỉ thị đối phó cũng như đề ra giải
pháp cấp bách phòng, chống dịch.
Song song đó, Bộ Y tế phát ra liên tục trên 15 công văn hướng
dẫn chỉ đạo công tác phòng, chống dịch viêm phổi cấp do virus
Corona.
Ngày giao thừa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp
khẩn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch viêm phổi cấp do virus
Corona, cuộc họp kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ và đã có nhiều
quyết định đưa ra “đi trước” cuộc tấn công của dịch.
Thời điểm đó WHO khuyến cáo viêm phổi cấp đang ở mức lây
nhiễm hạn chế nhưng do Việt Nam có đường biên giới giáp với
Trung Quốc nhiều, Phó Thủ tướng quyết định, “chúng ta đặt ở
mức cao hơn so với cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới”.
Những cuộc họp khẩn về phòng, chống dịch viêmphổi cấp do
virus Corona vẫn diễn ra những ngày sau đó, Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Đỗ
Xuân Tuyên và nhiều lãnh đạo khác làm việc không còn tết.
Tinh thần “chống dịch như chống giặc” lan truyền từ trên
xuống dưới. Ở hầu khắp các bệnh viện trên cả nước, bất kể các
điểm nóng như TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, các bệnh
viện tuyến tỉnh ở Đắk Lắk, Quảng Nam, Thanh Hóa…đều trong
tư thế sẵn sàng chống dịch.
Những ngày tết “nóng”, tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế, cứ
một người có nguy cơ, có dấu hiệu sốt, ho đều được cách ly, theo
dõi như một trường hợp lây nhiễm.
Người dân có tinh thần cảnh giác đến mức khi có người Trung
Quốc ngất xỉu ở quán cà phê tại TP.HCM, mọi người cũng lập
tức báo 115, trang bị phòng hộ chuyên nghiệp và cách ly người
bệnh. Khẩu trang y tế tràn ngập khu du lịch, đường phố. Dường
như bác sĩ, nhân viên y tế ở các bệnh viện luôn trực chiến trong
tinh thần không có tết.
Tính đến chiều 30-1, Việt Namcách ly gần 100 trường hợp nghi
nhiễmvirus Corona, nhiều trường hợp đã có kết quả âm tính nhưng
để đảmbảo an toàn, bệnh nhân đều phải nằm lại để theo dõi tiếp.
Thành công bước đầu của ngành y tế Việt Nam là hai trường
hợp dương tính đầu tiên đã có một trường hợp điều trị khỏi, kết
quả ba lần phết họng cho kết quả âm tính.
Có được thành công nhưng không được lơ là, chiều 30-1, Thủ
tướng Chính phủ họp với các ban, ngành, dành ra 1/3 thời gian
cho công tác phòng, chống dịch.
Dù đã điều trị thành công nhưng ngành y tế chỉ được phép thở
phào và tiếp tục chiến đấu, vì cuộc chiến vẫn chưa đến hồi kết.
HÀ PHƯỢNG