018-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu31-1-2020
Tuổikhaisinhdưới15,
kết luậngiámđịnh
trên17?
Theo giấy khai sinh, bị hại NTB sinh năm
2005 (hơn 14 tuổi) nhưng khi giámđịnh
tuổi thì emnày đã trên 17 tuổi.
“Cả cái tết này gia đình tôi lo lắng mất ăn, mất
ngủ. Bé B. con tôi từ người bị hại mới hơn 14 tuổi
giờ chịu mang tiếng xấu là kẻ đồng tình trong vụ
bị xâm hại tình dục. Tội con bé, suốt ngày nhốt
mình trong phòng vì xấu hổ…” - bà Nguyễn Thị
Th., mẹ bé B., chia sẻ.
Bà Th. (tạm trú huyện Bình Chánh, TP.HCM)
kể: Tối 17-11-2019, sau khi liên hoan ở xưởng sản
xuất nón bảo hiểm (nơi em B. làm việc dán tem
lên nón bảo hiểm) thì em bị một nam đồng nghiệp
tên NNQ (là thợ sơn ở xưởng) chở vào khách sạn
ép quan hệ tình dục. Cả nhà thấy em B. khuya
không về nên đi tìm mà không biết B. ở đâu.
Đến gần 23 giờ thì Q. mới chở em B. về khu
nhà trọ. Lúc này, em B. đã ngất nên gia đình
không rõ chuyện gì. Sau khi B. tỉnh lại kể bị Q.
chở vào nhà nghỉ… Gia đình lập tức báo tổ trưởng
tổ dân phố và người này đã đưa gia đình đến Công
an xã Vĩnh Lộc B tố cáo ngay trong đêm khuya.
Tại công an xã, Q. khai nhận có xâm hại tình
dục B. Tiếp đó, vụ việc chuyển lên Công an huyện
Bình Chánh và B. được đưa đi giám định pháp y.
Kết quả, B. có dấu hiệu bị xâm hại và ADN của
Q. có hiện diện trong phết vùng hậu môn của nạn
nhân.
Theo bà Th., cuối tháng 12-2019, công an kêu
bà dẫn bé B. đi giám định răng để làm rõ ngày
sinh. Bà hỏi công an là con bà có khai sinh tại sao
phải giám định xương, răng thì được trả lời để làm
rõ tuổi. Sau đó, cơ quan giám định kết luận bé B.
con bà trên 17 tuổi chứ không phải hơn 14 tuổi
như giấy khai sinh. “Công an cho rằng vì con tôi
đã trên 16 tuổi và tự nguyện quan hệ với ông Q.
nên không bị tội gì” - bà Th. bức xúc.
“Con tôi chỉ mới hơn 14 tuổi, tôi sinh con trong
BV đa khoa khu vực Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
và anh của cháu cũng được sinh ra ở đây (anh của
bé B. là Nguyễn Văn H. sinh ngày 27-3-2002),
không thể có chuyện tôi mới sinh anh bé B. thì
hai tháng sau sinh ra bé B. như kết luận giám định
được” - bà Th. bức xúc.
Bà Th. liên hệ Hội Phụ nữ địa phương và được
hướng dẫn đến Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.
Hội này đã cử luật sư (LS) Trần Thị Ngọc Nữ và
LS Nguyễn Sơn Lâm (Chi hội trưởng và Chi hội
phó Hội LS bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) giúp
đỡ để bà đòi lại công bằng. “Tôi sẽ đi trích lục
giấy chứng sinh cho cháu B. để tiếp tục vụ án này
lấy lại công bằng cho con tôi” - bà Th. khẳng định.
LS Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng CQĐT Công an
huyện Bình Chánh trưng cầu giám định tuổi với
cháu B. là không cần thiết, bởi pháp luật hiện hành
quy định chỉ giám định làm rõ độ tuổi khi giấy tờ
khai sinh, hộ khẩu của bị hại có dấu hiệu không
trùng khớp ngày tháng năm sinh hoặc không có
ngày sinh.
“Trong vụ này, việc xác định độ tuổi em B.
vào thời điểm bị xâm hại là chưa đủ 15 tuổi hay
đã trên 17 tuổi là điều rất quan trọng, vì nó quyết
định về tội danh đối với người vi phạm. Chúng
tôi sẽ làm việc với Công an huyện Bình Chánh để
làm rõ những thông tin nêu trên” - LS Nữ
cho biết.
NGUYỄN QUỲNH
Giấy khai
sinh của em
B. thể hiện rõ
emsinh ngày
2-1-2005, tức
tính đến lúc
bị xâmhại
chưa đủ
15 tuổi.
Ảnh:
NGUYỄN
QUỲNH
Ngoài việc bị bắt oan, ông ChâuNgọc Ngừng còn bị thu giữ 59 giấy tờ liên quan đến tài sản.
Ảnh: ĐÔNGHÀ
Đòi công an 59 giấy tờ,
nếu mất phải
bồi thường 160 tỉ
“Nếu số giấy tờ đó bị mất, tôi yêu cầu tòa án xét xử buộc CQĐTCông an
tỉnhBếnTre phải bồi thường cho tôi theo giá trị thực tế trong từng
biên nhận và tiền lãi phát sinh, tổng cộng 152 tỉ đồng” - nguyên đơnnói.
ĐÔNGHÀ
T
AND TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre vừa tổ
chức phiên hòa giải trong vụ kiện đòi
bồi thường oan giữa nguyên đơn là ông
Châu Ngọc Ngừng (62 tuổi, ngụ xã Phú
Hưng, TP Bến Tre) với bị đơn là VKSND
tỉnhBếnTre. Trong vụ này, Cơ quanCSĐT
Công an tỉnhBếnTre được xác định là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Rút yêu cầu kiện VKSND tỉnh
Trước đó, TANDCấp cao tại TP.HCMxử
giámđốc thẩmđã tuyên hủymột phần án sơ
thẩm và phúc thẩm. Tòa này yêu cầu tòa sơ
thẩm xét xử lại theo hướng buộc VKSND
tỉnh phải bồi thường, cấp dưỡng nuôi con
của ông Ngừng trong lúc ông bị bắt giam
oan; buộcCơ quanCSĐTCông an tỉnh phải
trả lại 59 giấy tờ đã tịch thu của ông Ngừng
từ năm 1990.
Sau khi thụ lý lại, TANDTPBếnTre đã tổ
chức hòa giải giữa nguyên đơn, bị đơn và cả
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại
phiên hòa giải, VKS chấp nhận bồi thường
tiếp 50 triệu đồng cho ông Ngừng về khoản
tiền cấp dưỡng nuôi một người con của ông
trong thời gian ông bị bắt, khởi tố oan. Đồng
ý với thỏa thuận này, ông Ngừng rút lại yêu
cầu khởi kiện VKSND tỉnh đối với khoản
bồi thường cấp dưỡng nuôi con.
Biênbảnhòa giải xác nhậnhòa giải không
thành giữa nguyên đơn và CQĐT. Ông
Ngừng vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện
đòi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phải trả
lại bản chính của 59 giấy tờ đã bị thu giữ
lúc ông bị bắt oan và cuốn sổ tiết kiệm bị
thu giữ năm 1990.
Quyết kiện công an
yêu cầu trả 59 giấy tờ
Lần hòa giải này, ông Lê NgọcYên (Phó
Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh)
là người đại diện theo ủy quyền, thừa nhận
CQĐT có thu giữ của ông Ngừng cuốn sổ
tiết kiệm và 59 giấy tờ. Tuy nhiên, để giải
quyết vụ việc, CQĐT đề nghị ông Ngừng
cung cấp rõ địa chỉ chính xác của những
người trong từng tờ biên nhận này.
Ông Ngừng bức xúc, cho rằng việc này
hết sức vô lý. CQĐT thu giữ tang vật tài liệu
của ông thì phải đưa ra mới biết được tên,
họ, địa chỉ cụ thể của những người được ghi
trong đó. Ông không thể nhớ chính xác tên
tuổi, địa chỉ của từngngười saungầnấynăm.
Ông Ngừng cho rằng CQĐT không có
thiện chí và thiếu trách nhiệm trong việc trả
lại tang vật đã tạmgiữ của ông từ năm1990
đến nay, cố ý đùn đẩy sự việc. “Nếu số giấy
tờ đó bị mất, tôi yêu cầu tòa án xét xử buộc
CQĐT Công an tỉnh Bến Tre bồi thường
cho tôi theo giá trị thực tế trong từng biên
CQĐT Công an tỉnh Bến Tre
thừa nhận có thu giữ của ông
Ngừng cuốn sổ tiết kiệm và
59 giấy tờ nhưng lại đề nghị
ông cung cấp rõ địa chỉ chính
xác của những người trong
từng tờ biên nhận này thì
mới… trả lại.
Bồi thường 139 triệu đồng sau 29 năm oan
Theohồsơ,ôngChâuNgọcNgừngtrướcđâylàbíthưĐảngủy,chủtịchHĐNDphường6,
thị xã BếnTre (nay làTP BếnTre). Ngày 10-12-1990, ôngbị CơquanCSĐTCông an tỉnhBến
Tre khởi tố, bắt tạmgiam về tội lạmdụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.
Ngày 20-1-1993, sau hơn một năm bị tạm giam, ông được cho tại ngoại. Cùng năm
này, TAND tỉnh BếnTre xử sơ thẩm, tuyên ông không phạm tội. Sau đó, ông nhiều lần gửi
đơn yêu cầu VKSND tỉnh bồi thường thiệt hại nhưng không được. Ông khởi kiện ra tòa
đòi bồi thường oan.
Năm 2016, tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên buộc VKSND tỉnh phải bồi thường
cho ông hơn 136 triệu đồng và phải xin lỗi, cải chính công khai.Tháng 11-2016, ông được
VKSND tỉnh tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường 136 triệu đồng.
Sau đó, ông Ngừng tiếp tục đề nghị giámđốc thẩmhủy hai bản án trên, đồng thời yêu
cầu VKSND tỉnh bồi thường
tiền cấp dưỡng nuôi con
trong lúc ông bị bắt giam
oan và yêu cầu CQĐT trả lại
59giấytờthugiữcủaôngkhi
ông bị bắt. TAND Cấp cao tại
TP.HCMxửgiámđốcthẩmđã
hủymột phần án sơ thẩmvà
phúc thẩmnhư đã nói.
Ông ChâuNgọc Ngừng
từng được VKSND tỉnh
Bến Tre công khai xin lỗi oan.
Ảnh: ĐÔNGHÀ
nhận và tiền lãi phát sinh, tổng cộng 152 tỉ
đồng” - ông Ngừng nói.
Vụ án oan này đã kéo dài 29 năm và đã
hơn sáu tháng, kể từ ngày cấp giám đốc
thẩm tuyên hủy án vụ đòi bồi thường oan
nhưng đến nay cấp sơ thẩm vẫn chưa đưa
ra xét xử vụ án. ÔngNgừng cho biết ông đã
có đơn yêu cầuTANDTPBếnTre sớmđưa
vụ án ra xét xử.
Trong đơn, ôngNgừngnêu rõ nỗi oan khổ
tronghơn1/4 thế kỷ. Ôngyêu cầuTANDTP
Bến Tre đưa vụ án ra xét xử, buộc CQĐT
phải trả tang vật đã thu giữ oan của ông để
ông tiếp tục khởi kiện các vụ án liên quan
khác để đòi tài sản.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook