018-2020 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Tiêu điểm
Quốc tế -
ThứSáu31-1-2020
TQ quyết định đưa máy bay sang các nước chở công dân
Vũ Hán về. Số công dân này rời Vũ Hán trước khi TP này bị
phong tỏa, giờ không thể quay về do các nước phong tỏa bay.
Các nước tiếp tục đưa phương tiện đếnVũ Hán sơ tán công
dân về nước, ngưng đưa người đến TQ. Hàn Quốc thông báo
sẽ hỗ trợ TQ 5 triệu USD chống dịch. Úc dự tính cách ly các
công dân từ TQ trở về trên một hòn đảo xa để theo dõi.
Mỹ lập đội đặc nhiệm đối phó. Tổng thống Donald Trump
nói Mỹ đang theo chặt diễn biến và phối hợp chặt vớiTQ. Nga
đóng cửa biên giới với TQ ở vùng Viễn Đông, ngưng cấp thị
thực tự động cho người TQ.
Virus Corona: 2 lý do WHO
không tuyên bố đại dịch sớm
Không chỉ căn cứ khoa học, WHO còn chịu cả áp lực chính trị.
ĐĂNGKHOA
T
ổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ngày 30-1 họp
tại Geneva (Thụy Sĩ) cân
nhắc tuyên bố tình trạng y tế
khẩn cấp toàn cầu (PHEIC)
liên quan dịch virus Corona
xuất phát từ TPVũ Hán, tỉnh
Hồ Bắc (Trung Quốc - TQ).
WHO nói “cực kỳ lo ngại” về
khả năng lây nhiễm từ người
sang người ở ba nước (Đức,
Nhật, Việt Nam) và lãnh thổ
Đài Loan.
Trước đó, sau khi dịch xảy
ra,WHOđã họp hai lần nhưng
kiềmchế tuyên bố PHEIC. Về
quyết định này, Tổng giám
đốc WHO Tedros Adhanom
Ghebreyesus nói rõ “còn quá
sớm” để báo động toàn cầu
về dịch virus Corona. Lý do
theo ông vì số ca nhiễm bên
ngoài TQ không nhiều, chưa
có bằng chứng cho thấy có
việc nhiễm từ người sang
người và bản thân TQ đang
rất nỗ lực dập dịch.
WHO cần thời gian
xác định RO
PHEIC là “một tình huống
bất thường được xác định sẽ
cấu thành một rủi ro y tế công
cộng với các nước khác thông
qua sự lây lan bệnh quy mô
quốc tế và có khả năng cần
phải có sự phối hợp phản ứng
quốc tế”. Với tình hình lây lan
đáng ngại, nhiều chuyên gia
y tế cho rằng WHO nên sớm
tuyên bố PHEIC. Tuy nhiên,
sự kiềm chế của WHO hoàn
toàn có lý do về khoa học.
Để quyết định tuyên bố
PHEIC thì WHO phải trả
lời được liệu sẽ có một đại
dịch nữa trên toàn cầu. Để
trả lời được câu hỏi này thì
phải trả lời được hai câu hỏi
khác: Virus này lan truyền từ
người sang người dễ dàng đến
đâu. Và virus này nguy hiểm
đến mức nào.
l
Mỹ:
Ngày 29-1, Tổng thống Mỹ
Donald Trump chính thức ký kết Hiệp
định thương mại Mỹ-Mexico-Canada
(USMCA), phiên bản mới của Hiệp định
Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), theo
hãng tin
AFP
. Theo ông Trump, việc này
sẽ mở một “tương lai huy hoàng” cho nền
công nghiệp Mỹ. Lâu nay ông Trump luôn
chỉ trích NAFTA khiến người Mỹ thất
nghiệp và đưa việc bãi bỏ NAFTA thành
cam kết tranh cử năm 2016.
l
Anh:
Tại phiên họp toàn thể ở
Brussels (Bỉ) ngày 29-1, Nghị viện châu
Âu chính thức thông qua thỏa thuận
Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu
- EU). Để hoàn tất thủ tục phê chuẩn của
EU, Hội đồng châu Âu sắp tới dự kiến sẽ
phê chuẩn thỏa thuận Brexit. Đây cũng
được xem là thủ tục cuối cùng đánh dấu
lần đầu tiên trong lịch sử EU có một thành
viên rời khỏi khối khi Anh sẽ chính thức
ra đi vào ngày 31-1, đài
BBC
cho hay.
l
Nhật:
Tờ
Japan Times
hôm 29-1 đưa tin
Thái thượng hoàngAkihito đột nhiên bất tỉnh
trong một thời gian ngắn và gục xuống tại
cung điện riêng ở thủ đô Tokyo. Tuy nhiên,
kiểm tra y tế sau đó không phát hiện điều gì
bất thường. Trước đó, vào tháng 7-2019, ông
bị chóng mặt, buồn nôn khi ăn tối và được
chẩn đoán bị thiếu máu não. Hồi năm 2016
khi còn là Nhật hoàng, ôngAkihito từng bày
tỏ lo ngại sức khỏe và tuổi tác không cho
phép ông làm tròn nhiệm vụ.
VĨ CƯỜNG
800
mẫu máy bay không người lái do TQ sản xuất
đã bị Bộ Nội vụ Mỹ ban lệnh cấm hôm 29-1
do các lo ngại về bảo vệ và an ninh, hãng tin
Reuters
cho biết. Dù vậy, cơ quan này cho biết
vẫn sẽ sử dụng các thiết bị trên trong trường
hợp khẩn cấp như thiên tai hoặc các hoạt động
huấn luyện. DJI - hãng sản xuất máy bay hàng
đầu TQ khẳng định Mỹ ban lệnh cấm vì “ý đồ
chính trị”.
VĨ CƯỜNG
Điều trị bệnh nhân nhiễmvirus Corona tại một bệnh viện ở VũHán, tỉnhHồ Bắc (TQ).
Ảnh: GETTY IMAGES
Cần một khoảng
thời gian để xác
định đúng tỉ lệ lây
nhiễm (R0) và bức
tranh rõ ràng tỉ lệ tử
vong (CFR).
170
người chết, 7.801 ca nhiễm,
12.167 ca nghi nhiễm virus
Corona tại TQ, theo số liệu Ủy
banYtếQuốcgianướcnàycông
bố ngày 30-1. Ngoài TQ còn
có 20 nước ở năm châu lục có
virus Corona với tổng cộng111
ca nhiễm, nâng tổng ca nhiễm
toàn cầu lên gần 8.000, bằng
mức ca nhiễm SARS.
Với mỗi dịch bệnh, các nhà
nghiên cứu bệnh dịch đều cố
gắng xác định tốc độ lây của
virus, thể hiện qua con số
mô phỏng cơ bản: RO. Hiểu
đơn giản, RO thể hiện tỉ lệ
một người có virus có thể
lây trung bình cho bao nhiêu
người. Chỉ số RO siêu quan
trọng với y tế công cộng vì
nó báo trước một dịch bệnh
sẽ có quy mô thế nào. Chỉ số
này càng lớn đồng nghĩa sẽ
có nhiều người nhiễm. Theo
ước tính ban đầu của WHO,
mỗi cá nhân nhiễm có thể lây
cho trung bình 1,4-2,5 người
khác. Nếu theo tính toán của
WHO thì virus Corona không
lây lan nhiều bằng virus SARS
(hội chứng hô hấp cấp tính
nặng) vốn có chỉ số RO là 3.
Theo GS Daniel Lucey tại
Trường y ĐH Georgetown
(Mỹ), chuyện xác định chính
xác chỉ số RO ngay những
ngày đầu của dịch là rất khó
nếu khôngmuốn nói là không
thể. Những ngày đầu, các nhà
khoa học chưa thể nắm dịch
xảy ra chính xác lúc nào, xảy
ra thế nào, lan đi đâu hay bao
nhiêu người nhiễm. Phải chờ
tới vài tuần thu thập thêm dữ
liệu về hoạt động của virus
thì mới có thể xác định được
chỉ số RO.
Tỉ lệ tử vong (CFR)
Bên cạnh chỉ số RO, một
căn cứ quan trọng nữa để
đánh giá tình trạng dịch là
dựa vào tỉ lệ tử vong trên số
ca nhiễm (CFR). Để xác định
được CFR cần phải biết có
bao nhiêu người trong cộng
đồng bị nhiễm và trong số
người nhiễm có bao nhiêu
người chết. Và điều này
thường không thể biết được
vào giai đoạn đầu của dịch.
Lý do thường những người
bệnh trở nặngmới tìmtới bệnh
viện, còn hàng trăm thậm chí
hàng ngàn người mang virus
trong người nhưng không phát
triệu chứng.
VớitrườnghợpvirusCorona,
muốn biết được chính xác tỉ
lệ tử vong thì phải nắm được
mẫu số chung bao nhiêu người
nhiễm ở TQ, theo nhà nghiên
cứu Maia Majumder tại ĐH
Harvard (Mỹ).
Vì thế, dù có vội làm rõ
quy mô dịch đến đâu thì cũng
phải cần thời gian để củng cố
dữ liệu và xác định. Nói cách
khác, sẽ phải cần một khoảng
thời gian để xác định đúng tỉ lệ
lây nhiễm (RO) và bức tranh
rõ ràng tỉ lệ tử vong (CFR).
Với những gì xảy ra những
ngày đầu dịch, các nhà khoa
học chỉ mới đoán định phần
nào chứ chưa thế củng cố
đánh giá. Và đó là lý do tại
saoWHO trì hoãn việc tuyên
bố PHEIC. Đó cũng là lý do
WHOđầu tuần này đưa nhóm
chuyên gia sang TQ tìm hiểu
thêm tình hình dịch bệnh để
có đánh giá chính xác hơn.
Áp lực chính trị
Còn một yếu tố nữa khiến
WHOphải cânnhắckỹchuyện
tuyên bố PHEIC, mà theo
nhiều nhà quan sát đó là áp
lực chính trị. Một khi WHO
ra tuyên bố PHEIC, các nước
sẽ chính thức có các biện pháp
chẳng những hạn chế đi lại
như hiện nay mà hạn chế cả
thươngmại. Tuyên bố PHEIC
có thể sẽ tác động mạnh đến
kinh tế TQ, không những thế
kinh tế toàn cầu cũng sẽ không
tránh khỏi bị tổn thất. Theo
Reuters
, tổn thất kinh tế toàn
cầu từ dịch SARS năm 2003
lên tới 40 tỉ USD, GDP toàn
cầu giảm 0,1%.
Từ sau khi ban hành Các
quy định y tế quốc tế năm
2007, WHO chỉ mới năm lần
tuyên bố PHEIC. Lần đầu vào
năm 2009 với đại dịch cúm
heo H1N1. Lần thứ hai vào
tháng 5-2014 với sự bùng
phát của virus bại liệt. Lần
thứ ba vào tháng 8-2014 với
dịch Ebola. Lần thứ tư vào
các năm 2015-2016 với dịch
Zika. Và lần thứ năm vào các
năm 2018-2019 với sự bùng
phát trở lại của dịch Ebola ở
Cộng hòa Dân chủ Congo.
Có thể thấy các tuyên bố
PHEIC trước đây áp dụng với
các nước thu nhập vừa đến
thấp. WHO chưa có hướng
dẫn nào đối phó với việc
tuyên bố PHEIC ở nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới. Một
khi WHO tuyên bố PHEIC,
nước có dịch sẽ được hỗ trợ
tài chính chống dịch. Với TQ,
khoản tiền này có thể không
bù nổi tổn thất về kinh tế và
uy tín mình phải chịu khi bị
WHO tuyên bố tình trạng
PHEIC.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook