018-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
thông
Trước đó, trong những ngày
giáp tết Canh Tý 2020, công
trườngdựánmetrosố1cóhàng
ngàn công nhân vẫn miệt mài,
tất bật làm việc.
Mặc dù tiếngmáymóc ồn ào,
không thể giao tiếp b ng ngôn
ngữ thì các công nhân vẫn làm
việc vô cùng ăn ý b ng cách ra
tín hiệu b ng tay.
Cáccôngnhântạicôngtrường
metrochobiết sẽnỗ lực làmviệc
hết sứcmình bởi chẳng bao lâu
nữaTP sẽ có tuyếnđường sắt đô
thị hiện đại bậc nhất, góp phần
làmchodiệnmạogiao thôngTP
thêm tươi mới.
đề án để báo cáo Chính phủ,
các bộ, ngành để làm sao tăng
tỉ lệ điều tiết, tính toán tăng
nguồn vốn giúp các công trình
giao thông sớm hoàn thành và
mang lại hiệu quả cao.
Chuyên gia góp ý
Ông Vũ Anh Tuấn, Giám
đốc nghiên cứu giao thông
vận tải Việt Nam (Trường ĐH
Việt Đức), cho rằng giao thông
TP.HCMngày càng gia tăng do
lượng phương tiện ngày càng
nhiều. Đặc biệt, trục đường
Nguyễn Văn Linh - Nguyễn
Hữu Thọ đóng vai trò là vành
đai 3 nên lượng xe qua khu
vực này rất nhiều, gây kẹt xe
liên miên.
Tượng tự, khu vực Mỹ
Thủy cũng có lượng xe tải,
xe container di chuyển từ
phía đông tới tây nam nên
giao thông thường xuyên bị
ách tắc.
Vì vậy, hai công trìnhnút giao
Nguyễn Văn Linh - Nguyễn
Hữu Thọ và cầu Mỹ Thủy 3
sau khi hoàn thành sẽ góp
phần giải quyết tình trạng
ùn tắc và tai nạn giao thông.
Song ngành giao thông TP
cần đưa ra nhiều dự án lớn,
mang tính chất lâu dài do lưu
lượng giao thông tăng đều
qua các năm.
Đồng thời, để giải quyết
cục bộ thì TP cần có nhiều
tuyến đường trên cao, cần
có một mạng lưới giao thông
kết nối, những tuyến đường
xuyên tâm và vành đai được
hoàn thành thì mới giải quyết
được tình trạng kẹt xe.
Đồng quan điểm, TS Võ
KimCương, nguyên Phó Kiến
trúc sư trưởng TP.HCM, cho
hay hiện nay ô tô cá nhân phát
triển mạnh, giao thông công
cộng chậm phát triển, không
theo kịp…
Vì vậy để giải quyết ùn tắc,
trước mắt thì TP cần sớm khởi
công nhiều dự án có quy mô
như hầm chui Nguyễn Văn
Linh - Nguyễn Hữu Thọ, cầu
Mỹ Thủy 3 và cầu vượt Bến
xe Miền Đông mới.
Theo ông Cương, nhiều
năm nay từ trung tâm xuống
Nam TP đã xảy ra ùn tắc bởi
khu vực này quá ít cầu. Do
đó cần phải làm thêm nhiều
cây cầu vượt sông để kết nối
vào trung tâm. Song song
cần giải quyết các nút thắt
về giao thông điển hình như
đường Nguyễn Văn Linh thì
giao thông khu Nam TP mới
thông suốt.
Đánh giá về metro số 1, kiến
trúc sư NgôViết NamSơn cho
rằng thời gian qua metro số 1
có hơi chậm tiến độ, song đó
cũng là điều cần thiết để TP
kịp chuẩn bị những kế hoạch
khai thác cho tuyến này.
“TP cần ưu tiên đầu tư để
tuyến metro số 1 hoàn thành
càng sớmcàng tốt. Đây là tuyến
đường sắt đô thị đầu tiên và
cũng là tuyến nhận được kỳ
vọng của người dân nhất. Vì
vậy, năm 2020 là năm dồn lực
để đưa dự án hoàn thành đúng
với kế hoạch” - ông Sơn nói.
Tuy nhiên, theo ông Sơn,
bên cạnh việc hoàn thành dự
án đúng tiến độ thì TP cũng
cần có tuyến xe buýt song
hành đi ngang với trạmmetro
để tiến hành gom khách cho
metro. Tại các trạm nhà ga
metro cần có bãi giữ xe để
người dân gửi xe và sử dụng
phương tiện công cộng.
Ông Sơn đánh giá tiềmnăng
của metro rất lớn song cũng
thử thách rất nhiều, nếu TP
xây dựng các phương án kết
nối với metro thì TP sẽ thoát
khỏi tình trạng kẹt xe như
hiện nay. Người dân cũng sẽ
ưu tiên sử dụng giao thông
công cộng thay vì phương
tiện cá nhân.•
Hàng chục ngànngười trở lại TP.HCM
Đây cũng là ngày lượng khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân SơnNhất lập kỷ lục sau tết
với 954 chuyến bay cất hạ cánh/ngày.
Đà Nẵng tăng cường hơn 400 xe phục vụ khách dịp tết
Cục Hàng không tiếp tục ra chỉ thị
ứng phó virus Corona
Trước diễn biến phức tạp của chủngmới virus Corona, Cục
Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không chủ
động điều chỉnh kế hoạch bay, tạmngừng tất cả chuyến bay
từ vùng có dịch đếnViệt Nam. Đồng thời không thực hiện các
chuyến bay thường lệ và không cấp phép bổ sung cho các
chuyến bay từ Việt Nam đến vùng có dịch của Trung Quốc.
Ngoài ra hạn chế các chuyến bay đi/đến các khu vực đang
có dịch tại Trung Quốc.
Cục Hàng không cũng yêu cầu các cảng hàng không, sân
bay có tráchnhiệmchủ trì, phối hợp với các hãnghàng không,
đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt
đất, đơn vị liên quan tiến hành rà soát quy trình ứng phó tình
huống khẩn nguy y tế. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về nguồn
lực cho các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, khuyến cáo
hành khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
khi tham gia giao thông.
Cảng vụ hàng không tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện
phươngánphòng, chốngvàđối phó với tìnhhuốngdịchbệnh
có thể xảy ra tại các cảng hàng không, sân bay.
Sân bay Tân Sơn Nhất tiếp nhận các
chuyến bay hạ cánh từ điểm xuất phát của
21 sân bay cả nước đổ về nên có tình trạng
nhiều chuyến bay bị chậm so với hành
trình dự kiến.
Ngày 30-1 (mùng 6 tết), hàng chục ngàn người đã quay
lại TP.HCM bằng đường hàng không sau thời gian nghỉ tết
từ ngày 23 đến 29-1.
130.000 khách thông qua cảng Tân Sơn Nhất
Theo một đại diện Cảng hàng không quốc tế (HKQT)
Tân Sơn Nhất, lượng khách quay lại TP.HCM sau thời gian
nghỉ tết sẽ tiếp tục tăng cao kéo dài đến ngày 9-2, trung
bình mỗi ngày sân bay tiếp nhận trên 800 chuyến bay.
Từ sáng mùng 6 tết, sân bay Tân Sơn Nhất cấp tập tiếp
nhận các chuyến bay hạ cánh từ điểm xuất phát của 21 sân
bay cả nước đổ về nên có tình trạng nhiều chuyến bay bị
chậm so với hành trình dự kiến. Ước tính trong ngày 30-1,
lượng khách thông qua Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đạt hơn
130.000 người.
Do tần suất các chuyến bay hạ cánh liên tiếp nên lượng
khách từ sân bay đổ ra ga đến qua hai cửa thoát ra ngoài
sảnh khá lớn. Do vậy, nhân viên an ninh phải liên tục
hướng dẫn khách tỏa ra các cánh gà để ra bãi giữ xe hoặc
đón xe về nhà thuận tiện. Tuy nhiên, do cùng lúc có nhiều
chuyến bay hạ cánh nên hành khách phải chen chúc ở khu
vực sảnh và hành lang để đón xe rời sân bay. Hành khách
mất khá nhiều thời gian để chờ xe từ bên ngoài vào đón.
Thậm chí nhiều hành khách phải chờ hơn 30 phút mới có
xe. Tại khu vực sảnh ga quốc nội và điểm đón taxi, Grab,
khách xếp hàng dài.
Theo ghi nhận của PV, nhiều chuyến bay của các hãng
hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất chậm hơn so với dự kiến
từ 30 phút đến 1 giờ 30 phút. Trong đó, chủ yếu là các
chuyến bay từ Đà Nẵng, Hà Nội, Cam Ranh, Huế, Đà Lạt.
Mặc dù lượng khách đổ về khá đông vào buổi chiều và
lượng xe di chuyển trên tuyến đường Trường Sơn có tăng
lên nhưng không có tình trạng ùn tắc giao thông khu vực
sân bay.
Bến xe Miền Đông thưa vắng
Vào lúc 16 giờ 30, tại khu vực Bến xe Miền Đông không
có hiện tượng quá tải trong bến xe, thậm chí các tuyến
đường lân cận giao thông thông thoáng hơn ngày thường.
Cụ thể, khu vực trả khách của Bến xe Miền Đông mỗi lượt
xe chỉ tầm 3-4 chiếc xe khách ngừng lại trả khách, việc trả
khách diễn ra nhanh chóng.
Tại Bến xe Miền Đông, mạng lưới xe buýt tăng cường
đã được chuẩn bị đầy đủ. Sau 30 phút quan sát, hệ thống
xe buýt tuyến ngắn, tuyến dài ra vào liên tục như tuyến số
14, 24, 604, 04… dưới sự điều tiết của lực lượng bảo vệ
nên việc giải tỏa hành khách trong bến xe hầu như không
gặp khó khăn.
Ngày 30-1, người dân Đà Nẵng
đổ về ga đường sắt, bến xe để di
chuyển sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán
2020.
Ghi nhận của PV tại ga đường sắt
Đà Nẵng, hành khách xếp hàng ngay
ngắn chờ đến lượt lên tàu. Từ phòng
vé đến các lối dẫn ra tàu không xảy
ra cảnh chen lấn, xô đẩy.
Theo bà Lê Thị Tuyến, Đội trưởng
Đội khách vận (Chi nhánh Vận tải
đường sắt Đà Nẵng), lượng khách
năm nay không thay đổi nhiều so
với dịp tết các năm trước. Ngành
đường sắt cũng đã nỗ lực để hạn
chế đến mức thấp nhất tình trạng
chậm tàu. Thống kê từ ga Đà Nẵng
cho hay từ ngày 25-1 (mùng 1 tết)
đến hết ngày 29-1 (mùng 5 tết), ga
Đà Nẵng đón trung bình 2.000 lượt
khách lên tàu mỗi ngày. Riêng ngày
28-1 (mùng 4 tết), lượng khách lên
tàu đạt 2.200 lượt.
Tại Bến xe trung tâm Đà Nẵng, bà
Phan Thị Ngọc Lan, Giám đốc Xí
nghiệp bến xe, cho hay tết năm nay
không xảy ra tình trạng “cháy” vé
như các năm trước. Lượng xe tăng
cường của bến xe đủ phục vụ nhu
cầu của người dân, không phải dùng
đến xe ghế ngồi như mọi năm.
Báo cáo của Sở GTVT Đà Nẵng
ngày 30-1 cho hay từ ngày 14 đến
29-1, các đơn vị đã huy động tối đa
phương tiện, kể cả phương tiện dự
phòng là xe hợp đồng hoặc những
xe chạy trái tuyến không khách để
giải tỏa khách.
Còn theo Sở GTVT Đà Nẵng, nhu
cầu đi lại của người dân không có
biến động nhiều so với năm trước.
Số ít tuyến có lượng khách tăng so
với cùng kỳ là Đà Nẵng - Quảng Trị,
Đà Nẵng - Nghệ An. Sở GTVT cũng
cho hay dịp tết này có hơn 11.000
lượt xe xuất bến, vận chuyển hơn
157.000 hành khách, đạt 81,73% so
với cùng kỳ. Trước tết, Bến xe trung
tâm Đà Nẵng tăng cường 369 xe đi
phía bắc và phía nam, Tây Nguyên,
vận chuyển hơn 16.000 hành khách.
Sau tết, bến xe tăng cường 43 xe,
vận chuyển gần 2.000 hành khách.
TẤN VIỆT
Hàng chục ngàn lượt khách quay lại TP.HCMbằng
đường hàng không sau thời gian nghỉ tết. Ảnh: P.ĐIỀN
Tại tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng không xảy
ra tình trạng kẹt xe, xe lưu thông thuận tiện. Riêng tuyến
đường Đinh Bộ Lĩnh, một số xe khách lưu thông qua đây
để trả khách nên đông xe hơn, di chuyển chậm.
Tuy nhiên, trái ngược với hình ảnh thoáng đãng trong
bến xe là tình trạng lộn xộn trả khách tại cây xăng, ùn ứ
giao thông tại các khu vực bên ngoài cổng số 1. Nhiều xe
khách nhân tiện đổ xăng đã trả khách tại cây xăng cạnh
bến xe (đường Đinh Bộ Lĩnh) gây ùn tắc nhẹ tại khu vực
này. Tuy nhiên, ngay khi đó lực lượng CSGT đã có mặt để
điều tiết giao thông nên không xảy ra tình trạng kẹt xe.
Còn tại các cửa ngõ khu Đông TP.HCM như xa lộ Hà
Nội, Mai Chí Thọ, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây lượng xe cũng giảm đáng kể so với ngày thường.
Riêng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hướng
từ Dầu Giây - vòng xoay An Phú đông xe do một số hành
khách chọn cách xuống sớm để tránh kẹt xe, tuy nhiên
không xảy ra ùn tắc giao thông.
PHONG ĐIỀN - THU TRINH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook