223-2020 - page 13

13
Hơn bốn tháng nay, cứ tầm 7 giờ sáng, những người
bán vé số, chạy xe ôm, bán hàng rong... lại tới một tiệm
trà sữa trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh,
TP.HCM) để lấy những ổ bánh mì miễn phí. 
Bánh mì để trong sọt, có nắp đậy để bánh nóng hổi.
Nhưng bỗng một ngày sọt bánh mì biến mất...
Ông Tư chạy xe ôm thường ở đây đón khách. Ông kể
chuyện sọt bánh mì đó có từ hồi đợt dịch COVID-19 bùng
lại. Những ổ bánh mì vàng ươm, giòn tan, nóng hổi là bữa
sáng quen thuộc của ông và hàng trăm người khác.
“Sọt bánh đó của ông chủ trà sữa kìa. Trước ở đó còn
tặng khẩu trang miễn phí nữa. Bánh để đó, ai cần cứ đến
lấy rồi đi, tui cũng ăn ở đó hoài, hôm có thêm sữa, hôm
thêm chuối… Nhưng hồi bữa không thấy sọt bánh mì nữa,
mấy người bán hàng rong đi qua tính lấy bánh mì ăn sáng
mà không thấy bánh đâu lại đi về” - ông Tư kể.
Bà Bé bán vé số tặc lưỡi có bánh mì bà đỡ được bữa ăn
sáng, có thêm tiền nuôi đứa cháu ngoại ở nhà. Bà bảo thi
thoảng bà cũng xin hai ổ để đói ăn thêm nhưng thi thoảng
mới vậy thôi chớ “Ai cũng lấy hai ổ vậy
rồi người sau tới không còn, tội lắm”.
Nhưng thực tế, không phải ai cũng ý
thức như bà Bé, ông Tư. Có những người
gần như ngày nào cũng tới lấy bánh mì,
không chỉ lấy một, hai ổ mà lấy mười mấy
ổ mang về. Nhân viên quán cất túi nylon
đi thì họ mang túi từ nhà tới, nhét bánh mì
đầy túi rồi lỉnh kỉnh đi về.
“Họ còn quay lại chửi tôi và nhân viên
quán. Những người khó khăn cực kỳ có
ý thức, họ chỉ lấy một, hai ổ. Trong khi
những người trông rất khá giả, có người tôi
biết rõ nhà ở đâu, gia đình khá như thế nào
vẫn xách cả bao to tới lấy bánh mang về.
Bánh không đến được đúng người, tôi thấy
ấm ức nên quyết định dừng lại…” - anh Bình Nguyên, chủ
tiệm trà sữa, người khởi xướng bánh mì miễn phí, kể lại.
Nói là vậy nhưng chỉ một tuần sau, sọt bánh mì lại xuất
hiện trên hè phố trước tiệm trà sữa. Anh
Nguyên bảo một tuần đó, cứ mỗi sáng
thấy những cô chú bán vé số, chạy xe
ôm, bán hàng rong… đi ngang ngó vào
vị trí để sọt bánh mì rồi lại lặng lẽ đi tiếp
khiến anh không nỡ.
“Thôi, làm được đến đâu cứ làm.
Những người tham lam kệ họ. Ngày
trước, tôi chuẩn bị 100 ổ với hôm sữa,
hôm chuối cho các cô bác ăn đỡ ngán.
Ông chủ tiệm bánh mì biết việc tôi làm
nên chỉ lấy giá gốc, không lấy lãi, sau
còn tặng thêm 50 ổ, một mạnh thường
quân giúp tôi 50 ổ nữa. Vậy là mỗi ngày
sọt bánh có 200 cái. Có hôm sữa hết, tôi
chưa kịp chuẩn bị thì anh chị văn phòng
làm gần đây mua sữa mang qua để đó giùm. Tôi mong sẽ
có bánh mì thịt chả thay đổi cho các cô chú…” - anh Bình
Nguyên cười.
NGUYỄN TRÀ
Đời sống xã hội -
ThứBa29-9-2020
Vì sao sọt bánhmì “mỗi người 1 ổ” ởBìnhThạnhbiếnmất?
NGUYỄNQUYÊN
B
ộGD&ĐTvừa banhành
Thông tư 26 sửa đổi, bổ
sung một số điều của
Quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh (HS) THCS và HS
THPT ban hành kèm theo
Thông tư 58 của bộ trưởng
Bộ GD&ĐT.
Theo đó, việc kiểm tra, đánh
giá thường xuyên được thực
hiện theo hình thức trực tiếp
hoặc trực tuyến thông qua hỏi
đáp, thuyết trình, thực hành,
thí nghiệm, sản phẩmhọc tập.
Kiểm tra, đánh giá định
kỳ, gồm kiểm tra giữa kỳ và
kiểm tra, đánh giá cuối kỳ,
được thực hiện thông qua bài
kiểm tra (trên giấy hoặc trên
máy tính), bài thực hành, dự
án học tập.
Đánh giá qua thuyết
trình, làm dự án
“Việcđadạnghìnhthứcđánh
giá phù hợp với tình hình giáo
dục hiện nay. Phương pháp đổi
mới giáo dục là đánh giá về
năng lực của HS. Do đó, nếu
chỉ kiểm tra đơn thuần theo
phương pháp truyền thống
trên giấy thì không thể hiện
đầy đủ trình độ của các em”
- thầy Phan Thành Vinh, giáo
viên (GV)TrườngTHCSPhan
Tây Hồ, quận Gò Vấp, nói.
Đối với môn tiếng Anh,
ngoài việc kiểm tra bằng giấy,
trên lớp thầy cũng thường
phân công cho HS thuyết
trình về các chủ đề liên quan
đến bài học trong sách. Việc
kiểm tra trên giấy chỉ kiểm
tra được từ vựng, kỹ năng
viết của các em. Thế nhưng
qua thuyết trình, GV sẽ biết
được kỹ năng nghe, nói của
từng em. Tất cả hoạt động
này đều được lấy điểm.
Cùngquanđiểm, côNguyễn
Thị Liên Châu, GV Trường
THCS Tùng Thiện Vương,
quận 8, cho rằng đối với môn
hóa, ngoài việc kiểm tra giấy
cô cũng thường cho HS thực
hành theo nhóm để lấy điểm.
Việc làm này sẽ khiến các em
nhớ bài rất lâu và rèn luyện
được ý thức làm việc tập thể.
“Điều này sẽ giảm được
việc GV phải chấm bài giấy
do số lượng bài kiểm tra giảm.
Hơn nữa, HS được đánh giá
bằng nhiều cách, có cơ hội lấy
điểm tốt hơn và thể hiện được
năng lực của bản thân” - cô
Liên Châu bày tỏ.
Cô Võ Thị Kim Hiệp, GV
Trường THPT chuyên Trần
Đại Nghĩa, quận 1, khẳng
định: “Thông tư 26 đã “cởi
trói” cho HS và GV. Nó cho
thấy sự đồng bộ giữa việc đổi
mới phương pháp dạy học với
kiểm tra, đánh giá. Tùy theo
khối lớp, GV sẽ có cách đánh
giá phù hợp tùy theo môn
học như thuyết trình, làm dự
án, sản phẩm. Điều này sẽ
giúp HS có nhiều cơ hội trải
nghiệmvà sáng tạo, đồng thời
GV cũng năng động, cũng có
góc nhìn và cách đánh giá đa
chiều về HS hơn.
Giáo viên, học sinh
phải đổi mới
Muốn đa dạng hóa hình
thức đánh giá, theo thầy
Vinh, trước hết GV cần phải
đổi mới phương pháp dạy và
hình thức tổ chức lớp học. Từ
đó, GV mới có thể suy nghĩ
nhiều hình thức khác nhau
để đánh giá HS. Ví dụ như
thay vì kiểm tra giấy, GV có
thể tổ chức các trò chơi liên
quan đến bài học, từ đó đánh
giá năng lực của mỗi em. HS
cần phải chủ động nhiều hơn
trong học tập. Chỉ có như vậy
các em mới có thể bắt nhịp
với các hình thức kiểm tra
mới từ GV.
Trong khi đó, cô KimHiệp
cho rằngmuốn thực hiện được
điều này cần có một lộ trình.
Nếu GV muốn đánh giá HS
thông qua những hình thức
mới thay cho bài kiểm tra
giấy như tìm tài liệu bổ trợ,
bài tính tích hợp thì trong quá
trình dạy GV cần phải cho
các em làm quen để có sự trải
nghiệmvà thích nghi. NếuHS
thích ứng với phương pháp
học tập nào thì GV đánh giá
theo phương pháp đó.
Học sinh Trường THPT chuyên TrầnĐại Nghĩa trongmột tiết họcmôn địa lý. Ảnh: KIMHIỆP
Học sinh giỏi chỉ cần một trong
ba môn 8 điểm
Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8 điểm trở lên, trong
đó điểm trung bình của một trong ba môn toán, ngữ văn,
ngoại ngữ từ 8 trở lên; riêng đối với HS lớp chuyên của
trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình
môn chuyên từ 8 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Tương tự, việc xếp loại khá, trung bình, điểm trung bình
vẫn theo thông tư cũ nhưng Thông tư 26 đã nới rộng hơn
khi đưa thêmmôn ngoại ngữ và chỉ cần một trong ba môn
đạt chuẩn là đạt.
Thông tư 26 “cởi trói” cho
học sinh và giáo viên
Những quy định từThông tư 26 sẽ thay đổi phương pháp, cách học củahọc sinh, từ đó giúp các em
phát triển năng lực, phẩmchất qua các hoạt động trải nghiệm, dự án, làmviệc nhóm.
Ông Nguyễn Xuân Đắc,
Hiệu trưởng Trường THCS
Nguyễn Gia Thiều, quận
Tân Bình, cho hay hiện nhà
trường đã thông báo cho
HS và phụ huynh nắm rõ sự
thay đổi trong cách kiểm tra,
đánh giá.
“Thực tế, trướckhi cóThông
tư 26, TP.HCM đã đổi mới
kiểm tra, đánh giá theo từng
bộ môn, linh động giao cho
GV xây dựng chương trình
dạy học theo chủ đề, dự án.
Từ đó sẽ đánh giá HS qua dự
án hoặc thuyết trình tùy theo
nội dung.
VớiThông tư26đã quyđịnh
cụ thể hơn, có cơ sở chính xác
cũng như hành lang pháp lý
để thực hiện. Việc đa dạng
trong hình thức đánh giá đòi
hỏi GV, HS và ban giám hiệu
nhà trường phải thay đổi. Khi
thay đổi cách kiểm tra, đánh
giá, HS sẽ không còn phải
học theo kiểu nhồi nhét, học
thuộc lòng. Nhưng bù lại, cha
mẹ và HS phải thay đổi cách
học để có thể bắt kịp và thích
nghi với hình thứcmới” - hiệu
trưởngTrườngTHCSNguyễn
Gia Thiều khẳng định.
Tuy nhiên, thầy Đỗ Duy
Nam, GVđịa lýTrườngTHCS
Phú Thọ, quận 11, cho hay
việc đánh giá HS qua hoạt
động tập thể cũng gặp khó vì
trình độ HS và mức độ chăm
chỉ của từng HS khác nhau.
“Tôi đang hướng dẫn HS
thực hiện dự án tìm hiểu di
sản Việt Nam, thế nhưng có
nhómđã bắt đầu thực hiện, có
nhóm vẫn chưa. Trong nhóm
thực hiện, có em tham gia, có
em không làm gì. Vì thế, GV
phải theo sát mới có thể đánh
giá được một cách công bằng
và khách quan nhất” - thầy
Nam chia sẻ thêm.•
Thông tư 26 đã “cởi
trói” cho HS và GV.
Nó cho thấy sự đồng
bộ giữa việc đổi mới
phương pháp dạy
học với kiểm tra,
đánh giá.
Anh BìnhNguyên, người khởi
xướng bánhmì miễn phí tại 38 Xô
Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh
(TP.HCM). Ảnh: NGUYỄNTRÀ
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook