223-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa29-9-2020
Đề xuất mở mới 5 tuyến xe buýt điện
ở TP.HCM
Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo về đề xuất mở mới
năm tuyến xe buýt sử dụng năng lượng sạch (xe buýt điện)
trên địa bàn TP theo đề xuất của Tập đoàn Vingroup - Công
ty CP.
Cụ thể, tuyến 1 là Vinhomes Grand Park (khu đô
thị ở quận 9) - Trung tâm thương mại Emart, quận Gò
Vấp (bình quân 27 km); tuyến 2 là Vinhomes Grand
Park - sân bay Tân Sơn Nhất (30 km); tuyến 3 là
Vinhomes Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn (29 km);
tuyến 4 là Vinhomes Grand Park - Bến xe Miền Đông
mới (8,5 km); tuyến 5 là Bến xe Miền Đông mới - khu đô
thị ĐH Quốc gia (10 km).
Đối với điểm đầu, cuối các tuyến trong khu dân cư
Vinhomes Grand Park, Tập đoàn Vingroup sẽ xây dựng bến
bãi với diện tích 2.400 m
2
.
Ngoài ra, tập đoàn này cũng xây dựng một depot với
diện tích 9.800 m
2
 trong khuôn viên Vinhomes Grand
Park để phục vụ công tác lưu đậu xe qua đêm, nạp điện,
bảo dưỡng, sửa chữa xe.
Các xe buýt thuộc năm tuyến nêu trên đều là phương
tiện sử dụng năng lượng sạch (điện năng), không phát
khí thải ra môi trường và hạn chế được tiếng ồn của
động cơ.
Theo Sở GTVT, tại Nghị định 32/2019 quy định về
việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ
nguồn kinh phí chi thường xuyên thì các sản phẩm dịch
vụ vận tải công cộng tại đô thị (sản phẩm, dịch vụ công
ích) phải thực hiện theo hình thức đấu thầu.
“Tuy nhiên, loại hình xe buýt điện chưa có định
mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá được cấp có thẩm
quyền phê duyệt nên chưa có cơ sở để xây dựng và tổ
chức đấu thầu theo đúng quy định” - văn bản của Sở
GTVT nêu.
Vì vậy, Sở GTVT kiến nghị UBND TP xem xét, chấp
thuận chủ trương cho phép Tập đoàn Vingroup thí điểm
thực hiện theo phương thức đặt hàng cung ứng dịch vụ công
ích đối với năm tuyến xe buýt điện nêu trên.
PHAN CƯỜNG
Đồng Nai triển khai dự án chống ngập
cho TP Biên Hòa
UBND tỉnh Đồng Nai vừa giao UBND TP Biên Hòa phối
hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực
hiện một số dự án chống ngập trên địa bàn TP Biên Hòa.
Cụ thể, UBND TP Biên Hòa phối hợp triển khai nhanh
các dự án chống ngập nước tại ba điểm ngập thường xuyên
khi có mưa lớn gồm: khu vực cầu Đồng Khởi (đoạn từ cầu
Đồng Khởi đến đường tỉnh 768 thuộc dự án BOT đường
tỉnh 768), khu vực Cổng 11 và khu vực cầu Đen trên quốc
lộ 51 (đoạn qua phường Long Bình Tân).
Được biết, thời gian gần đây TP Biên Hòa đã triển khai
các dự án mở rộng cống thoát nước, triển khai các biện
pháp chống ngập ở nhiều điểm như khu vực đường Đồng
Khởi (đoạn qua phường Tân Hiệp), khu vực gần cầu Suối
Máu (đường Nguyễn Ái Quốc) nên tình trạng ngập sâu đã
được khắc phục.
Tuy nhiên, tại một số khu vực chưa được triển khai dự án
chống ngập, tình trạng ngập úng khi trời mưa vẫn thường
xuyên xảy ra.
VŨ HỘI
THYNHUNG
T
heo quy định hiện nay, một xe
kinh doanh vận tải (KDVT) phải
gắn đủ bộ ba gồm: Biển số màu
vàng do Bộ Công an cấp, tem kiểm
định màu xanh do Cục Đăng kiểm
(thuộc Bộ GTVT) cấp và phù hiệu
do Bộ GTVT cấp.
Quy định chồng quy định
Cụ thể, xe KDVT phải gắn phù
hiệu như xe hợp đồng, xe taxi hay
xe cố định theo quy định tại Nghị
định 10/2020. Đồng thời, xe KDVT
cũng phải mang biển số màu vàng
được quy định tại Thông tư 58/2020
do Bộ Công an quản lý. Song song
đó, các xe này cũng phải dán tem
đăng kiểm được quy định tại Thông
tư 70/2015 của Bộ GTVT do Cục
Đăng kiểm quản lý.
Như vậy, một chiếc xe KDVT phải
chịu đến ba tầng quản lý từ các bộ,
ngành khác nhau.
Anh Phạm Xuân Thủy (một tài xế
ô tô công nghệ) chia sẻ: Khi hoạt
động loại hình này, tài xế phải thông
qua một hợp tác xã và trở thành xã
viên để được cấp phù hiệu và đổi
biển số màu vàng. Khi đăng kiểm
cũng phải xuất trình giấy tờ là xe
KDVT để được đăng kiểm theo
đúng quy định.
“Nhiều thủ tục như vậy nên
chúng tôi cảm thấy khá phiền phức.
Trong khi tôi chỉ dùng xe gia đình
để kiếm thêm thu nhập vào cuối
tuần” - anh Thủy nói.
Đa phần khi được hỏi, các tài xế xe
công nghệ đều cho rằng chỉ cần biển
số xe màu vàng là có thể nhận biết
được đó là xe KDVT. Một xe kinh
doanh mà phải gắn nhiều đặc điểm
nhận biết như vậy là không cần thiết.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Trang
(quản lý Hợp tác xã Sen Việt) cũng
cho hay: Khi mới đưa ra quy định
Kinh doanh vận tải:
1 xe chịu 3 tầng
quản lý
Chuyên gia cho rằng các bộ, ngành nên bàn bạc để thống nhất đưa
về một đầumối quản lý xe kinh doanh vận tải nhằmgiảmbớt thủ
tục cho người dân.
về đăng kiểm thì tài xế cho rằng
phù hợp vì sự an toàn nói chung.
Tuy nhiên, các quy định như dán
phù hiệu, dán tem hợp đồng khiến
các tài xế phải mất thời gian làm
thêm thủ tục, chưa kể đến quy
định đánh dấu số ghế, lắp giám
sát hành trình...
“Khi quy định về biển số vàng
ra đời thì các tài xế lại phải đi đổi
biển số. Một chiếc xe kinh doanh
mà giống như một xe quảng cáo
vậy” - bà Trang nhấn mạnh.
Cần gom về một mối
ThS Lê Trung Tính, Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải hành khách liên
tỉnh và du lịch TP.HCM, cho biết:
Hiện nay bất cập ở chỗ cùng quản
lý một chiếc xe KDVT nhưng mỗi
công tác lại giao cho một bộ, ngành
khác nhau.
“Nên thống nhất lại thành một
quy định, chẳng hạn một màu sắc
biển số vàng là được, còn các quy
định khác không cần thiết. Theo đó,
các bộ, ngành nên ngồi lại để thống
nhất và gom về một đầu mối quản
lý nhằm giảm bớt thủ tục cho người
dân” - ông Tính góp ý.
Ông Tính cho rằng khi Quốc hội
đang lấy ý kiến về việc tách đôi
Luật Giao thông đường bộ sửa đổi
và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao
thông đường bộ, khi đó sẽ cần phân
định bộ nào quản lý và đưa thêm
vào luật luôn.
Cùng quan điểm, ông NguyễnVăn
Chủ, Giám đốc Chi nhánh thuộc
Trung tâm Đăng kiểm 5003V-TP.
HCM, cũng cho rằng cần có sự thống
nhất đưa về một mối.
“Trước đó, quy định về phù hiệu và
đăng kiểm là do Bộ GTVT cấp cho
các xe KDVT, sau đó Bộ Công an lại
quy định thêm về biển số màu vàng.
Các bộ không liên thông với nhau
nên dẫn đến sự chưa đồng nhất. Chỉ
cần một ký hiệu thống nhất thì sẽ dễ
dàng hơn cho người dân. Nhiều ký
hiệu quá lại trở thành dư thừa” - ông
Chủ phân tích.
Ông Chủ cho hay hiện tại Bộ
GTVT vẫn đang quy định một loại
tem. Tuy nhiên, theo dự thảo sửa đổi,
bổ sung Thông tư 70/2015 thì tem
đăng kiểm quy định thành hai loại:
Tem màu xanh dành cho xe KDVT
và tem vàng cho các loại xe bình
thường khác.
“Đặc biệt trong thời đại 4.0, truy
cập dữ liệu hoặc quét mã vạch là
có thể kiểm tra được hết các thông
tin thay vì quy định quan sát bằng
mắt thường như vậy” - ông Chủ
nhận định. •
Hiện nay xe kinh doanh vận tải phải gắn biển sốmàu vàng, gắn phù hiệu và dán temkiểmđịnh. Ảnh: HOÀNGGIANG
“Nên thống nhất lại
thành một quy định,
chẳng hạn một màu sắc
biển số vàng là được, còn
các quy định khác không
cần thiết.”
ThS
Lê Trung Tính
Nên có cuộc khảo sát khoa học
Một chuyên gia giao thông (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho
rằng: Cần có một cuộc khảo sát khoa học và xử lý xác suất mới có thể
đưa ra kết luận.
Xét về mặt quản lý nhà nước, các đơn vị chức năng muốn kiểm soát
để tạo sự công bằng giữa taxi và các loại hình xe vận tải khác. Nếu nói
rằng các thủ tục này rắc rối thì qua cuộc khảo sát, người dân nên hiến
kế cho Nhà nước để đưa vào áp dụng.
“Tách riêng việc đăng kiểm là nhằm mục đích kiểm soát kỹ hơn về
tiêu chuẩn an toàn. Còn phù hiệu là logo để phân biệt cụ thể hơn xe
taxi riêng, xe hợp đồng riêng và xe cố định riêng” - vị này phân tích.
Trên thực tế, khi có một sự thay đổi khác với thói quen, thông lệ từ
trước đến nay đều sẽ gây cảm giác khó chịu, đây là tâm lý chung của
con người. Vì vậy, Nhà nước cần có sự tuyên truyền về lĩnh vực này để
người dân thấu hiểu.
Vị chuyên gia cũng cho rằng đối với tài xế xe công nghệ, phải làmsao
để phân biệt được xe KDVT hoạt động thường xuyên (chuyên nghiệp)
và xe chỉ làm thêm cuối tuần (không chuyên).
Để tránh trường hợp gây phiền phức đối với người chạy xe KDVT
không chuyên thì Nhà nước có thể kiểm soát bằng cách giám sát hành
trình thay vì bắt họ phải gắn các thủ tục như xe KDVT thông thường.
Theođó, Nhànướcnên tách riêng loại xe côngnghệhoạt độngchuyên
nghiệp với xe hoạt động không chuyên và dựa vào dữ liệu truyền về
từ hộp đen để kiểm soát. Đối với loại hình không chuyên thì có chính
sách không thu thuế hay một chương trình gì đó để khuyến khích cho
người dân thay vì để họ phải kiến nghị như hiện nay.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook