223-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa29-9-2020
sản bị mất, gia đình Mai trình báo
cơ quan công an.
Chiều 1-6, tức một ngày sau, Mai
gọi điện thoại cho Nô, nói về việc
nhà Mai bị mất tiền, hiện công an
đang lấy lời khai của Mai. Lúc này,
Nô nói tiền đang ở chỗ Nô, Nô sẽ
đến gặp để trả cho Mai. Mai nói:
“Nô lấy tiền ở đâu thì Nô tự đem trả
vị trí cũ, Mai không có thời gian”.
Khoảng 19 giờ 30 cùng ngày, Nô
mang số tiền trộm cắp được để tại
vị trí bếp gas trong gian bếp của
gia đình Mai. Nửa tiếng sau, Mai
về đến nhà, phát hiện số tiền này
nên nói với chồng. Tiếp đó, chồng
Mai báo với Công an huyện Đồng
Văn. Số tiền được tạm giữ, niêm
phong để phục vụ điều tra.
Ngày 25-6, Nô đến cơ quan công
an đầu thú, sau đó bị khởi tố về tội
trộm cắp tài sản.
Quá trình điều tra, Nô khai có quan
hệ tình cảm với Mai, việc trộm cắp
tiền có sự bàn bạc, thống nhất giữa
hai người. Sau khi sự việc bị phát
giác, Nô và Mai thống nhất đem
tiền trả lại vị trí cũ và xóa dấu vết
để tránh bị phát hiện.
Tuy nhiên, Mai phủ nhận toàn
bộ lời khai của Nô, chỉ thừa nhận
có gọi điện thoại cho Nô vào chiều
1-6 và được Nô nói đã trộm tiền
nhưng không báo với cơ quan có
thẩm quyền mà yêu cầu Nô trả lại
tiền ở vị trí cũ.
Sau đó, Mai bị khởi tố về tội
không tố giác tội phạm.
Vừa là bị hại vừa là bị cáo
Tại tòa, Nô giữ nguyên lời khai,
tiếp tục cho rằng Mai là người chỉ
đạo vụ trộm tiền. Ngược lại, Mai
kiên quyết phủ nhận. Mai khai khi
Nô nói mình trộm tiền thì bị cáo cứ
nghĩ rằng đây chỉ là trêu đùa. Mai
không trực tiếp nhận tiền từ Nô
đem trả mà chỉ thấy tiền trong bếp
nên không khẳng định chắc chắn
có phải Nô là thủ phạm hay không.
Đáng chú ý, công an có trưng cầu
giám định và dịch một số đoạn ghi
âm cuộc gọi thu được từ điện thoại
của Nô, cho thấy giữa Nô và Mai
có nhiều lần nói chuyện với nhau.
Mai thừa nhận giọng nữ trong các
đoạnghi âmlà củamìnhnhưngkhông
hiểu vì sao lại có các đoạn trao đổi
này. Bị cáo khẳng định không có
quan hệ tình cảm gì với Nô.
Người bào chữa choMai cho rằng
Nô khai báo gian dối, vu khốngMai.
Khi phát hiện mất tiền, Mai đã nói
cho chồng mình để trình báo tới cơ
quan công an; Mai không hề biết ai
là người trộm tiền nên chỉ tố giác về
một tội phạm đã được thực hiện…
Mai không thể vừa là bị hại trong
vụ trộm cắp tài sản lại vừa là bị cáo
trong vụ không tố giác tội phạm.
Lập luận kết tội của tòa
Đưa ra nhận định, HĐXXTAND
huyện Đồng Văn cho rằng Nô khai
mọi việc đều do Mai chỉ đạo nhưng
qua đối chất giữa hai người tại cơ
quan điều tra không thể làm rõ nội
dungnàynênkhông có cơ sởkết luận.
Về lời khai “nghĩ rằngNô nói đùa”
của Mai, HĐXX khẳng định điều
này là không phù hợp thực tế. Bởi
lẽ Nô biết rõ công an đang điều tra
vụ việc, nếu ai đó nhận lấy số tiền
thì ngoài việc phải trả lại số tiền
lớn (hơn 300 triệu đồng) còn phải
chịu trách nhiệm hình sự. “Không
một ai không thực hiện hành vi mà
lại tự nhận mình thực hiện để phải
chịu nhiều bất lợi cho bản thân như
vậy” - HĐXX lập luận.
Ngoài ra, theo HĐXX, lời khai tại
tòa cho thấy Mai mong muốn lấy
lại số tiền và tìm xem thủ phạm là
ai. Tuy nhiên, Mai không giải thích
được vì sao lại không trực tiếp đến
gặp Nô (theo gợi ý của Nô) hoặc
bố trí người thân (chồng, con) cùng
với mình đi lấy lại số tiền. Khi đó
Mai có thể vừa lấy lại được tiền,
vừa biết chính xác Nô có phải là
thủ phạm hay không.
Việc Nômang trả tiền trên bàn bếp
TUYẾNPHAN
N
gày 28-9, luật sư của bị cáo
Thào Thị Mai (41 tuổi, trú
xã Lũng Táo, huyện Đồng
Văn, Hà Giang) cho biết bị cáo
này đã gửi đơn kháng cáo kêu oan
đến TAND huyện Đồng Văn, Hà
Giang liên quan đến vụ án trộm
cắp tài sản mà Mai vừa là đồng bị
hại vừa là bị cáo.
Trước đó, xử sơ thẩm vào tháng
9-2020, TAND huyện Đồng Văn
đã tuyên phạt bị cáo Sùng Mí Nô
(34 tuổi, trú xã Sà Phìn) 36 tháng
tù về tội trộm cắp tài sản (theo điểm
a khoản 3 Điều 173 BLHS). Đồng
thời, tòa cũng tuyên phạt Mai chín
tháng cải tạo không giam giữ về tội
không tố giác tội phạm (theo khoản
1 Điều 390 BHLS).
Công an điều tra, kẻ trộm
mang tiền trả lại
Theo bản án sơ thẩm, sáng 31-5-
2019, Nô (vốn quen biết từ trước)
biết vợ chồng Mai đi chợ xa nên lẻn
vào nhà trộm cắp tài sản. Nô lấy đi
hơn 300 triệu đồng. Phát hiện tài
Nhàmất trộm,
vợ bị kết án
không tố giác
tội phạm
Cơ quan tố tụng cho rằng nữ bị cáo biết rõ
người lấy trộm tiền nhàmìnhmà không
tố giác - dù có báo cho chồng và sau đó
chồng đi tố - là phạmvào tội không tố giác
tội phạm.
gas rồi 30 phút sau Mai phát hiện
là phù hợp với thực tế khách quan,
đúng với nội dung Nô và Mai đã
trao đổi về việc “lấy tiền ở đâu thì
tự đem trả ở vị trí cũ”. Đến lúc này,
Mai vẫn đưa ra lý do không nhận
tiền trực tiếp từ Nô nên không biết
chính xác Nô có phải là thủ phạm
hay không, không dám nói với ai
là không phù hợp logic.
Đối với lời khai của Nô về việc
hai người có quan hệ tình cảm, căn
cứ vào kết luận giám định các đoạn
ghi âm cuộc gọi cho thấy Nô vàMai
nhiều lần nhắc đến chuyện tình yêu.
Tòa cũng nhận định có cơ sở đối
với lời khai của Nô về việc sau khi
Nô đem trả lại tiền, giữa hai người
đã gọi điện thoại bàn bạc phương án
đối phó với gia đình Mai và cơ quan
công an để làm sao cho vừa không
ảnhhưởngđếnhạnh phúc gia đìnhhai
bên, vừa để cơ quan điều tra không
tiếp tục điều tra nữa hoặc hạn chế
mức thấp nhất trách nhiệmhình sự…
Tòa cũng bác quan điểmcủa người
bào chữa, vì thực tế Mai đã biết Nô
trộm cắp tiền của mình từ chiều 1-6
(cuộc gọi của Mai cho Nô), thông
tin này được củng cố hơn khi vào
20 giờ cùng ngày, Mai nhận lại đúng
số tiền mà gia đình bị mất (như lời
Nô hứa sẽ đem trả). Và đến ngày
11-6, Mai đã biết chắc chắn việc
này (thể hiện qua các đoạn ghi âm
cuộc gọi do Nô ghi lại).
Tuy nhiên, do có tình cảm cá nhân
với Nô nên mặc dù có đầy đủ điều
kiện và cơ hội nhưng Mai không
những không tố giác với cơ quan
chức năng mà còn muốn che giấu
hành vi phạm tội của Nô…•
Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc
khoản 3 Điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các
tội phạmquy định tại Điều 389 của bộ luật này đang được thực hiện hoặc
đãđược thựchiệnmà không tốgiác, nếukhông thuộc trườnghợpquyđịnh
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của bộ luật này thì bị phạt cảnh cáo, phạt
cải tạo khônggiamgiữđếnba nămhoặc phạt tù từ sáu thángđếnba năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm
tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm
hình sự hoặc miễn hình phạt.
(Điều 390 BLHS)
“Do có tình cảm cá nhân
với Nô nên mặc dù có
đầy đủ điều kiện và cơ
hội nhưng Mai không
những không tố giác với
cơ quan chức năng mà
còn muốn che giấu hành
vi phạm tội của Nô.”
TAND huyện Đồng Văn, Hà Giang
Hành khách đã chết thua kiện nhà xe Phương Trang
Ngày 28-9, TAND quận 7, TP.HCM mở lại phiên tòa
xử sơ thẩm vụ tranh chấp hợp đồng vận chuyển, yêu cầu
bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
Nguyên đơn là bà Lê Thị Thu Hà và bị đơn là Công ty CP
Xe khách Phương Trang Futabuslines.
Trước đó, bà Hà đã qua đời vì bị nhiễm trùng huyết,
viêm mô tế bào, viêm phúc mạc toàn bộ do thủng tá tràng,
thuyên tắc tĩnh mạch chi dưới. Đại diện của bà sau đó đã
hoàn tất thủ tục ủy quyền để tham gia tố tụng.
Tại tòa, đại diện nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi
kiện, đòi bồi thường 918,6 triệu đồng, yêu cầu Công ty
Phương Trang phải cấp dưỡng cho cha mẹ và hai con
của bà Hà.
Phía bị đơn cho rằng người gây tai nạn là tài xế xe
container đã bồi thường cho bị hại 115 triệu đồng. Do đó,
bị đơn không có trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, sau tai
nạn, Công ty Phương Trang cũng đã hỗ trợ cho nguyên
đơn 8,5 triệu đồng.
HĐXX nhận định căn cứ vào kết luận điều tra của cơ
quan công an thì vụ tai nạn xảy ra do lỗi của tài xế xe
container nên không có cơ sở để buộc bị đơn - Công ty
Phương Trang bồi thường. Từ đó, HĐXX tuyên bác toàn
bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, ghi nhận sự tự
nguyện bồi thường chi phí lắp chân giả của bị đơn.
Theo đơn kiện, ngày 31-3-2019, bà Hà đón xe khách
của hãng Phương Trang đi từ Nha Trang vào TP.HCM để
khám bệnh. Trên đường đi, xe khách va chạm với xe đầu
kéo khiến bà Hà phải cưa một phần chân, tỉ lệ thương tật
60% và phải nằm điều trị dài ngày tại bệnh viện.
Từ khi bị tai nạn, gia đình bà lâm vào hoàn cảnh khó
khăn, số tiền bỏ ra chữa trị rất lớn. Bà Hà liên hệ yêu cầu
Công ty Phương Trang bồi thường các khoản viện phí,
thuốc men, lắp chân giả… nhưng không được đáp ứng. Do
đó, bà Hà đã khởi kiện đòi bồi thường 789,8 triệu đồng. Sau
đó, bà khởi kiện bổ sung đòi bồi thường thêm 103,6 triệu
đồng, tổng cộng hơn 900 triệu đồng.
MINH VƯƠNG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook