228-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 5-10-2020
Bungnhiềugiải pháp
lấy lại đà tăng trưởng
Ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng,
khẳng định: TP sẽ tạo ngay các điều kiện để các ngành sản
xuất nhanh chóng hồi phục, đồng thời kích cầu, khởi động
lại ngành du lịch. Đà Nẵng cũng sẽ đẩy nhanh đầu tư công,
tháo gỡ một số khó khăn trước mắt cho DN. Cùng với đó là
rà soát hết tất cả nhiệm vụ được giao năm 2020 để đánh giá
xemđã làmđến đâu nhằmđôn đốc triển khai thực hiện. Tiếp
đồng thời, TP đã có kịch bản cụ thể cho vấn đề phòng, chống
dịch và yêu cầu cả hệ thống chính trị không được phép lơ là.
Cuối cùng là Đà Nẵng giải quyết khẩn trương các hỗ trợ đối
với người khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn
Quảng nhấn mạnh việc thực hiện nhiều biện pháp quyết
liệt, khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khôi phục
thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh. Từ đó Đà Nẵng sẽ
sớm lấy lại đà tăng trưởng, phấn đấu giảm thấp nhất mức
tăng trưởng âm trong năm 2020, tạo tiền đề thuận lợi thực
hiện cácmục tiêu trong năm2021 và cả nhiệmkỳ 2020-2025.
Ông Quảng cho hay trọng tâm trong thời gian tới là thực
hiện hiệu quả chủ đề năm 2020 “Tiếp tục đẩy mạnh thu hút
đầu tư”. Theo đó, Đà Nẵng tiếp tục triển khai và đẩy nhanh
tiến độ các dự án đã cam kết, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong
nước, triển khai các cơ chế chính sách, giải pháp đối với DN.
Trong đó, TP sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
và tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm.
Đà Nẵng cũng sẽ kịp thời cân đối thu chi ngân sách; triệt để
tiết kiệmdànhnguồn lực chi đầu tưphát triển. Một điểmđáng
chú ý khác là đề xuất chủ trương nghiên cứu đề án xây dựng
TP Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.
Ngoài ra, để lấy lại đà tăng trưởng, Đà Nẵng sẽ đẩy nhanh
xúc tiến triển khai và đẩy nhanh tiến độ các dự án đã cam
kết đầu tư như: Dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort, khu phức
hợp trung tâm tài chính, thương mại; vui chơi giải trí, casino và
chungcưcaocấpDanangGateway, khu tổhợpcông trìnhphục
vụ lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.
Đà Nẵng cũng sẽ tập trung triển khai có kết quả dự án
tuyến cống thoát nước Khe Cạn, tuyến đường vành đai phía
tây TP, đường ĐH2, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn -
Túy Loan; đôn đốc các dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Song song đó, TP tiếp tục đẩy nhanh xúc tiến đầu tư trên
các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin; khởi công
dự án Khu công viên phần mềm số 2; hỗ trợ hoạt động sản
xuất, kinh doanh và xuất khẩu phần mềm; tập trung triển
khai Đề án thành phố thông minh. Đồng thời, ban hành và
triển khai nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về phát
triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025, định hướng
đến năm 2030.
Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng cũng sẽ tiếp tục tháo gỡ, xử lý
quyết liệt các vướng mắc liên quan thực hiện các kết luận
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của trung ương. Đây cũng là
một trong những trở ngại thời gian qua làmcho sự phát triển
của TP bị chững lại.
Để vực dậy kinh tế, Đà Nẵng sẽ phải tập trung phối hợp
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy
hoạch chung TP đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,
gắn với thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030.
Triển khai thí điểm quy hoạch, tái thiết đô thị một số khu
vực trung tâm TP.
TẤNVIỆT
“Đà Nẵng sẽ phối hợp với
các địa phương để kích cầu,
kêu gọi du lịch nội thành,
du lịch trong nội vùng của
mình. Kêu gọi người dân
Đà Nẵng tăng cường trải
nghiệm những sản phẩm du
lịch ngay tại TP. Các cơ sở
đang giảm giá nên đây cũng
là cơ hội để mình đi” - ông
Chinh cho hay.
Theo ông Chinh, từ nay đến
cuối nămkhi thị trường du lịch
bắt đầu mở ra, Đà Nẵng sẽ lại
đón du khách nước ngoài dù
không nhiều. Do vậy TP cần
chú trọng phát triển thêmmột
số loại hình như kinh tế đêm,
phố đi bộ, chợ đêm…để phát
triển lâu dài.
Tại Hội nghị Thành ủy lần
thứ 23 vừa diễn ra, Bí thư
Thành ủy Đà Nẵng Trương
Quang Nghĩa đã yêu cầu TP
phấn đấu giảm thấp nhất mức
tăng trưởngâmtrongnăm2020.
Theo ông Nghĩa, Đà Nẵng
phải triển khai nhanh kịch bản
khôi phục các ngành dịch vụ,
nhất là du lịch, thị trường bất
động sản, kíchcầu tiêudùngnội
địa, phát triển kinh tế đêm…
“Đà Nẵng cũng cần tái cơ
cấu ngành du lịch. Trước mắt,
tập trung thu hút khách nội
địa, phát triển đa dạng các
thị trường khách quốc tế, tập
trung vào khách có tiềm năng
lớn, đẳng cấp cao hơn” - ông
Nghĩa nhấn mạnh.•
Sau khi thông qua dự thảo nghị quyết,
Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến
các thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự
thảo nghị quyết. Đồng thời, Bộ Nội vụ phối
hợp với BộTư pháp báo cáoQuốc hội, Ủy ban
Thường vụQuốc hội xemxét, quyết định việc
bổ sungdự thảo nghị quyết vào chương trình
xây dựng luật, pháp lệnhnăm2020, chophép
xây dựng, công bố dự thảo nghị quyết theo
trình tự, thủ tục rút gọn.
Ngoài ra, Chính phủ cũng giao Bộ Nội vụ
thực hiện việc trình dự thảo nghị quyết theo
quy định của Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
Xây dựng, công bố dự thảo nghị quyết theo thủ tục rút gọn
Chính phủ thông qua dự
thảo nghị quyết về chính
quyền đô thị tại TP.HCM
Khi nghị quyết về
tổ chức chính quyền
đô thị tại TP.HCM
được Quốc hội ban
hành sẽ có tác động
tích cực tới sự phát
triển kinh tế - xã hội
của TP.
Dự thảo nghị quyết quy định cụ thể về tổ chức chính quyền đô thị tại
TP.HCM, đề xuất, điều chỉnh nhiệmvụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch
UBNDTP và quy định cụ thể quyền hạn của UBND quận, phường…
TÁ LÂM
C
hính phủ vừa thông qua
dự thảo nghị quyết của
Quốchội về tổchức chính
quyền đô thị tại TP.HCM.
13 năm ấp ủ đề án
chính quyền đô thị
Theo đó, dự thảo nghị quyết
của Quốc hội về tổ chức chính
quyền đô thị tại TP.HCMđược
bố cục thành 14 điều, quy
định cụ thể về tổ chức chính
quyền đô thị tại TP.HCM, đề
xuất, điều chỉnh nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND, chủ
tịch UBND TP.HCM…
Dự thảo nghị quyết cũng
quy định cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND quận,
phường từ 1-7-2021. Trong
đó, UBND quận, phường
là cơ quan hành chính nhà
nước, làm việc theo chế độ
thủ trưởng, đảm bảo nguyên
tắc tập trung dân chủ.
Trước đó, hôm 29-9, Hội
đồng thẩm định Bộ Tư pháp
cũng thống nhất các nội dung
dự thảo nghị quyết về tổ chức
chínhquyềnđô thị tạiTP.HCM.
Ngày 25-9, Bộ Nội vụ cũng
đã chủ trì hội nghị thẩm định
đề án này và 100% đại biểu
đồng ý thông qua…
Theo ông Nguyễn Thành
Phong, Chủ tịch UBND
TP.HCM, đề án tổ chức mô
hình chính quyền đô thị được
TP ấp ủ từ năm 2007 và tiếp
tục điều chỉnh, bổ sung năm
2013. Tuy nhiên, tại thời điểm
đó, cơ sở pháp lý chưa thật
sự vững chắc và đầy đủ nên
chưa thể triển khai thực hiện.
Trên cơ sở các quy định hiện
hành, đồng thời để thúc đẩy
sự phát triển của TP trong giai
đoạnmới, TPđã triển khai xây
dựng hai đề án gồm: Không
tổ chức HĐND quận, phường
tại TP.HCM và sắp xếp đơn
vị hành chính cấp huyện, xã
giai đoạn 2019-2021.
Chủ tịch UBND TP.HCM
khẳng định nghị quyết về tổ
chức chính quyền đô thị tại
TP.HCM khi được Quốc hội
ban hành sẽ có tác động tích
cực tới sự phát triển kinh
tế - xã hội của TP. Điều này
cũng giúp nâng cao tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của
bộ máy chính quyền đô thị,
nâng cao chất lượng hiệu quả
cung ứng dịch vụ công, phù
hợp với tính chất đô thị đặc
biệt lớn nhất nước.
Hiệu quả hơn khi
không tổ chức HĐND
quận, phường
Về đề án không tổ chức
HĐND quận, phường, Bí thư
Thành ủy TP.HCM Nguyễn
Thiện Nhân cho rằng ưu điểm
khi không tổ chức HĐND ở
cấp quận, phường (chỉ có
HĐND cấpTP) là những nghị
quyết củaHĐNDvề phát triển
TP cả về quy hoạch và ngân
sách phải định hướng sát tới
quận và hình thành dự án có
thể đến tận cơ sở.
Khiđó,UBNDquận,phường
là cơ quan hành chính địa
phương sẽ thực hiện nghị
quyết HĐND cấp TP và chỉ
đạo của UBND TP. Và khi
các quyết định không phải
qua khâu trung gian thì thời
gian thực hiện sẽ nhanh hơn.
Một ưu điểm nữa là ở
TP.HCM, tất cả dự án hạ
tầng đều mang tính chất liên
phường, liên quận. Khi tổ chức
lại thì những loại vấn đề này
do cấp TP quyết định một lần
và triển khai một cách đồng
bộ, không phải cắt từng khúc
và mỗi quận tự quyết đoạn
qua địa bàn mình.
Vềvai trògiámsát củangười
dân với chính quyền khi thực
hiện mô hình trên, ông Nhân
cũng cho rằng đại biểuHĐND
cấp TP sẽ giám sát tới từng
phường. Và như vậy, dân chủ
vẫn được duy trì, quyết định
hành chính cũng nhanh hơn,
hiệu quả và toàn diện hơn.
Còn việc xây dựng đề án
sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã trên địa bàn TP
giai đoạn 2019-2021 (trong
đó bao gồm cả đề án thành
lập TP Thủ Đức) là nhằm tổ
chức hợp lý hơn đơn vị hành
chính các cấp để phù hợp với
thực tiễn và xu thế phát triển
của đất nước nói chung và
TP.HCM nói riêng. Qua đó,
góp phần phát huy hơn nữa
nguồn lực nhà nước và xã hội
để phát triển kinh tế - xã hội
tại từng cấp huyện, cấp xã.
Với đơn vị hành chính
mới là TP Thủ Đức (trên cơ
sở sắp xếp các quận 2, 9 và
Thủ Đức), Bí thư Thành ủy
Nguyễn Thiện Nhân cho rằng
nơi đây sẽ hình thành vùng
động lực cho TP phát triển,
hình thành khu đô thị sáng
tạo của TP và trở thành khu
vực dẫn dắt kinh tế với mũi
nhọn là ngành kinh tế tri thức,
trung tâmđổi mới sáng tạo…•
Người dân
làmthủ tục
hành chính
tại UBND
phường
BìnhHưng
Hòa A, quận
Bình Tân,
TP.HCM.
Ảnh:
LÊ THOA
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook