228-2020 - page 9

9
Ngăn người Việt mua nhà
ở nước ngoài: Khó khả thi
QUANGHUY
M
ới đây, Bộ KH&ĐT
đã đưa ra dự thảo
nghị định về đầu tư
ra nước ngoài theo hướng
ngăn chặn cá nhân đầu tư
bấ t động sản (BĐS) t ạ i
nước ngoài để mua quốc
tịch và để chống rửa tiền,
tẩu tán tài sản. Tuy nhiên,
nhiều chuyên gia cho rằng
không nên cấm mà cần có
giải pháp quản lý kiểm soát
được nguồn thu nhập và cần
có quy định rõ ràng đối với
những trường hợp đầu tư
chính đáng, mang lại lợi
ích cho quốc gia
Cấm vẫn lách
Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến
góp ý cho dự thảo nghị định
của Chính phủ quy định về
đầu tư ra nước ngoài, hướng
dẫn Luật Đầu tư số 61/2020/
QH14, thay thế Nghị định số
83/2015 quy định về đầu tư
ra nước ngoài. Trong đó, quy
định đáng chú ý là đối với
việc kinh doanh BĐS, điều
kiện để được đầu tư ra nước
ngoài, nhà đầu tư là doanh
nghiệp thành lập theo quy
định của Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, chỉ các doanh
nghiệp mới được đầu tư
BĐS tại nước ngoài, cá nhân
sẽ không được đầu tư kinh
doanh BĐS tại nước ngoài.
Theo Bộ KH&ĐT, quy định
này nhằm tránh tình trạng cá
nhân mua BĐS để định cư ở
nước ngoài mà không nhằm
mục tiêu đầu tư, kinh doanh.
Dự thảo nghị định cũng bổ
sung quy định các trường hợp
cá nhân không được đầu tư ra
nước ngoài là cán bộ, công
chức, viên chức; sĩ quan, hạ
sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp; cán bộ lãnh đạo,
quản lý DNNN; người chưa
thành niên, người bị hạn chế,
mất năng lực hành vi dân sự,
người đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; các trường
hợp khác theo quy định Luật
Phá sản, Luật Phòng, chống
tham nhũng.
Bộ KH&ĐT lý giải việc
bổ sung quy định nêu trên là
cần thiết, phù hợp và thống
nhất với pháp luật về cán bộ,
công chức, lực lượng công
an, quân đội. Đồng thời, quy
định hạn chế các cá nhân lợi
dụng đầu tư ra nước ngoài để
tẩu tán tài sản.
Nên kiểm soát bằng
quy định rõ ràng
Đang làm những thủ tục
để mua một BĐS tại nước
ngoài cho con
của mình, ông
Nguyễn Văn
Đức (quận 7,
TP.HCM) cho
biếtdựthảođưa
ra ảnh hưởng
đến quyền lợi
chính đáng của
nhiều người.
Theo ôngĐức,
những người
muốn định cư,
nhập quốc tịch
nước ngoài là điều bình thường
miễn nguồn tiền đó hợp pháp,
cá nhân đóng thuế đầy đủ.
Ông Đức cho rằng việc
cấm đầu tư kinh doanh BĐS
ở nước ngoài gây khó khăn
cho những cá nhân làm đúng
pháp luật, còn những cá nhân
muốn lách luật thì khó “nắm
tóc”. Bởi những cá nhân này
có thể để đầu tư kinh doanh
BĐS ở nước ngoài bằng việc
thành lập một công ty rồi mua
nhà đất, hơn nữa việc thành
lập doanh nghiệp nước ngoài
rất dễ dàng.
TS Lê Bá Chí Nhân, chuyên
gia kinh tế, cho rằng hiện nay
Việt Nam đã gia nhập WTO,
tham gia các hiệp định thương
mại tự do (FTA) nên trước khi
đưa ra quy định cấm cá nhân
mua BĐS ở nước ngoài thì
cần xem xét quy định này có
phù hợp với thông lệ quốc tế
hay không. Trong khi, hiện
nay nước ta đang mở cửa cho
người nước ngoài mua nhà ở
Việt Nam thì trong trường hợp
nếuViệt Namcấmcá nhân đầu
tư ở nước ngoài thì các nước
cũng có thể cấm cá nhân nước
họ đầu tư tại Việt Nam.
Theo ông Nhân, nếu họ đầu
tư những gì mà Nhà nước
không cấm, không đầu tư
những gì trái phép thì không
thể cấm được. Hơn nữa, hiện
nay cá nhân
muốn chuyển
tiền ra nước
ngoài có rất
nhiềuhìnhthức,
thậmchí rất dễ
dàng như lập
tài khoản ngân
hàngquốctế,có
thểsangMỹdu
lịchvà sửdụng
thẻ ngân hàng
này để thanh
toán, chi tiêu.
“Ví dụ, con cái của họ đi du
học và định cư bên đó thì họ
chuyển tiền ra nước ngoài cho
con cái họ mua nhà là chuyện
bình thường, không thể cấm.
Hay cá nhân đó họ lập công ty
ở nước ngoài, sau đó họ mua
nhà cũng không thể cấm được.
Vấn đề ở đây, nguồn tiền của
họ là hợp pháp, họ có quyền
đầu tư những gì pháp luật
không cấm” - TS Nhân nói.
Theo TS Nhân, mục đích
của cơ quan quản lý là đưa ra
quy định để chống rửa tiền đối
với cá nhân, tổ chức có nguồn
thu nhập bất chính để tuồn ra
nước ngoài. Vì vậy, cần phải
có quy định chặt chẽ vấn đề
này là đúng nhằmchống “chảy
máu” ngoại tệ, cấm vì dòng
tiền này không hợp pháp, ngăn
chặn tội phạm tiền tệ.
“Chúng ta đã lo tìm giải
pháp cho phần “ngọn” mà
quên phần “gốc”. Để chống
rửa tiền, dòng tiền bất hợp
pháp thì Việt Nam phải quản
lý được thu nhập, dòng tiền.
Và để làm được điều đó thì tất
cả giao dịch đều phải không
dùng tiền mặt, tài khoản dòng
tiền ở các ngân hàng đều phải
minh bạch, kiểm soát được” -
TS Nhân phân tích.•
Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý cần đưa ra quy định để chống rửa tiền đối với cá nhân, tổ chức có nguồn
thu nhập bất chính để tuồn ra nước ngoài.
Hiện nay nước ta
đang mở cửa cho
người nước ngoài
mua nhà ở Việt Nam
thì trong trường hợp
nếu Việt Nam cấm
cá nhân đầu tư ở
nước ngoài thì các
nước cũng có thể cấm
cá nhân nước họ đầu
tư tại Việt Nam.
Tiêu điểm
Việt Nam đầu tư
hơn 330 triệu USD
ra nước ngoài
Theo số liệu của Cục Đầu tư
nước ngoài, trong tám tháng
đầu năm 2020, tổng vốn đầu
tư Việt Nam ra nước ngoài cấp
mới và điều chỉnh đạt hơn 330
triệuUSD, tăng 16%so với cùng
kỳ năm2019.Trong đó có 86 dự
án được cấp giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư mới, với tổng
vốn đăng ký đạt gần 219 triệu
USD (tăng 21% so với cùng kỳ)
và 25 lượt dự án điều chỉnh vốn
đầu tư với tổng vốn tăng gần
112 triệu USD (tăng 13% so với
cùng kỳ năm ngoái).
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn
Trí Hiếu cho rằng quy định chống “chảy máu”
ngoại tệ ra nước ngoài, nhất là chuyển ngoại
tệ để mua nhà đất là cần thiết.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho biết nếu trường
hợp các doanh nghiệp Việt mua BĐS tại nước
ngoài là để triển khai các dự án kinh doanh
như nhà hàng, khách sạn, cơ sở thươngmại thì
nên khuyến khích. Do vậy, cần đưa ra các quy
định để nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp tư
nhân được phép đầu tư vào những loại hình
BĐS nào ở nước ngoài.
“Tất cả loại hình kinh doanh bên ngoài mà
đem lại ngoại tệ cho đất nước, đem thương
hiệu Việt Nam ra thế giới nên khuyến khích.
Còn những loại không phải kinh doanh thì
dù là doanh nghiệp hay cá nhân đều không
nên” - ông Hiếu nói.
Chống chuyển ngoại tệ để mua nhà đất là cần thiết
Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ vừa triển
khai thí điểm tổ chức lại giao thông tại nút giao đường
Nguyễn Văn Linh với đường Nguyễn Hiền, đường số 7
(thuộc quận Ninh Kiều).
Cụ thể, hệ thống đèn tín hiện tại nút giao này được cải tạo
bằng giá long môn (tkhung treo biển báo hiệu trên mặt đường),
đồng thời lắp thêm trụ đèn tín hiện cách giá long môn 20 m.
Theo đó, người điều khiển ô tô, xe tải, xe container khi có
tín hiện đèn đỏ sẽ dừng tại đây. Phần 20 m từ hệ thống đèn tín
hiện mới đến giá long môn là phần đậu đỗ dành cho xe mô tô.
Ông Mai Minh Ngoan, Chánh Văn phòng Ban ATGT TP
Cần Thơ, cho biết do mật độ xe tăng đột biến nên ban đã
quyết định cải tạo nút giao này để đảm bảo toàn và tránh ùn
tắc cục bộ vào giờ cao điểm. “Với việc bố trí chừa 20 m để
xe mô tô đậu trước, sau đó đến các loại ô tô, xe có trọng tải
lớn đậu đỗ, chúng tôi muốn khắc phục tình trạng mất ATGT.
Qua nghiên cứu nhận thấy khi xe mô tô đậu đỗ cạnh các ô tô,
xe tải, xe container sẽ dễ gây va quẹt” - ông Ngoan nói.
Kết quả đánh giá sơ bộ sau một ngày triển khai tổ chức lại
giao thông tại nút giao này, Ban ATGT TP nhận thấy người
dân cơ bản tuân thủ đúng theo biển báo, tín hiệu đèn. Tuy
nhiên, còn nhiều trường hợp khi lưu thông chưa để ý tín hiện
đèn, biển báo nên dừng chưa đúng vị trí.
Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Cần Thơ cho biết: “Thời
gian đầu, ban sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng
tuyên truyền, nhắc nhở người dân nhưng sau đó, chúng tôi
sẽ xử phạt theo quy định pháp luật”.
Cũng theo ông Ngoan, đây là nút giao đầu tiên ở nội ô TP
Cần Thơ triển khai thí điểm phương án mới này. Ban ATGT
TP sẽ tiếp tục theo dõi để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp
với thực tế hơn, sau đó sẽ tổ chức đánh giá lại và triển khai
cho các nút giao còn lại ở nội ô TP.
CHÂU ANH
CầnThơ:Bố trí lạinút giao thôngđể tránhùntắc
Dự thảomới quy định chỉ các doanh nghiệpmới được đầu tư bất động sản tại nước ngoài.
Ảnh: QUANGHUY
Ngày đầu triển khai, hầu hết các xe dừng đèn đỏ theo đúng cách
bố trí mới. Ảnh: CHÂUANH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook