228-2020 - page 5

5
Thời sự -
Thứ Hai 5-10-2020
NGHĨANHÂN
H
ôm nay (5-10), Hội
nghị lần thứ 13 Ban
Chấp hành (BCH)
Trung ương khóa XII họp
tại Hà Nội.
Như thường lệ, đây là hội
nghị gần sát cuối nhiệm kỳ
để chuẩn bị cho Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XIII đang
rất gần.
Hội nghị sẽ dành nhiều thời
gian xemxét, triển khai, quyết
định những vấn đề quan trọng
chuẩn bị cho đại hội, trong đó
có công tác nhân sự.
Khởi động từ năm2017
Công tác chuẩn bị Đại hội
Đảng toàn quốc đã được khởi
động từ Hội nghị lần thứ 8
vào tháng 10-2018 bằng việc
thành lập các Tiểu ban nhân
sự, Tiểu ban văn kiện…
Tại Hội nghị lần thứ 8, Bộ
Chính trị khóa XII đã họp và
sau đó ban hành Kế hoạch
11, gọi tắt là về xây dựng
quy hoạch cán bộ cấp chiến
lược cho nhiệm kỳ Đại hội
XIII (2021-2026).
Trước đó, tháng 8-2017,
Bộ Chính trị đã ban hành
Quy định 90 về khung tiêu
chuẩn chức danh, tiêu chí đánh
giá cán bộ thuộc diện trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư quản lý. Quy định 90 đến
tháng 1-2020 được Bộ Chính
trị bổ sung, chi tiết hơn thành
Quy định 214 cùng tên.
Khác với các khóa trước,
lần này cả hai văn bản được
công khai để mọi người dân,
cán bộ, công chức, đảng viên
có thể nghiên cứu, trên cơ sở
đó có thể có đánh giá của riêng
mình về những đảng viên cấp
cao đương nhiệm có đáp ứng
các tiêu chuẩn mà Đảng đặt
ra hay không. Cũng trên cơ
sở ấy, cán bộ, đảng viên có
thể ý kiến về những trường
hợp có thể được xem xét, giới
thiệu, đưa vào quy hoạch cán
bộ cấp chiến lược…
Công khai, minh bạch
Với bước đi, cách làmmới,
thận trọng, chặt chẽ, hướng
dẫn chi tiết trongKế hoạch 11,
ngay tháng 11-2018, các bộ,
ngành, địa phương, tổ chức
đảng trực thuộc trung ương
đã tiến hành bước đầu tiên là
phát hiện, giới thiệu những
người có năng lực, tiêu biểu
để làm quy trình đưa vào quy
hoạch Trung ương khóa XIII.
Nhiều cơ quan, đơn vị đã
chủ động thông tin, công
khai phần nào nội dung, kết
quả của bước giới thiệu ban
đầu này.
Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo
quy hoạch cán bộ cấp chiến
lược rà soát, tập hợp kết quả,
báo cáo Bộ Chính trị xem
xét, đánh giá. Tới Hội nghị
thứ 9, tháng 12-2018, trình
trung ương cho ý kiến, lấy
phiếu về kết quả giới thiệu
quy hoạch BCH Trung ương
để Bộ Chính trị có thêm cơ
sở quyết định quy hoạch ở
cán bộ cấp này.
Quy hoạch cấp cao hơn thì
tới hội nghị cán bộ toàn quốc,
hồi tháng 4-2020, các ủy viên
trung ương đã triển khai bước
đầu tiên là giới thiệu người
vào quy hoạch Bộ Chính trị,
Ban Bí thư khóa XIII.
Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị
đã xem xét, thảo luận, thông
qua dự kiến danh sách ứng
viên tiêu biểu nhất, phù hợp
nhất với yêu cầu, nhiệm vụ.
Và tới Hội nghị Trung ương
12, tháng 5-2020, trung ương
tiếp tục thể hiện quan điểm
của mình bằng lá phiếu với
danh sách này để Bộ Chính
trị có thêm căn cứ quyết định
quy hoạch.
Có thể hiểu đến thời điểm
này, Bộ Chính trị khóa XII đã
có danh sách quy hoạch cán
bộ cấp chiến lược, là nguồn
mới mẻ cho BCH Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư khóa XIII.
Tiếp theo, nếu làm được
quy hoạch bốn chức danh chủ
chốt gồm Tổng bí thư, Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính
của các địa phương, cơ quan,
đơn vị, Tiểu ban Nhân sự
đã chỉ đạo thẩm định, xác
minh các vấn đề liên quan
đến nhân sự được giới thiệu
để trình Bộ Chính trị thảo
luận, bỏ phiếu kín giới thiệu
nhân sự với cả hai nhóm lần
đầu và tái cử.
Nếu không có gì thay đổi,
Hội nghị Trung ương 13 này
sẽ biểu quyết bằng phiếu kín
danh sách mà Bộ Chính trị
đệ trình.
Nếu mọi việc thuận lợi,
Hội nghị Trung ương 13 này
cũng sẽ tiến hành quy trình
giới thiệu và quyết định nhân
Các đại biểu dựHội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XII, vào tháng 5 vừa qua.
Ảnh: VGP
Tổng quan nhân sự chuẩn
bị Đại hội Đảng lần thứ XIII
Công tác nhân sự khởi động từ năm2017 và đang gấp rút để tiến hành quy trình giới thiệu
và quyết định nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII tới.
phủ, Chủ tịch Quốc hội thì
có thể khẳng định công tác
quy hoạch cán bộ cấp chiến
lược của khóa XIII sẽ có kết
quả tốt hơn rất nhiều so với
khóa trước…
Ứng viên lần đầu phải
nằm trong quy hoạch
Từ công tác xây dựng quy
hoạch, Hội nghị lần thứ 12
có các bước đi cụ thể, thông
qua Phương hướng công tác
nhân sự chuẩn bị cho Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Tương tự các khóa trước,
Phương hướng công tác nhân
sự có tính tổng quát, toàn diện
về tiêu chuẩn, điều kiện độ
tuổi, cơ cấu, số lượng ủy viên
BCH Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư cũng như lãnh
đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước
khóa XIII.
Phương hướng cũng mô tả
quy trình, cách thức tiến hành
công tác nhân sự để trên cơ
sở đó trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư khóa XII, Tiểu
ban nhân sự và Đoàn chủ tịch
Đại hội XIII triển khai công
tác nhân sự cho đến khi bầu
được BCH Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Tổng
bí thư khóa XIII.
Với ứng viên lần đầu
thamgia trung ương,
họ sẽ phải trải qua
quy trình 10 bước với
rất nhiều vòng lấy
phiếu, ý kiến ở nhiều
phạm vi rộng, hẹp
khác nhau.
Khôngđể lọt vàongười
suy thoái về tư tưởng,
đạođức…
Khi nói đến chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng
là nói đến chuẩn bị nhân sự BCH Trung ương Đảng,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhân sự lãnh đạo chủ chốt
của Đảng và Nhà nước.
Đây là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, là tinh hoa của
Đảng, đòi hỏi phải thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh,
phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải quyết những
công việc ở tầm chiến lược, xử lý kịp thời, đúng đắn,
có hiệu quả những tình huống phức tạp có quan hệ đến
sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, sự
sống còn của chế độ.
Do vậy, việc giới thiệu nhân sự nói chung phải trên
cơ sở quy hoạch; giữ vững nguyên tắc, quy chế, quy
định, phát huy trách nhiệm, dân chủ, công khai, minh
bạch, khách quan trong đánh giá, giới thiệu, lựa chọn
nhân sự tham gia BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng,
Nhà nước nhiệm kỳ tới.
Trong đó lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
trình độ các mặt, uy tín và hiệu quả công tác làm căn
cứ và tiêu chí cơ bản để đánh giá, lựa chọn, bố trí cán
bộ phù hợp với công việc. Chống các biểu hiện cơ hội,
tham vọng quyền lực, vận động cá nhân, cục bộ, phe
cánh, lợi ích nhóm...; cảnh giác với những âm mưu,
thủ đoạn phá hoại, gây rối nội bộ của các thế lực thù
địch.
Trong công tác nhân sự cần chống tư tưởng cục bộ,
địa phương, thân quen, “cánh hẩu”, “lợi ích nhóm”;
tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc…
Phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không để lọt vào
cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực,
chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy cơ cấu, bè
phái, cục bộ, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa”,
quan liêu, tham nhũng; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu
quả, nói không đi đôi với làm; bản thân hoặc vợ, chồng,
con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để
thu lợi bất chính…
(Theo bài viết
Một số vấn đề cần được quan tâm đặc biệt
trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng
ngày
26-4-2020 của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn PhúTrọng,
Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội XIII)
Có thể tómtắt cách làmnhân
sự là: Làm với nhóm tái cử
trước, lần đầu sau; với người
còn đủ độ tuổi theo quy định
trước, “đặc biệt” sau; nhân sự
BCH Trung ương trước, rồi
mới tới Bộ Chính trị, Ban Bí
thư; nhân sự bốn chức danh
chủ chốt Tổng bí thư, Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ, Chủ tịch Quốc hội làm
sau cùng.
Đặc biệt khác với khóa XII,
với ứng viên lần đầu tham gia
trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư… thì bắt buộc là trong
quy hoạch, không có ngoại lệ.
Bộ Chính trị bỏ phiếu
kín giới thiệu nhân sự
Trên cơ sở kết quả quy
hoạch cán bộ cấp chiến lược
và số lượng được Bộ Chính
trị phân bổ, từ đầu tháng 8
vừa qua, các bộ, ngành, địa
phương, cơ quan trung ương
đã tiến hành giới thiệu ứng
viên tham gia Trung ương
khóa XIII với cả trường hợp
lần đầu và tái cử.
Với ứng viên lần đầu tham
gia trung ương, sau khi vượt
qua quy trìnhnămbước ởkhâu
quy hoạch, đến khâu giới thiệu
chính thức này, họ sẽ phải trải
qua quy trình năm bước giới
thiệu nữa - tổng cộng là 10 lần
với rất nhiều vòng lấy phiếu,
ý kiến ở nhiều phạm vi rộng,
hẹp khác nhau.
Còn với ứng viên thuộc
diện đủ tuổi tái cử thì họ trải
qua năm bước của quy trình
giới thiệu tái cử.
Theo các nguồn tin am
hiểu công tác nhân sự của
Đảng, từ kết quả giới thiệu
sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư
khóa XIII.
Nhân sự là vấn đề hệ trọng
của đại hội. Công việc này sẽ
chưa thể hoàn tất ở Hội nghị
Trung ương 13 này, mà như
kinh nghiệm các nhiệm kỳ
trước, sẽ còn phải giải quyết
ở hội nghị tiếp theo khi đi
vào quyết định các trường
hợp “đặc biệt” và nhân sự
bốn chức danh chủ chốt…
Đây sẽ là nhiệm vụ quan
trọng mà BCH Trung ương
khóa XII phải hoàn tất để
gửi tới Đại hội toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng xem xét,
quyết định.•
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook