228-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 5-10-2020
MINHVƯƠNG
T
AND tỉnh Đồng Nai vừa ban
hành quyết định hủy bản án sơ
thẩm và đình chỉ xét xử một
vụ tranh chấp đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động mà tòa này
từng thụ lý giải quyết phúc thẩm.
Nguyên đơn của vụ án là ông
Nguyễn Hoàng Đức Vinh (sinh
năm 1983) và bị đơn là Công ty cổ
phần Trung tâm thương mại Lotte
Việt Nam (gọi tắt là Công ty Lotte,
chi nhánh phường Long Bình, TP
Biên Hòa, Đồng Nai).
Mất việc và khởi kiện
Theo hồ sơ khởi kiện, năm 2014,
ông Vinh có ký hợp đồng lao động
và bắt đầu làmviệc tại Công ty Lotte
với công việc phụ trách an ninh,
giám sát. Đến năm 2017, ông Vinh
có mâu thuẫn với các đồng nghiệp.
Tháng 12-2017, lãnh đạo Công ty
Lotte thông báo với ôngVinh chờ bố
trí công việc mới. Tuy nhiên, công
ty không bố trí công việc mới, cũng
không trả tiền lương cho ông Vinh.
Sau đó, ông Vinh đã làm đơn gửi
đến Phòng LĐ-TB&XH (TP Biên
Hòa, Đồng Nai) đề nghị hòa giải để
công ty bố trí công việc và trả tiền
lương cho ông.
Ngày6-6-2018,PhòngLĐ-TB&XH
tổ chức hòa giải. Tại đây, phía công
ty cho rằng ông Vinh không đến
công ty làm việc nên công ty không
trả lương. Đồng thời, công ty cũng
chưa áp dụng hình thức kỷ luật nào
với ông Vinh.
Hòa giải bất thành, ông Vinh
đã khởi kiện Công ty Lotte ra tòa.
Trong quá trình thu thập chứng
cứ để giao nộp cho tòa án, ông
Vinh phát hiện công ty đã chấm
dứt hợp đồng lao động với ông từ
tháng 2-2018.
Cho rằng Công ty Lotte chấm dứt
hợp đồng lao động với mình là trái
pháp luật, ông Vinh đã sửa đổi, bổ
sung đơn khởi kiện. Cụ thể, ôngVinh
yêu cầu tòa án buộc Công ty Lotte
phải nhận ông lại làmviệc và trả tiền
lương, bảo hiểm xã hội (BHXH),
bảo hiểm y tế, bồi thường… tổng
cộng 63,7 triệu đồng.
Thiện chí của phía bị đơn
ở giai đoạn phúc thẩm
Xử sơ thẩm, TAND TPBiên Hòa
đã tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu
của nguyên đơn. HĐXX nhận định:
Đại diện Công ty Lotte trình bày đã
nhiều lần liên lạc gửi văn bản thông
báo, yêu cầu ông Vinh trở lại làm
việc. Tuy nhiên, các phiếu gửi này
chỉ ghi nơi gửi, không có dấu nơi
nhận. Do đó, những văn bản thông
báo này không được chấp nhận là
chứng cứ để nói rằng ông Vinh tự
ý bỏ việc.
Về lời khai công ty không áp dụng
bất cứ hình thức kỷ luật nào, HĐXX
xét thấy không có căn cứ. Bởi vì
dựa trên công văn của BHXH thì
công ty đã ngưng đóng BHXH cho
ông Vinh với lý do nghỉ ốm đau dài
ngày. Do đó, việc công ty không trả
lương, không đóng BHXH cho ông
Vinh là hành vi đơn phương chấm
dứt hợp đồng trái pháp luật.
Do có kháng nghị của VKS nên
mới đây TAND tỉnh Đồng Nai đã
mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án.
Tại tòa, nguyên đơn vẫn đề nghị
tòa nhận trở lại làm việc, truy đóng
bảo hiểm và trả số tiền hơn 47 triệu
đồng cho những ngày không được
làm việc. Đại diện bị đơn cũng đề
cập đến việc bồi thường cho nguyên
đơn để giải quyết vụ án.
Sau đó, phía bị đơn xin được
hòa giải với nguyên đơn. Từ đó,
HĐXX phúc thẩm đã quyết định
tạm dừng phiên tòa để hai bên có
thời gian thương lượng, giải quyết.
Kết quả, bị đơn đồng ý bồi thường
cho nguyên đơn số tiền 200 triệu
đồng. Theo thỏa thuận, nguyên đơn
cũng đồng ý không trở lại công ty
để làm việc nữa.
Căn cứ vào kết quả thương lượng,
HĐXX phúc thẩm đã quyết định
hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ xét
xử phúc thẩm và công nhận kết quả
thỏa thuận này.•
Sauhụchặc, chia tay
nhau trong êm đẹp
Qua hòa giải, bị đơn
đồng ý bồi thường cho
nguyên đơn 200 triệu
đồng, đồng thời nguyên
đơn cũng đồng ý không
trở lại công ty để làm
việc nữa.
Nội dung kháng nghị của VKS
Sau khi TAND TP Biên Hòa xử sơ thẩm, VKS cùng cấp đã ban hành
quyết định kháng nghị. Theo VKS, quá trình xét xử ông Vinh không đưa
ra được chứng cứ chứng minh lãnh đạo công ty chỉ đạo ông chờ bố trí
công việc khác. Bảng phân công công việc của ông Vinh vẫn được xếp
lịch làm việc bình thường, do ông xin nghỉ phép với lý do cá nhân nên
công ty bố trí nhân sự làm thay.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ôngVinh khai có đến công ty nhưng không được
vào. Tuy nhiên, bảng chấm công của công ty không thể hiện việc ông
đến công ty (máy chấm công bằng vân tay đặt bên ngoài cửa ra vào trụ
sở công ty). Do đó, lời khai của ông Vinh là không có căn cứ.
Do ôngVinh tự ý nghỉ việc nên công ty không chuyển tiền lương. Đồng
thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 thì công ty
không đóng BHXH cho ông Vinh là phù hợp với quy định của pháp luật.
Từ đó, VKS đề nghịTAND tỉnhĐồngNai sửa án sơ thẩm tuyên không chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Nguyên đơnNguyễnHoàngĐức Vinh tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: MV
Rượu, biavàquyđịnh
phạt bí hiểm
(Tiếp theo trang1)
Theo đó, uống rượu, bia khi từ đủ 16 tuổi nhưng chưa
đủ 18 tuổi là vi phạm pháp luật và có thể bị cảnh cáo hoặc
phạt tiền đến 500.000 đồng. Việc bán rượu, bia tại địa
điểm không được bán cũng là vi phạm và có thể bị phạt
đến 10 triệu đồng. Khi không thực hiện biện pháp phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn người lái xe uống rượu, bia
ngay trước và trong khi tham gia giao thông, chủ xe có
thể bị phạt tiền đến 10 triệu đồng…
Có thể thấy với các thông tin chi tiết như thế, đa phần
các điều khoản của Nghị định 117 đọc là hiểu ngay để cần
phải thực hiện cho đúng. Riêng có hai quy định sau đây
nằm ở Điều 30 đang gây ít nhiều băn khoăn nên cần được
làm rõ hơn. Đó là xúi giục, kích động, lôi kéo người khác
uống rượu, bia bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng
(điểm b khoản 2); ép buộc người khác uống rượu, bia bị
phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng (điểm b khoản 3).
Chọn thứ dễ hơn là “ép buộc” để nói trước. Ép buộc tức
là bắt làm điều không muốn. Phàm là chuyện gì thì việc
buộc người khác làm một cách không tự nguyện cũng là
điều không hay, không phải. Đối với rượu, bia có thể khiến
say xỉn, gây mất kiểm soát hành vi… nên việc ép buộc
người khác uống lại càng không được phép làm. Từ đó,
việc Nghị định 117 quy định mức chế tài nhằm giảm thiểu,
loại bỏ hành vi “ép buộc người khác uống rượu, bia” xem
ra là rất cần thiết, hợp lý.
Gây tranh cãi nhiều hơn là việc “xúi giục, kích động,
lôi kéo” người khác uống rượu, bia. Các từ này có nghĩa
chung là dùng lời nói, cử chỉ, vật chất hoặc thủ đoạn khác
nhằm cho người ta nghe theo mình, làm theo mình. Trên
thực tế và trong các văn bản pháp luật, các từ “xúi giục,
lôi kéo…” vẫn dành cho những việc xấu, vi phạm pháp
luật hoặc phạm tội.
Chẳng hạn, xúi giục người khác đánh nhau (bị xem là vi
phạm quy định về trật tự công cộng); xúi giục người khác
tự sát (có thể bị xử tội xúi giục hoặc giúp người khác tự
sát); kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo
lực gia đình (bị xem là vi phạm quy định về phòng, chống
bạo lực gia đình)…
Trong khi đó, rượu, bia không phải là sản phẩm độc hại
để phải bị cấm đoán sản xuất, kinh doanh, sử dụng. Với
loại đồ uống có cồn thực phẩm, các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, sử dụng vẫn được phép diễn ra bình thường
theo các yêu cầu quy định nhằm giữ được mặt lợi (nếu
chừng mực, phù hợp), giảm thiểu mặt hại (nếu lạm dụng,
không phù hợp). Đó là lý do nước ta đang có Luật Phòng,
chống tác hại của rượu, bia chứ không phải là luật phòng,
chống rượu, bia.
Như thế, hành vi “xúi giục, kích động, lôi kéo người khác
uống rượu, bia” khi không được quy định cụ thể nhằm chỉ
ra sự vi phạm của việc uống rượu, bia đó thì mọi người
cần phải hiểu sao cho thống nhất, chính xác? Đã có người
cho rằng đó chính là hành vi rủ rê, thách đố nhau uống
rượu, bia nhưng căn cứ nào để giải đáp vậy, nhất là các từ
“rủ rê”, “thách đố” vốn không có nghĩa tiêu cực? Nếu người
uống rượu, bia và liền trước đó là người tiếp sức cho việc
uống rượu, bia đó không để xảy ra hậu quả gì thì cách
thức nào để nhận diện đã có hành vi “xúi giục, lôi kéo”
để cần thiết xử phạt chứ không phải là hành vi mời mọc,
thuyết phục “uống cùng cho vui” hay có trong các buổi lễ,
tiệc, tụ họp?
Suy cho cùng, rượu, bia không có lỗi, chính người uống
mới có lỗi nếu không biết xử sự, hành động đúng trước,
trong, sau khi uống. Luật Phòng, chống tác hại của rượu,
bia và Nghị định 117/2020 (xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế) đã kịp thời ban hành nhiều quy định
để góp phần xoay chuyển hành vi của người uống rượu,
bia. Trong đó có những biện pháp quản lý việc cung cấp
rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; giảm mức tiêu thụ
rượu, bia…
Vậy nên, để những biện pháp phòng, chống tác hại nêu
trên được triển khai hiệu quả, điều cần được tiếp tục thực
hiện là các quy định về hành vi vi phạm phải hết sức rõ
ràng, có nhiều sự định lượng càng tốt để ai nấy cùng hiểu
đúng và cùng chấp hành, thực thi đúng. Cách quy định
gây khó xác định kiểu như “xúi giục, lôi kéo người khác
uống rượu, bia” rất cần có sự điều chỉnh để tránh đánh đố,
bảo đảm được tính khả thi.
NGUYÊN THY
Luật và đời
Được HĐXX nêu hướng giải quyết bằng cách thỏa thuận, công
ty xin hòa giải, chấp nhận yêu cầu của người lao động và chia tay
nhau trong nhẹ nhàng.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook