269-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy21-11-2020
Đồng quan điểm, một
chuyên gia hiện đang làm
cố vấn cho Hội đồng vàng
thế giới tại Việt Nam nhận
định: ỞViệt Nam, tình trạng
buôn lậu vàng qua biên giới
đã tồn tại từ hàng chục năm
nay chứ không phải mới
xuất hiện gần đây. Đặc biệt,
quy mô buôn lậu vàng từ
Campuchia qua Việt Nam
không hề nhỏ.
Nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên do thói quen
mua vàng, tích trữ vàng của
người dân Việt Nam. Trong
khi đó, theo quy định hiện
hành, Việt Nam không cho
phép nhập khẩu vàng và
điều này dẫn đến vàng lậu
tìm đường vào Việt Nam.
“Thực tế ở khu vực miền
Nam, vàng lậu chủ yếu đi từ
Campuchia, miền Trung đi
từ Lào và miền Bắc thẩm lậu
từ Trung Quốc. Tuy nhiên,
tình trạng buôn lậu vàng với
số lượng lớn được phát hiện
nhiều nhất chủ yếu ở khu vực
biên giới Tây Nam giữa Việt
Nam và Campuchia. Việc
lực lượng chức năng phát
hiện 51 kg vàng nhập lậu có
thể chỉ là phần nổi của tảng
băng chìm” - vị chuyên gia
này đánh giá.
Đại diện một công ty kinh
doanh vàng cũng cho hay vụ
vận chuyển trái phép 51 kg
vàng qua biên giới vừa phát
hiện được xem là vụ buôn
lậu vàng lớn nhất từ trước
đến nay tại Việt Nam bị bắt
giữ. Song đây không phải là
vụ đầu tiên bị lực lượng chức
năng phát hiện. Đáng chú ý,
vàng lậu không chỉ được vận
chuyển qua đường bộ mà
còn cả đường hàng không,
đường biển.
Điển hình là lực lượng an
ninh tại sân bay Nội Bài hồi
tháng 8-2017 đã kiểm tra năm
người đàn ông nhập cảnh
vào Việt Nam từ Thái Lan
và phát hiện số vàng trang
sức nhập lậu gồm vòng đeo
tay, dây chuyền, hoa tai... lên
tới 28,54 kg. Từ lời khai của
các đối tượng, lực lượng chức
năng tiếp tục bắt giữ thêm số
vàng trang sức buôn lậu gồm
8,155 kg. Như vậy, tổng số
vàng trang sức thu giữ của
riêng đường dây buôn lậu
này trên 36 kg vàng.
Để chặn vàng
nhập lậu
Ông Nguyễn Văn Dưng,
Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim
hoàn đá quý TP.HCM, phân
tích: Nhu cầu mua vàng nữ
trang của người dân luôn
tồn tại và sản lượng vàng
nữ trang năm sau luôn cao
hơn năm trước. Bởi vậy, nhu
cầu vàng nguyên liệu cũng
tăng theo là điều đương
nhiên. Theo thống kê của
Hiệp hội Kinh doanh vàng
Việt Nam, mỗi năm riêng
nhu cầu vàng nguyên liệu
để sản xuất vàng trang sức
đã lên tới khoảng 20 tấn.
Thế nhưng kể từ khi Nghị
định 24/2012 về quản lý hoạt
động kinh doanh vàng được
ban hành vào năm 2012 đến
nay, Việt Nam không nhập
thêm bất cứ miếng vàng
THÙY LINH
M
ới đây, Công an tỉnh
An Giang đã phát hiện
nhóm người đi xuồng
máy hướng từCampuchia vào
Việt Nam có biểu hiện nghi
vấn. Sau đó lực lượng công
an đã bắt giữ Trần Văn Hải
cùng hai bao tải và một bọc
nylon màu đen chứa nhiều
khối kim loại màu vàng với
trọng lượng khoảng 51 kg.
Theo kết quả giám định
của Viện Khoa học hình sự
thuộc Bộ Công an cho thấy
51 kg kim loại màu vàng nói
trên là vàng 9999.
Chỉ là phần nổi
của tảng băng
Chuyên gia ngành vàng
Dương Anh Vũ khẳng định:
Những năm gần đây, hiện
tượng nhập lậu đã giảm bởi
sóng trên thị trường vàng
trong nước không nhiều, sự
hấp dẫn của thị trường không
còn như trước đây. Tuy nhiên,
khi giá vàng trong nước cao
hơn đáng kể so với giá vàng
thế giới như thời gian vừa qua
thì việc nhập lậu vàng lại gia
tăng do lợi nhuận hấp dẫn.
“Với 51 kg vàng lậu bị thu
giữ vừa qua, tính theo giá vàng
thế giới ở thời điểm thấp nhất
là 1.860 USD/ounce thì tổng
số tiền bỏ ra để mua 51 kg
vàng từ Campuchia khoảng
69 tỉ đồng. Như vậy, nếu tính
giá vàng nguyên liệu tại Việt
Nam cao hơn thế giới chỉ ở
mức khoảng 2 triệu đồng/
lượng thì khi nhập lậu trót
lọt 51 kg vàng, lợi nhuận thu
được khoảng 4 tỉ đồng. Mức
lợi nhuận này rõ ràng quá
hấp dẫn” - ông Vũ tính toán.
Vụ phát hiện, bắt
giữ 51 kg vàng nhập
lậu qua biên giới có
thể chỉ là phần nổi
của tảng băng chìm.
Nhu cầumua vàng của
người dân là có thật trong khi
lại không được phép
nhập khẩu
(ảnh lớn)
số vàng 9999 công an
vừa bắt giữ. Ảnh: TL
Phía sau vụ
buôn lậu khủng
hơn 50 kg vàng
Khi thị trường vàng trong nước khan hiếm
nguồn cungmà không được nhập qua chính ngạch
thì dễ nảy sinh nguy cơ nhập lậu.
Bất chấp các khó khăn về kinh tế, nhiều công ty
kinh doanh vé số truyền thống vẫn kiếm bộn tiền. Cụ
thể, trong nửa đầu năm nay, Công ty Xổ số kiến thiết
TP.HCM thu được gần 4.000 tỉ đồng từ vé số và lãi gần
500 tỉ đồng. Tương tự, trong nửa đầu năm nay, Công ty
Xổ số kiến thiết Bình Dương đạt doanh thu gần 2.000 tỉ
đồng, lãi trước thuế gần 100 tỉ đồng.
Ngoài ra, một đại gia lớn khác là Công ty Xổ số kiến
thiết Đồng Nai trong nửa đầu năm nay đạt doanh thu
2.050 tỉ đồng, giảm rất nhẹ so với cùng kỳ là 2.183 tỉ
đồng. Qua đó ghi nhận lãi gộp vé số truyền thống là 316
tỉ đồng, trong khi nửa đầu năm 2019 là 348 tỉ đồng.
Đáng chú ý, dù dịch COVID-19 khiến vé số truyền
thống phải ngừng kinh doanh một thời gian khá dài
nhưng nhu cầu mua vé số của người dân không hề giảm.
Bà Thanh Hòa, một người bán vé số truyền thống có
thâm niên ở quận Tân Bình, TP.HCM cho biết cứ mỗi tờ
vé số bán ra lãi 1.000 đồng. Một ngày bà bán ít nhất hơn
100 tờ.
“Kinh nghiệm của tôi cho thấy kinh tế càng khó
khăn, người mua vé số càng nhiều, vì họ kỳ vọng bỏ
10.000 đồng nhưng sẽ có tiền tỉ trong tay nếu may mắn
đến” - bà Hòa lý giải vé số vẫn bán chạy trong thời dịch
COVID-19.
PHƯƠNG MINH
nguyên liệu nào. Trong khi
đó, các doanh nghiệp nữ
trang vẫn sản xuất đều, nhất
là hiện nay đang vào mùa
cao điểm (Giáng sinh, tết,
mùa cưới…) nhu cầu vàng
nữ trang, nhẫn, dây chuyền,
lắc, vòng tăng cao. Đó là
chưa kể một số sản phẩm
công nghệ cao cũng cần tới
vàng nguyên liệu.
“Rõ ràng khi mà vàng
nguyên liệu không được
nhập chính ngạch mà thị
trường lại cần thì chỉ còn
một cách duy nhất là nhập
lậu. Đặc biệt, trong bối
cảnh mà giá vàng trên thị
trường Việt Nam cao đến
hơn 4 triệu đồng/lượng so
với giá thế giới như hiện nay
thì nguy cơ nhập lậu vàng
tăng cao là dễ hiểu” - ông
Dưng nhận định.
Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim
hoàn đá quý TP.HCM nhấn
mạnh để triệt tiêu hiệu quả
tình trạng thẩm lậu vàng
qua biên giới, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) cần cho
phép nhập khẩu vàng nguyên
liệu chính ngạch theo nhu
cầu của thị trường và doanh
nghiệp. Một khi thị trường
vàng trong nước liên thông
với thế giới, chênh lệch giá
không còn thì dân buôn lậu
cũng hết cửa làm ăn.
“Đây là đề xuất mà Hiệp
hội Kinh doanh vàng Việt
nam đã trình NHNN từ rất
lâu rồi. Vấn đề chỉ là câu
trả lời của nhà điều hành
mà thôi” - ông Dưng nói.
Ông Huỳnh Trung Khánh,
cố vấn cấp cao Hội đồng
vàng thế giới tại Việt Nam,
Singapore và Indonesia, mới
đây trả lời phỏng vấn
Pháp
Luật TP.HCM
cũng nhận
định: Thị trường vàng trong
nước và thế giới không liên
thông do Việt Nam cấm xuất,
nhập vàng và một số đơn vị
kinh doanh vàng thiếu nguồn
cung dẫn đến giá vàng trồi
sụt bất thường, chênh lệch
giá mua bán quá lớn.
Khi thị trường vàng trong
nước khan hiếm nguồn cung
mà không được nhập qua
chính ngạch thì cũng dễ nảy
sinh nguy cơ nhập lậu qua
biên giới.
“Chỉ khi nào nguồn cung
vàng trong nước thoát khỏi
sự khan hiếm thì khoảng
cách chênh lệch giữa giá
vàng trong nước và quốc
tế mới được rút ngắn, đồng
thời nút thắt về ngành vàng
nữ trang mới được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, người dân mua
vàng cũng giảm được rủi ro
lớn khi giá vàng trong nước
luôn trong tình trạng đắt
hơn giá vàng thế giới” - ông
Khánh nhấn mạnh.•
Thời gian gần đây, giá vàng trong nước cao
hơn giá vàng thế giới 2-3 triệu đồng/lượng,
thậmchícóthờiđiểmlênđếngần5triệuđồng/
lượng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây
là hiện tượng bất thường và là nguyên nhân
chính khiến vàng lậu chảy vào Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó
Giámđốc NHNNChi nhánhTP.HCM, cho rằng
kể từkhi Nghị định24/2012quản lýhoạt động
kinh doanh vàng ra đời đến nay, thị trường
vàng ổn định, không còn tình trạng đầu cơ,
làm giá gây bất ổn nền kinh tế. Ngay cả vào
thời điểm giá vàng biến động lớn như trong
tháng 8 vừa qua cũng không có tình trạng
người dân xếp hàng dài chờ đợi tới lượt để
mua vàng.
“Tuy nhiên, NHNN vẫn luôn theo dõi sát
diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ
nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi
cần thiết” - ông Minh nhấn mạnh.
Giá vàng trong nước cao bất thường
Vé số truyền thống kiếm bộn tiền mùa dịch
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook