269-2020 - page 13

13
Đời sống xã hội -
Thứ Bảy 21-11-2020
Người khiếm thính gặp khó
khi đi khám chữa bệnh
Do không thể giao tiếp nênmỗi lần đi khámbệnh, người khiếm thính gặp rất nhiều khó khăn.
HOÀNG LAN
M
ới đây, Trung tâm
Nghiên cứu giáo dục
người khiếm thính
(CED) đã triển khai dự án
“Thúc đẩy việc hỗ trợ pháp
lý ban đầu và thực hiện chính
sách thăm, khám chữa bệnh
người khiếm thính” do Quỹ
Thúc đẩy sáng kiến tư pháp
JIFF - Oxfam tài trợ.
Thức suốt đêm để
quan sát bệnh trạng
Dùđã18 tuổi nhưngNguyễn
Đức Trọng (quận Tân Phú,
TP.HCM) đi đâu cũng có
người thân kèm do bị khiếm
thính bẩm sinh. Công việc
bận rộn, chị Đặng Thị Mỹ
Ngọc, mẹ Trọng, cũng không
có thời gian theo học các lớp
ngôn ngữ ký hiệu, chỉ hiểu cơ
bản những ý muốn của con.
Mới đây, chị Ngọc đưa con
đi chích ngừa. Nhìn thấy kim
tiêm, Trọng sợ hãi nhưng bác
sĩ không biết giải thích thế nào.
Chị Ngọc phải vỗ về con cả
tiếng đồng hồ thì Trọng mới
chịu chích. “Con cũng lớn rồi,
sau này phải tự lập, mẹ không
thể kè theo mãi. Nếu chẳng
may vào bệnh viện (BV) cấp
cứu, không thể bút đàmmà bác
sĩ cũng không hiểu con thì tôi
làm saomà an tâmđược” - chị
Ngọc lo lắng.
Nhìn người anh khiếm
thính biểu diễn ký hiệu bài
hát
Sống như những đóa hoa
,
chị LêThùyThảoNguyên, em
gái anh Lê Vũ Thế Vinh (38
tuổi), không giấu nổi những
giọt nước mắt.
Chị Nguyên chia sẻ đây là
lầnđầu tiênanhđượchòanhập,
được đứng trên sânkhấu. “Anh
Vinh bị câm điếc từ năm bốn
tuổi. Do nhà ở đảo Phú Quý
(Bình Thuận), không có cơ sở
dạy cho người câm điếc nên
gia đình đành phải để anh ở
nhà. Lúc nhỏ anh rất vui tính
nhưng đến tuổi dậy thì, nhận
ra khiếmkhuyết của bản thân,
anh rất dễ cáu bẳn, dẫn đến
rối loạn cảm xúc phải uống
thuốc” - chị Nguyên kể.
Cách đây một năm, chị
Nguyên đưa anh vàoTP.HCM
sống và rất vất vả khi tìmmột
đơn vị dạy hòa nhập cho người
khiếm thính lớn tuổi.
“Hồi nhỏ đến lớn hai anh
em toàn tự ra dấu với nhau.
Ngày đầu đi học ở CED, anh
rất sợ và dặn tôi nhớ đến đón
đúng giờ. Sau một tháng anh
rất vui, thường ra dấu là giờ
mới biết cộng đồng không
nghe được nhiều như vậy” -
chị Nguyên kể.
Theo chị Nguyên, ngoài
khó khăn về giao tiếp xã hội,
người khiếm thính còn gặp
nhiều bất tiện khi đi khám
chữa bệnh. Anh Vinh hay
ốm nhưng chưa lần nào chị
đưa anh đi BV công lẫn tư
mà có người phiên dịch cho
người khiếm thính. “Nhiều
khi muốn đưa anh đi khám,
tôi phải thức suốt đêm để
quan sát triệu chứng bệnh
và hỏi anh cặn kẽ đau ở đâu
rồi mới đưa đến bác sĩ. Bác
sĩ khi khám thì cũng nhìn chỉ
số y khoa, xét nghiệm rồi cho
thuốc. Tôi sợ có gì đó tiềm ẩn
trong người mà anh không thể
chia sẻ cho tôi hiểu hết” - chị
Nguyên chia sẻ. Chị mong
muốn ngoài cần người phiên
dịch, cộng đồng người khiếm
thính rất dễ gặp phải những
vấn đề về tâm thần, cần được
hỗ trợ kịp thời.
Chỉ chín BV ở TP.HCM
có thông dịch viên
Báo cáo về dự án hỗ trợ
người khiếm thính, ThS Võ
QuốcBảo,ThSy tế công cộng,
quản lý dự án Oxfam của
CED, theo thống kê cả nước
có gần 2,5 triệu người khiếm
thính, trongđóTP.HCMchiếm
10%. Tuy nhiên, số liệu này
“Nếu chẳng may
vào BV cấp cứu,
không thể bút đàm
mà bác sĩ cũng
không hiểu con thì
tôi làm sao mà an
tâm được”.
Một lớp học ngôn ngữ ký hiệu do CED tổ chức. Ảnh: CED
từ năm 2009, chứng tỏ cộng
đồng người khiếm thính chưa
được quan tâm đúng mức.
Theo bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng BV do Bộ Y tế
quy định, người khuyết tật
được tiếp cận đầy đủ với các
khoa, phòng và dịch vụ khám
chữa bệnh trong BV. Cụ thể,
có nhân viên phiên dịch cho
người khiếm thính hoặc có
phương án hợp tác, ký hợp
đồng với người phiên dịch
trong trường hợp có người
bệnh khiếm thính đến khám
chữa bệnh; bảo đảm đáp ứng
được người phiên dịch cho
người bệnh khiếm thính trong
vòng90phút khi được yêu cầu.
Tuy nhiên, hiện rất ít BV
đạt được tiêu chí trên, toàn
TP.HCM chỉ có 20 thông
dịch viên ngôn ngữ ký hiệu.
Trong đó, CED chỉ mới ký
hợp đồng hỗ trợ chín BV để
trợ giúp người khiếm thính.
Theo đại diện SởY tế, việc
người phiên dịch truyền đạt
giúp người khiếm thính có thể
xảy ra bất tiện như nếu xảy
ra sự cố không mong muốn,
người phiên dịch chịu trách
nhiệm như thế nào cũng chưa
được đặt ra. Do đó, giải pháp
lâu dài là cần có các phương
pháp, công cụ hỗ trợ người
khiếm thính để họ dần độc lập
trong cuộc sống. Trong quá
trình thực hiện dự án, CED
có đề xuất phù hợp, Sở Y tế
sẽ xem xét hỗ trợ. •
để đạt được những điều mình muốn” - TS
Hằng chia sẻ.
Sau nhiều lần nộp hồ sơ xin việc, năm
2012, chị được nhận vào trường cũ là ĐH
Bách khoa với mức lương theo hệ số khoảng
3 triệu đồng/tháng.
Theo TS Hằng: “Dù bắt đầu lại từ con số 0
nhưng tôi được tạo nhiều điều kiện để nghiên
cứu và giảng dạy. Tôi nghĩ khi đi dạy, chính
câu hỏi mà sinh viên đặt ra hoặc trả lời sẽ là
động lực để tôi nghiên cứu và học tập, từ đó
phát triển bản thân hơn”.
Năm 2013, TS Hằng thực hiện dự án
nghiên cứu cùng với một đồng nghiệp trong
khoa và xin được tài trợ trị giá 30.000 USD
từ Hàn Quốc về xử lý nước sinh hoạt cho
người dân. Nhờ đó dự án đã đem lại những
lợi ích về đào tạo, được tiếp cận dự án quốc
tế, phát triển các đề tài nghiên cứu về xử
lý nước thải…
Bên cạnh đó, chị luôn khuyến khích và
thường xuyên hướng dẫn sinh viên thực
hiện các đề tài về môi trường để tham dự
các cuộc thi về sáng tạo, khởi nghiệp. Từ
đó, chị cùng với khoa đã có những đổi mới
để đưa ngành học môi trường trở nên năng
động, hấp dẫn hơn.
TS Hằng cho rằng mục đích cuối cùng vẫn
là gắn liền giữa đào tạo với thực tế, với địa
phương và doanh nghiệp.
Từ đó, chị mong muốn thay đổi nhận thức
của học sinh, gia đình và xã hội về ngành
học môi trường, thay đổi nhận thức của mỗi
người về bảo vệ môi trường.
“Trước đây nhiều người hay gọi tôi với biệt
danh là “tiến sĩ về rác”, họ nghĩ môi trường
chỉ là vấn đề ô nhiễm. Đúng, môi trường là
giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nhưng các
em đều được trang bị kiến thức, kỹ năng để
bảo vệ bản thân chứ không phải cứ ô nhiễm
là phải đưa thân ra để làm hại bản thân, như
vậy thì không ai làm việc hết” - TS Hằng
phân trần.
TS Hằng ví dụ về dự án chế tạo máy lọc
không khí Air Mask theo công nghệ mới mà
chị đang hướng dẫn cho sinh viên làm để
chuẩn bị bước vào chung kết khởi nghiệp
toàn quốc diễn ra vào tháng 12 tới.
PGS-TS Võ Lê Phú, Trưởng Khoa môi
trường và tài nguyên, Trường ĐH Bách
khoa, chia sẻ: “Trong quá trình giảng dạy,
TS Hằng rất nhiệt tình và năng động. Cô có
đammê với các ý tưởng sáng tạo mới để cùng
sinh viên làm và đã có nhiều giải thưởng ở
các sân chơi sáng tạo, khởi nghiệp trong và
ngoài nước. Từ sự năng nổ của cô cùng với
các thầy cô khác trong khoa đã góp phần đưa
các ngành học về môi trường trở nên hấp dẫn,
gần gũi hơn, thu hút nhiều sự quan tâm của
học sinh, sinh viên”.•
“Dù nước ngoài trả lương cao
nhưng những giá trị về nghiên
cứu của mình vẫn là phục vụ
cho nước họ, mình thấy như vậy
là không hợp lý nên mình về.”
TS
Hằng
TS Võ ThanhHằng cùng nhómsinh viên chế tạomáy lọc không khí AirMask giành giải nhất cuộc thi
Bách khoa Innovation năm2020. Ảnh: PHẠMANH
CED thành lập vào ngày 15-4-2011. Hiện đây là tổ chức xã
hội đầu tiên và duy nhất tại Việt Namdo người khiếm thính
thành lập và phục vụ vì người khiếm thính (ngườiđiếc,nghe
kém, mất thính lực muộn).
Dự án “Thúc đẩy việc hỗ trợ pháp lý ban đầu và thực hiện
chính sách thăm, khámchữa bệnh người khiếm thính”ra đời
nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy thực hiện
chính sách thăm, khám chữa bệnh người khiếm thính, giúp
các BV đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế. Dự án sẽ đào tạo thông
dịchngônngữkýhiệucho60người, tập huấn kỹ năng hỗ trợ
người khiếm thính ở BV cho nhân viên y tế, hỗ trợ pháp lý
ban đầu cho người khiếm thính. Cạnh đó, tiến hành nghiên
cứu 200 người khiếm thính, phụ huynh tại 20 BV ở TP.HCM,
sau đó chuyển kết quả nghiên cứu đến các cơ quan liên quan,
hội đoàn của người khiếm thính.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook