269-2020 - page 7

7
Triệu tập thẩmphán
đếnphiênxử
cựu luật sưkêuoan
HĐXX phúc thẩmquyết định triệu tập
thẩmphán, thư ký phiên tòa sơ thẩmvà
hai điều tra viên thamgia tố tụng.
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa ra quyết định mở
lại phiên xử phúc thẩm vụ Trần Hữu Kiển (từng là
luật sư Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre) bị truy tố về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vào ngày 26-
11. Phiên tòa được mở do bị cáo kháng cáo kêu oan.
Đáng chú ý ở lần mở phiên tòa này, HĐXX phúc
thẩm quyết định triệu tập thẩm phán, thư ký phiên tòa
sơ thẩm tham gia tố tụng. Ngoài ra, HĐXX còn triệu
tập hai điều tra viên thuộc Công an tỉnh Bến Tre điều
tra vụ án.
Bị cáo Kiển có năm luật sư bào chữa tại giai đoạn
phúc thẩm. Tại lần mở phiên xử trước, bị cáo có đơn
gửi HĐXX yêu cầu tòa triệu tập HĐXX cấp sơ thẩm
(chủ tọa phiên tòa, thư ký và kiểm sát viên) tới tham
gia phiên tòa. Lý do biên bản phiên tòa sơ thẩm và
bản án sơ thẩm không phản ánh đúng diễn biến tại
phiên tòa. Cạnh đó, bị cáo còn yêu cầu thu thập toàn
bộ băng ghi âm, ghi hình quá trình xét xử.
Theo đơn kháng cáo, bị cáo Kiển yêu cầu cấp phúc
thẩm hủy án sơ thẩm, tuyên ông không phạm tội và
đình chỉ vụ án. Ngoài ra, phần dân sự, đề nghị tuyên trả
số tiền gần 1,4 tỉ đồng cho Văn phòng luật sư Bến Tre
để giải quyết với bà Trương Thị Thu Thủy (được xác
định là bị hại vụ án - PV) theo thủ tục tố tụng dân sự.
Nếu phải giải quyết trong vụ án hình sự này thì
tuyên buộc bà Thủy trả cho bị cáo tiền thù lao tổng
cộng gần 484 triệu đồng trong số 1,4 tỉ đồng trên, số
còn lại đồng ý để bà Thủy nhận.
Ngược lại, bị hại kháng cáo yêu cầu xem xét toàn
bộ trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo phải bồi thường
cho bà theo yêu cầu tại phiên sơ thẩm.
Theo hồ sơ, bà Thủy (ngụ Bến Tre) là đương sự
trong một vụ chia di sản thừa kế. Bản án phúc thẩm
của TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên bà Thủy và
những người trong gia đình được chia số tiền thừa kế
khoảng 6 tỉ đồng.
Khi bản án có hiệu lực, Cục Thi hành án dân sự
TP.HCM đã ban hành quyết định thi hành bản án. Để
thương lượng, thỏa thuận chia tiền với các đồng thừa
kế khác, bà Thủy đã đến gặp luật sư Kiển ở Bến Tre
để ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Theo đó, bà Thủy ủy quyền cho ông Kiển được đại
diện thương lượng với các đồng thừa kế khác trong vụ
án. Đến năm 2014, bà Thủy được chia số tiền thừa kế
hơn 1,3 tỉ đồng. Số tiền này được chuyển vào tài khoản
của ông Kiển. Tuy ông đã rút toàn bộ số tiền này để chi
tiêu nhưng nói với bà Thủy là chưa thỏa thuận được
với các đương sự khác trong việc chia tiền.
Đến năm 2016, bà Thủy mới biết luật sư Kiển đã
nhận tiền mà không chịu trả. Bà đã thông báo chấm
dứt, hủy bỏ việc ủy quyền và làm đơn tố cáo ông Kiển
gửi cơ quan điều tra.
Xử sơ thẩm lần đầu, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên
phạt Kiển 12 năm tù. Bị cáo kêu oan.
Cuối năm 2018, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử
phúc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Lý do quá
trình điều tra, xét xử cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng
nghiêm trọng, chưa cho bị cáo Kiển tiếp cận hồ sơ vụ
án. Hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn, nhiều lời khai
của người liên quan chưa được đối chất làm rõ.
Xử sơ thẩm lại cuối năm 2019, cơ quan tố tụng tỉnh
vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố và tòa tuyên phạt bị
cáo Kiển mức án như cũ.
HOÀNG YẾN
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy21-11-2020
TUYẾNPHAN
S
áng 20-11, sau hai ngày làm việc,
TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên
án phúc thẩm vụ gian lận điểm thi
THPTquốc gia năm2018 tại tỉnh Sơn La.
Bác toàn bộ kháng cáo
của bốn bị cáo
Trong số bốn bị cáo kháng cáo, Trần
XuânYến (cựu phó giámđốc SởGD&ĐT
tỉnh Sơn La) và NguyễnMinh Khoa (cựu
phó trưởng Phòng an ninh chính trị nội
bộ, Công an tỉnh Sơn La) kêu oan. Lò
Văn Huynh (cựu trưởng Phòng khảo thí
Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) xin giảm nhẹ
hình phạt và cho rằng không nhận 1 tỉ
đồng từ ông Khoa. Riêng bị cáo Nguyễn
ThanhNhàn (cựu phó trưởng Phòng khảo
thí) xin được hưởng án treo.
Qua quá trình xét xử và nghị án, tòa
phúc thẩm quyết định bác toàn bộ đơn
kháng cáo cũng như quan điểm bào chữa
của các luật sư, tuyên y án sơ thẩm đối
với cả bốn bị cáo nêu trên.
Cụ thể, bị cáo Huynh (cựu trưởng
Phòng khảo thí Sở GD&ĐT tỉnh Sơn
La) bị tuyên phạt 21 năm tù về hai tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi
hành công vụ và nhận hối lộ. Bị cáo
Yến và Nhàn bị tuyên phạt lần lượt chín
năm và 30 tháng tù về tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Riêng bị cáo Khoa bị tuyên phạt tám
năm tù về tội đưa hối lộ.
Theo HĐXX, cấp sơ thẩm đã xét xử
đúng người, đúng tội, các chứng cứ được
xem xét khách quan, phù hợp với quy
định pháp luật. Hơn thế, dù kháng cáo
kêu oan hoặc xin giảm nhẹ hình phạt,
cả bốn bị cáo đều không đưa ra được
các chứng cứ, tài liệu mới.
Tòa phúc thẩm nhận định hành vi của
các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của ngành
giáo dục, đồng thời làm giảm uy nghiêm
cho các kỳ thi mang tính quốc gia và
mất đi sự công bằng, cơ hội học tập của
nhiều thí sinh có năng lực.
Hành vi này cũng làm suy giảm chất
lượng giáo dục, gây tâm lý hoang mang
cho các thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi
THPT quốc gia, gây bất bình trong dư
luận quần chúng nhân dân, ảnh hưởng
xấu đến trật tự trị an, an toàn xã hội.
“Tòa án cấp sơ thẩm xét xử, tuyên án
các bị cáo là có căn cứ, đúng quy định
của pháp luật” - HĐXX nhấn mạnh.
Hối lộ tiền tỉ để “chạy” điểm
Theo bản án sơ thẩm, bốn bị cáo
nêu trên cùng tám người khác (không
kháng cáo - PV) vì động cơ vụ lợi đã
cùng nhau tác động vào bài thi, nâng
điểm cho 44 thí sinh tại kỳ thi THPT
quốc gia năm 2018.
Trong đó, Trần Xuân Yến có vai trò
chính, dù không trực tiếp tham gia sửa
bài nhưng đồng thuận và tạo điều kiện
cho các bị cáo can thiệp, nâng điểm cho
thí sinh. Cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT
còn chỉ đạo việc che giấu hành vi phạm
tội bằng cách yêu cầu cấp dưới xóa toàn
bộ dữ liệu bài thi trên máy tính.
Đặc biệt, Lò Văn Huynh cầm tiền của
nhiều người để nâng điểm cho các thí
sinh. Bị cáo nhận lời nâng điểm cho hai
thí sinh do NguyễnMinh Khoa cung cấp
để đậu vào các Trường Công an nhân
dân. Cả hai thống nhất mỗi trường hợp
sẽ có giá 700 triệu đồng và ông Khoa
đã đưa trước cho ông Huynh 1 tỉ đồng.
Quá trình điều tra ban đầu, ông Huynh
nhiều lần thừa nhận việc cầm tiền của
ông Khoa. Khi tổ công tác Bộ GD&ĐT
lên kiểm tra, ông Huynh bị triệu tập nên
ông Khoa gọi đến số máy của vợ ông
Huynh để xin lại số tiền đã đưa.
Tiếp đó, ông Huynh đưa 1 tỉ đồng
cho em vợ và dặn khi nào mình nói thì
chuyển lại cho ông Khoa. Sau cùng, em
vợ Huynh đem số tiền này về nhà rồi
giao nộp cho cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, kể từ khi tòa tuyên trả hồ
sơ, sau đó cơ quan điều tra khởi tố ông
Khoa về tội đưa hối lộ và ông Huynh
tội nhận hối lộ, ông Huynh bất ngờ thay
đổi lời khai.
Theo đó, ông Huynh phủ nhận chính
lời khai trước đây của mình việc thỏa
thuận và cầm tiền của ông Khoa. Bị cáo
này cho biết số tiền 1 tỉ đồng là tiền tiết
kiệm và bán đất của gia đình mà có.
Sự thay đổi trong lời khai của ông
Huynh dường như ăn rơ với ông Khoa
khi cựu thượng tá công an luôn một
mực phủ nhận việc nhờ nâng điểm và
thỏa thuận chuyện đưa tiền bạc.•
Bị cáoNguyễnMinh Khoa. Ảnh: TP
HĐXX nhận định hành vi
của các bị cáo là nguy hiểm
cho xã hội, ảnh hưởng
trực tiếp đến uy tín của
ngành giáo dục, làm giảm
uy nghiêm cho các kỳ thi
mang tính quốc gia và
mất đi sự công bằng, cơ hội
học tập của nhiều thí sinh
có năng lực.
Bác kháng cáo về số tiền 1 tỉ đồng
Ngoài bốn bị cáo, hai người khác cũng kháng cáo là bà Lê Thị Thanh Yến (vợ bị
cáo Huynh) và ông Lê Thanh Sơn (em vợ bị cáo Huynh). Cả hai đề nghị tòa phúc
thẩm xem xét lại phán quyết của tòa sơ thẩm buộc họ liên đới chịu án phí dân
sự liên quan đến số tiền 1 tỉ đồng (tiền bị cáo Huynh nhận hối lộ từ bị cáo Khoa).
Theo HĐXX, số tiền trên là vật chứng của vụ án nên đã bị tịch thu, sung công
quỹ nhà nước. Yêu cầu của bà Yến và ông Sơn về việc trả lại tiền là không có căn cứ
nên không được chấp nhận. Dù vậy, cả hai thuộc gia đình có công với cách mạng,
cha là liệt sĩ và đã có đơn xin miễn án phí, do đó theo quy định thì hai người được
miễn án phí xét xử sơ thẩm.
Cựu thượng tá
công an đưa hối lộ 1 tỉ
lãnh 8 năm tù
HĐXXphúc thẩmquyết định bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩmtámnăm
tù đối với cựu thượng tá công anNguyễnMinhKhoa về tội đưa hối lộ.
Bị cáo Trần
Văn Kiển.
Ảnh: HY
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook