269-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy21-11-2020
CẨMTÚ-MINHLONG
T
iền thuê đất sau năm năm
điều chỉnh một lần theo
giá thị trường của đất ở
khiến chủ đầu tư các khu công
nghiệp (KCN) lẫn các doanh
nghiệp thuê đất tại KCN đứng
ngồi không yên.
Giá thuê tăng gấp 13 lần
ÔngTrầnQuangTrường,Tổng
giám đốc KCN Tân Bình, cho
biết từ năm 1997, Công ty cổ
phầnSXKDXNKDV&ĐTTân
Bình (Tanimex) được TP.HCM
giao đất làm KCN Tân Bình.
Tanimex đầu tư hạ tầng và cho
các doanh nghiệp sản xuất thuê
lại theo đơn giá Nhà nước phê
duyệt. Giá thuê đất ổn định
trong năm năm đầu, sau năm
năm điều chỉnh một lần, mỗi
lần tăng không quá 15% theo
giá hợp đồng thuê đất.
Tuynhiên, từnăm2005, chính
sách về tiền thuê đất được Nhà
nước điều chỉnh. Nghị định
142/2005 về thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước, tiền thuê đất
chỉ ổn định trong năm năm,
sau năm năm phải tính lại “trên
cơ sở tham chiếu giá thị trường
của đất ở khu vực tiếp giáp”.
Sau khi được Nhà nước cho
thuê đất và đầu tư hạ tầng tại
KCNmở rộngvềphíaquậnBình
Tân, từ năm 2010 đến 2014,
Tanimex ký hợp đồng cho thuê
lại đất với năm doanh nghiệp,
theo đơn giá của Sở TN&MT
tại thời điểm ký hợp đồng là
1.740 đồng/m
2
/ năm. Đơn giá
thuê đất này được Tanimex
thông báo “thay đổi theo quy
định pháp luật hiện hành”, tức
Nghị định 142/2005.
Tháng 10-2014, SởTài chính
ban hành văn bản xác định đơn
giá cho thuê
đất tại KCN
Tân Bình mở
rộng chu kỳ
năm năm tiếp
theo là 10.440
đồng/m
2
/năm.
Đ ế n n ă m
2018, đơn giá
thuê đất điều
chỉnh lần hai,
tiền thuê đất là 23.000 đồng/
m
2
/năm. Như vậy, chỉ sau hai
lần điều chỉnh, tiền thuê đất
của các doanh nghiệp tại KCN
đã tăng hơn 13 lần!
Cũng như tại KCNTân Bình
cũ, Tanimex ứng nộp trước tiền
thuê đất cho Nhà nước và thu
lại từ các doanh nghiệp thuê
đất tại KCN (theo đúng đơn
giá các sở, ngành yêu cầu).
Tuy nhiên, Tanimex cho hay
đang gặp tình trạng có doanh
nghiệp không đồng ý nộp tiền
thuê đất sau năm năm bị điều
chỉnh theo giá thị trường dẫn
đến phải kiện ra tòa và đang
chờ phán quyết cuối cùng.
“Nhữngbất cập
này làm bất ổn
môi trường đầu
tư, ảnh hưởng
c h í n h s á c h
thu hút doanh
nghiệp đầu tư
vàoKCN, nguy
cơ các chủ đầu
tư KCN phá
sản hàng loạt”
- Tanimex kêu cứu.
Doanh nghiệp gặp khó
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ
tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp
KCNTP.HCM (HBA), cho hay
việc năm năm phải tính lại giá
thuê, trên cơ sở tham chiếu giá
thị trường của đất ở là bất hợp
lý khiến doanh nghiệp sản xuất
lẫn chủ đầu tư KCN gặp nhiều
khó khăn. Tiền thuê đất mất ổn
định nên chi phí đầu vào không
thể tính trước khiến doanh
nghiệp bị động trong sản xuất.
Theo ông, về bản chất, KCN
hoàn toàn khác đất ở và không
nên xem tiền thuê đất tại KCN
là một nguồn thu chính, mà
vấn đề quan trọng của KCN
là thu hút đầu tư. “Đất KCN là
đất sản xuất, kinh doanh nên
nguồn thu được tạo ra từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi KCN thu
hút được doanh nghiệp đầu
tư thì sẽ tăng kim ngạch xuất
khẩu, giải quyết công ăn việc
làm, thu hút chất xám công
nghệ và tăng thu ngân sách
bền vững” - ông góp ý.
Ông Bé dẫn chứng Khu công
nghệ cao tại quận 9 miễn tiền
thuê đất trong giai đoạn đầu
nên hấp dẫn những tập đoàn
lớn. “ Hiện ngân sáchTP.HCM,
ngân sách cả nước đã thu được
trái ngọt từ KCN
này và hoạt
động sản xuất của các doanh
nghiệp” - ông kể. Do đó, cần
có chính sách ổn định rõ ràng
về tiền thuê đất, tạo thuận lợi
cho các doanh nghiệp lẫnKCN.
Ông Bé cho biết không chỉ
Tanimex gặp khó, mà chính
sách tiền thuê đất đang gây bất
cập cho rất nhiều KCN khác tại
TP.HCM. “Hiệp hội Các KCN
tại TP.HCM sẽ kiến nghị Chính
phủ về những vướng mắc trong
tiền thuê đất KCN để gỡ vướng
khó khăn cho các KCN hiện
nay tại TP.HCM” - ông bày tỏ.•
Chỉ sau hai lần điều chỉnh, tiền thuê đất của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp đã tăng hơn 13 lần. Ảnh: Q.HUY
KCN ế ẩm vì chờ thẩm định tiền thuê đất
theo giá thị trường
KCN Hiệp Phước vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2019
với mức lỗ khủng xấp xỉ 788 tỉ đồng. Trong năm 2019, công ty
không có nhiều hợp đồng cho thuê đất thanh toán nên tổng
doanh thu năm2019 giảm38%, tương đương gần 281 tỉ đồng;
doanh thu cho thuê đất giai đoạn 1 và giai đoạn 2 lần lượt giảm
32% và 37%. Việc thẩmđịnh giá đất thuê tại KCN này thực hiện
từ năm2015 với nhiều cuộc họp, nhiều đơn vị liên quan nhưng
đến nay chưa thống nhất dẫn đến KCN không thể tiếp tục ký
hợp đồng cho các doanh nghiệp khác thuê đất.
Hiệp hội các KCN tại
TP.HCM sẽ kiến nghị
Chính phủ về những
vướng mắc trong tiền
thuê đất KCN để gỡ
vướng khó khăn cho
các KCN hiện nay
tại TP.HCM.
Hà Nội xin ý kiến người dân
về cột mốc số 0 ở Hồ Gươm
Sáng 20-11, quận Hoàn Kiếm phối hợp với Hội
Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức triển lãm lấy ý
kiến cộng đồng về các phương án đoạt giải cuộc
thi thiết kế cột mốc Km0 ở Hồ Gươm.
Các phương án thiết kế cột mốc Km0 được
trưng bày tại Trung tâm thông tin quận Hoàn
Kiếm, số 2 Lê Thái Tổ. Đây đều là các phương án
thiết kế xuất sắc, đoạt giải cao trong cuộc thi thiết
kế công trình cột mốc số 0 tại khu vực Hồ Gươm
được phát động hồi tháng 6-2020.
Trong số này có phương án thiết kế đoạt giải
nhất là ý tưởng thiết kế cột mốc số 0 bằng công
nghệ tia laser tạo hình chiếu 3D trong không gian.
Phương án thiết kế này đặt vị trí của cột mốc
trước quảng trường Lý Thái Tổ. Theo đó, cột mốc
được thiết kế chìm dưới mặt đất, làm bằng đồng,
ở giữa là biểu tượng Khuê Văn Các, tia laser sẽ
được chiếu từ dưới mặt đất tạo ra các điểm sáng
trong không gian ba chiều, hình thành hình ảnh
cột mốc số 0 bằng ánh sáng.
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận
Hoàn Kiếm, cho biết đến nay dự án cải tạo hạ
tầng kỹ thuật hồ Hoàn Kiếm đã cơ bản hoàn thành
với các hạng mục kè hồ, thoát nước, cấp điện, cấp
nước đã hoàn thiện, khánh thành vào dịp 1.010
năm Thăng Long Hà Nội.
Việc tổ chức triển lãm các phương án thiết kế
cột mốc số 0 bên hồ Hoàn Kiếm là dịp để lắng
nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp, sự quan tâm
của cộng đồng, người dân, các chuyên gia để hoàn
thiện hơn trước khi triển khai. “Chúng tôi mong
nhận được nhiều ý kiến góp ý để nghiên cứu hoàn
thiện các phương án” - ông Long nói.
TRỌNG PHÚ
Tháng 12 khai trương phà biển
Cần Giờ - Vũng Tàu
Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT
TP.HCM, cho biết cuối năm 2020 sẽ bắt đầu vận
hành tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu.
“Hiện bến phà ở Cần Giờ và Vũng Tàu đang
tích cực thi công để kịp tiến độ đưa tuyến phà
biển vào khai thác trong tháng 12 tới” - ông An
thông tin.
Sở dĩ việc vận hành tuyến phà biển Cần Giờ -
Vũng Tàu bị chậm so với dự kiến là do quá trình
đấu thầu, xây dựng mất nhiều thời gian. Trước đó,
do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên quá trình
thi công bị chậm lại. Tuy nhiên, các đơn vị đang
nỗ lực để đưa dự án hoàn thành đúng dự kiến
trong tháng 12 này.
Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu có cự ly
khoảng 15 km, xuất phát từ bến Tắc Suất (Cần
Giờ) đến TP Vũng Tàu. Thời gian hành trình
khoảng 30 phút. Phà biển được thiết kế hai thân
theo công nghệ của Úc với chiều dài 45 m, rộng
10 m, công suất 2.900 mã lực, tốc độ tối đa 24 hải
lý/giờ.
Hiện chủ đầu tư đã sẵn sàng hai chiếc phà, mỗi
lượt có thể chở trung bình 350 khách, 20 ô tô các
loại cùng 100 xe máy, tần suất khai thác dự kiến
là 24 chuyến/ngày, thời gian giãn cách là 60 phút/
chuyến.
Phà biển kết nối Cần Giờ, TP.HCM với TP
Vũng Tàu sẽ giúp giảm tải đường bộ, tạo điều
kiện cho huyện Cần Giờ kết nối thuận lợi với các
tỉnh lân cận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
ĐÀO TRANG
Phà biển CầnGiờ - Vũng Tàu sẽ sớmphục vụ người dân
trong thời gian tới. (Ảnh do SởGTVT cung cấp)
Kêu cứu vì giá thuê đất
tăng 13 lần
Các chuyên gia cho rằng giá thuê đất khu công nghiệp điều chỉnh
tham chiếu theo giá thị trường đất ở là bất hợp lý, ảnh hưởng đến hoạt động
các khu công nghiệp và hoạt động thu hút vốn đầu tư.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook