292-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu18-12-2020
Thời gian gần đây, nhiều sản phẩmcủa Apple đã được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Trong ảnh: Khách hàngmua điện thoại, máy tính…của Apple. Ảnh: MINHHOÀNG
Apple chuyển dây chuyền sản xuất
iPad, MacBook đến Việt Nam
PHƯƠNGMINH
H
àng loạt sản phẩm
đình đám của Apple
đã chính thức sản xuất
tại Việt Nam (VN). Dòng
chữ “Made in Vietnam” trên
các sản phẩm của gã khổng
lồ công nghệ Mỹ sẽ lan tỏa
khắp thế giới, tạo hiệu ứng
tích cực cho vị thế VN như
là công xưởng đáng tin cậy.
Gia tăng đầu tư
tại Việt Nam
Hãng tin
Reuters
vừa xác
nhận tập đoàn chế tạo linh
kiện điện tử và máy tính lớn
nhất thế giới Foxconn (Đài
Loan) chuyên sản xuất các
sản phẩm cho gã khổng lồ
công nghệApple củaMỹ đang
chuyển dây chuyền sản xuất
máy tính bảng (iPad) và máy
tính xách tay (MacBook) từ
Trung Quốc (TQ) sang VN
theo yêu cầu của Apple.
Hai dòng sản phẩm này
sẽ chính thức được sản xuất
tại VN vào năm 2021. Hiện
các dây chuyền sản xuất cho
thế hệ tiếp theo của máy tính
bảng và máy tính xách tay
cũng đã được chuẩn bị sẵn
sàng tại Bắc Giang.
Foxconn cho biết thêm,
công ty vừa đầu tư thêm 270
triệu USD nhằm xây dựng
dây chuyền sản xuất máy
tính bảng và máy tính xách
tay tại Bắc Giang.
Mới đây, tờ
DigiTimes
(Đài
Loan) cũng cho biết hai đối tác
chínhcủaApple làLuxsharevà
Goertek đang sản xuất tai nghe
AirPodsMaxcủaApple tại nhà
máy ở VN. Như vậy chiếc tai
nghe này vốn được sản xuất tại
TQ đã chính thức mang dòng
chữ “Made in Vietnam”.
Các động thái trên củaApple
cho thấy hãng công nghệ hàng
đầu của Mỹ đang đẩy nhanh
việc di dời các chuỗi cung ứng
liên quan ra khỏi TQ. Trả lời
hãng tin
Nikkei
của Nhật, ông
Young Liu, Chủ tịch Foxconn,
cho biết công ty sẽ tiếp tục
chuyển hoạt động sản xuất ra
khỏi TQdo căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung.
“VN, Indonesia, Ấn Độ,
Philippines, Mexico… là
những địa điểmmà công ty sẽ
chuyển nhà máy đến và ngày
càng mở rộng quy mô” - ông
Young Liu cho biết.
Không chỉ là
câu chuyện thuế
Giới chuyêngia kinh tế nhận
định việc Apple chuyển một
phần sảnxuất sangVNsẽ giảm
bớt tác động bất lợi nếu chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung
tiếp tục gia tăng. Thời gian
qua, Mỹ đã tăng thuế đối với
hàng loạt mặt hàng của TQ,
trong đó có hàng điện tử sản
xuất tại nước này.
Tuy vậy, những toan tính
lớn trong việcApple chọnVN
làmnơi sản xuất các sản phẩm
đình đámcủamình còn nằmở
nguyên nhân khác ngoài thuế.
Thựctếthờigianquachínhsách
của Tổng thống Mỹ Donald
Trump tập trung vào việc đưa
các tập đoàn của Mỹ rời TQ
về quê nhà, trong đó cóApple
nhưng chưa thành công.
Bởi Mỹ có lợi thế so sánh
về công nghệ tiên tiến, môi
trường kinh doanh tốt và người
tiêu dùng giàu có. Nhưng lợi
thế củaMỹ không phải là nhân
công giá rẻ, công nghiệp lắp
ráp cấp thấp mà là phân khúc
có giá trị cao nhất của chuỗi
sản xuất.
Thậmchí,hãngtin
Bloomberg
trong một bình luận mới đây
đã chỉ ra rằng rất khó để sản
phẩm của Apple mang dòng
chữ “Made in America”. Lý
do hãng công nghệ này không
thể thuê được hàng trăm ngàn
nhân công tại Mỹ với mức
lương hợp lý, cũng như kiếm
đủ người chấp nhận làm các
công đoạn lắp ráp đơn giản.
“Các giám đốc điều hành
của hãng Foxconn thừa nhận
họ không tin vào viễn cảnh
công nhânMỹmuốnđứng làm
việc tại các dây chuyền sản
xuất lắp ráp đơn giản. Ngay
tại TQ, nơi có lực lượng lao
động lớn gấp năm lần cũng đã
hết khao khát các công việc
này” -
Bloomberg
cho biết.
Do đó, di dời nhà máy từ
TQ sang VN trở nên hợp lý
và đủ tiềm năng thay thế TQ
trong tương lai vì nước này
đã đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở
hạ tầng, nguồn nhân lực có
kỹ năng tốt.
Nói cách khác, các công ty
nhưApple phải di chuyển để
tiếp cận gần hơn với nguồn
lao động đáp ứng được yêu
cầu của họ. Bằng chứng là
Samsung đã vận hành khá
Đặt nhà máy hoành tráng tại Việt Nam
Thời gian qua, các đối tác của Apple đã đặt nhà máy sản
xuất tại VN. Chẳng hạn, lãnh đạo Tập đoàn Foxconn cho
hay đã đầu tư hơn 203 triệu USD vào VN trong giai đoạn
năm 2018 và 2019.
VN sẽ là trung tâm sản xuất lớn nhất của Foxconn tại khu
vực Đông Nam Á. Thậm chí công suất tại nước ta còn lớn
hơn cả Ấn Độ, nơi mà công ty đã đầu tư đến 371 triệu USD
trong hai năm qua.
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 17-12, trả
lời câu hỏi của PV về việc Bộ Tài chính Mỹ mới đây công
bố báo cáo, trong đó cho rằng Việt Nam đã thao túng tiền
tệ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu
Hằng khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ kinh
tế, thương mại với Mỹ và đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy
quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
“Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quan hệ hai
nước thì chúng tôi đều có trao đổi, tiếp xúc với phía Mỹ
trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở nhằm tháo gỡ những vấn
đề này. Chúng tôi luôn mong muốn quan hệ hai nước tiếp
tục phát triển mạnh mẽ, phù hợp với lợi ích của hai bên” -
người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Cùng ngày 17-12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát
đi thông tin về việc Bộ Tài chính Mỹ xác định Việt Nam
thao túng tiền tệ. Theo đó, ngày 16-12, Bộ Tài chính Mỹ
đã ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và
ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”. Tại
báo cáo này, Mỹ đã đưa vào danh sách giám sát gồm 10
nền kinh tế: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý,
Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ.
Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường
thương mại năm 2015 của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ cần thực
hiện phân tích nâng cao về chính sách tỉ giá và kinh tế đối
ngoại của các đối tác thương mại lớn. Các phân tích này
dựa trên các tiêu chí về thặng dư thương mại song phương
với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.
Các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể như sau:
Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít
nhất 20 tỉ USD; thặng dư cán cân vãng lai tương đương
ít nhất 2% GDP; can thiệp một chiều và kéo dài trên thị
trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ
trong ít nhất sáu tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng
lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP
trong giai đoạn 12 tháng.
Tại báo cáo tháng 12-2020, theo Đạo luật Cạnh tranh
và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988, Việt Nam và
Thụy Sĩ đáp ứng ba tiêu chí trên và bị Bộ Tài chính Mỹ
xác định là thao túng tiền tệ.
Về vấn đề này, NHNN khẳng định việc điều hành tỉ giá
những năm qua trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung
nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh
thương mại quốc tế không công bằng.
THÙY LINH - VIẾT THỊNH
tốt các nhà máy sản xuất điện
thoại hàng đầu tại VN và đã
được bán đi khắp thế giới.
Apple sẽ làm gì
cho Việt Nam?
“Dòngchữ“MadeinVietnam”
trên các sản phẩm công nghệ
đình đám củaApple chính là
lời quảng cáo tuyệt vời về
năng lực sản xuất của VN” -
chuyên gia kinh tếTrầnThanh
Hải bình luận. Ông nói thêm:
Apple là công ty lớn và khi
họ chuyển nhà máy vào VN
thì tất yếu những nhà cung
cấp chính sẽ theo họ vào VN.
Điều này tương tự hãng
SamsunghayLGvàoVNcũng
đem theo hệ sinh thái riêng
của họ. Do đó, mức độ lan
tỏa lợi ích của dòng chảy đầu
tư nước ngoài cho kinh tế VN
chưa quá lớn và ngay lập tức.
Song kỳ vọng dòng vốn đầu
tư nước ngoài chất lượng cao
nhưApple đến một thời điểm
sẽ kích hoạt toàn bộ lĩnh vực
sản xuất nội địa của nước ta.
Từ đó, hình thành các công ty
Việt có năng lực và chất lượng
tương tự doanh nghiệp ngoại.
“Thời điểm này, các công
ty VN cần tranh thủ thời gian
để học hỏi, nắm bắt trước khi
tích lũy được năng lực, công
nghệ để thâm nhập dần vào
chuỗi cung ứng của gã công
nghệ khổng lồ của Mỹ” - ông
Hải khuyến nghị.
ÔngMichael Kokalari, kinh
tếtrưởngTậpđoànVinaCapital,
nhìn nhận để đạt được năng
lực như TQ thì việc đào tạo
công nhân và tạo ra các nhà
cung cấp mới tại VN là một
tiến trình mất nhiều năm, vì
những nhóm này phải học
các quy trình cơ bản.
Tuy nhiên, VN sẽ nhanh
chóng cải thiện được điều này,
do các công ty địa phương có
khả năng tiếp thu khá tốt các
phương pháp hay nhất khi
Apple bắt đầu nỗ lực phối hợp
để cải thiện năng lực của các
nhà cung cấp VN. Qua đó sẽ
giành được các hợp đồng tốt
từ các công ty đa quốc gia.
Nói cách khác, các ông lớn
công nghệ đã chọn VN làm
cứ điểm sản xuất để tìm kiếm
lợi ích thì ngược lại, VN cần
nắm bắt các lợi thế để hưởng
lợi và nâng cấp để thâm nhập
vào chuỗi cung ứng toàn cầu.•
“Dòng chữ “Made in Vietnam” trên các sản phẩm công nghệ đình đám của Apple chính là lời quảng cáo
tuyệt vời về năng lực sản xuất của VN” - chuyên gia kinh tế TrầnThanhHải nhận định
Dòng chữ “Made in
Vietnam” trên các
sản phẩm công nghệ
đình đám của Apple
chính là lời quảng
cáo tốt về năng lực
sản xuất của VN.
BộNgoại giao lên tiếngvề tinMỹ cho rằngViệtNamthao túng tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước Việt Namnói việc điều hành tỉ giá là đúng.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook