292-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu18-12-2020
TUYẾNPHAN
V
KSNDTối cao mới đây
quyết định trả hồ sơ vụ
án “giả mạo công tác”
xảy ra tại Trường ĐH Đông
Đô cho Cơ quanAn ninh điều
tra (ANĐT) Bộ Công an.
Trong quyết định trả hồ sơ,
VKSND Tối cao đề nghị Cơ
quanANĐTBộ Công an điều
tra bổ sung, làm rõ sáu vấn đề.
Xử lý trách nhiệm
đảng viên, công chức
Theo VKS, danh sách thu
được tại TrườngĐHĐôngĐô
có 626 trường hợp được cấp
văn bằng hai tiếngAnh, trong
đó cơ quan điều tra (CQĐT)
làm rõ 193 trường hợp được
cấp bằng không qua đào tạo
(bằng giả - PV).
Tuy nhiên, kết luận điều tra
mới chỉ nêu chung số liệu các
trường hợp được cấp bằng
không qua đào tạo từng lần
và chưa rõ danh sách được
cấp bằng không qua đào tạo
từng lần.
Bởi vậy, VKS cho rằng cần
trước khi kết thúc điều tra để
có căn cứ xử lý theo quy định
pháp luật” - VKS nêu.
Một vấn đề quan trọng khác
mà VKS đề nghị CQĐT làm
rõ là số tiền các bị can trong
vụ án thu lợi bất chính. VKS
yêu cầu xác định cụ thể số
tiền học phí mà Trường ĐH
Đông Đô đã thu của những
người được cấp bằng giả là
chỉ đạo cấp dưới làm giả các
quyết định, ồ ạt tuyển sinh.
Đến thời điểm phát hiện sai
phạm, Trường ĐH Đông Đô
đã cấp bằng cử nhân ngôn ngữ
tiếng Anh văn bằng hai cho
626 trường hợp. Tuy nhiên,
công an chỉ xác định và làm
việc được với 217 trường hợp
(một người đã chết).
Trong đó, 193 người được
cấp bằng không qua tuyển
sinh, đào tạo hoặc không đủ
điều kiện cấp bằng, 23 người
có tham gia học tập nhưng do
Trường ĐH Đông Đô chưa
được cấp phép đào tạo nên
không có giá trị.
Cũng theoCQĐT, trong 193
người được cấp bằng giả thì
có tới 60 người đã sử dụng
bằng. Đặc biệt, 55 trường hợp
sử dụng xét tuyển nghiên cứu
sinh hoặc bảo vệ luận án tiến
sĩ, một trường hợp làm điều
kiện bảo vệ thạc sĩ, một trường
hợp thi nâng ngạch thanh tra
viên, một trường hợp sử dụng
xét tuyển thạc sĩ...
CQĐT đã kiến nghị các
cơ quan chủ quản xử lý cán
bộ vi phạm theo quy định
đối với 58 người đã sử dụng
bằng, hai trường hợp còn lại
không kiến nghị xử lý vì một
người đã nghỉ công tác và
một người chủ động tố cáo
sai phạm.
Đáng chú ý, kết luận điều
tra chỉ ra một nghịch lý, đó
là việc Trường ĐH Đông Đô
chưa được cấp phép đào tạo
văn bằng hai, thế nhưng từ
năm2015 trường này lại được
Bộ GD&ĐT thông báo chỉ
tiêu tuyển sinh và cho đăng
tải đề án tuyển sinh lên cổng
thông tin tuyển sinh của bộ,
trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn
bằng hai chính quy.
Theo CQĐT, Vụ Kế hoạch
tài chính và Vụ Giáo dục
đại học thực hiện thông báo
chỉ tiêu tuyển sinh, đăng
tải đề án tuyển sinh (gồm
chỉ tiêu văn bằng hai) trên
cổng thông tin tuyển sinh
cho Trường ĐH Đông Đô
trong khi trường này chưa
được cho phép đào tạo có
dấu hiệu vi phạmQuyết định
số 22/2001 của bộ trưởng
Bộ GD&ĐT về đào tạo cấp
bằng đại học thứ hai.•
Vụ ĐH Đông Đô: Viện Tối cao
yêu cầu làm rõ 6 vấn đề
xác định rõ những trường hợp
được cấp bằng không qua đào
tạo của từng lần cấp bằng giả
và từng bị can phải chịu trách
nhiệm về việc làm giả đối với
các trường hợp cụ thể.
Đặc biệt, đối với 193 cá
nhân nêu trên, VKS yêu cầu
đơn vị chủ quản ngoài xử lý
việc dùng bằng giả cần xem
xét, xử lý trách nhiệm đảng
viên, công chức, viên chức
của những người này khi sử
dụng bằng giả.
Cũng theo VKS, trong 193
bằng giả đã cấp, CQĐT mới
thu giữ 67 văn bằng gốc, nên
cần tiếp tục thu hồi 126 văn
bằng còn lại.
Đối với 60 trường hợp sử
dụng bằng giả, hiện mới xác
định được 25 người (22 người
rút hồ sơ dừng chương trình
học, ba trường hợp xin thôi
học thạc sĩ, rút kết quả thi
nâng ngạch thanh tra viên).
VKS đề nghị CQĐT làm rõ
35 trường hợp còn lại đã sử
dụng bằng giả như thế nào.
“Yêu cầu các đơn vị thực
hiện nghiêm túc và thông báo
kết quả xử lý bằng văn bản
bao nhiêu, tổng số tiền đã
chi, danh sách học viên đã
nộp học phí…
Ngoài ra, VKS còn yêu
cầu xác định rõ hơn hành vi
của ba bị can là cựu cán bộ
Trường ĐH Đông Đô gồm
Trần Ngọc Quang (cựu phó
phòng quản lý đào tạo và
quản lý sinh viên), Nguyễn
Thị Huệ (cựu trưởng phòng
tài chính, kế toán) và Nguyễn
Thị Ngọc Thái (cựu nhân
viên Viện Đào tạo liên tục),
liên quan đến việc cấp bằng
giả cho hàng trăm học viên.
Dùng bằng giả bảo vệ
luận án tiến sĩ
Trước đó, Cơ quanANĐT
Bộ Công an hoàn tất kết luận
điều tra, đề nghị truy tố 10
bị can trong vụ án nêu trên.
Theo CQĐT, dù chưa được
BộGD&ĐT cho phép đào tạo
hệ vănbằnghai ngônngữ tiếng
Anh nhưng Trần Khắc Hùng
(chủ tịch HĐQT Trường ĐH
Đông Đô, đang bỏ trốn) đã
Hôm 14-12, Văn phòng Chính phủ có văn
bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ về vụ án trên.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
chỉ đạo khẩn trương truy bắt bị canTrần Khắc
Hùng (cựu chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông
Đô, đã bỏ trốn).
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo cần xác minh
làm rõ những sai phạm liên quan của các đơn
vị, cá nhân thuộc Bộ GD&ĐT, nếu có dấu hiệu
của tội phạm phải khởi tố điều tra để xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật, không
bỏ lọt tội phạm.
Thủ tướng cũng yêu cầu mở rộng điều
tra vụ án, tiếp tục làm rõ số cá nhân được
Trường ĐH Đông Đô cấp, sử dụng văn bằng
cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh giả và
các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có) không
qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều
kiện cấp bằng để thu hồi và kiến nghị các
cơ quan chức năng xem xét, xử lý nghiêm
vi phạm theo quy định.
Đối với VKSNDTối cao vàTANDTối cao,Thủ
tướng yêu cầu hai cơ quan này chỉ đạo các
đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với Bộ
Công an sớm đưa các đối tượng phạm tội ra
xét xử nghiêm minh.
Đối với 193 cá nhân
nêu trên, VKS Tối
cao yêu cầu đơn vị
chủ quản ngoài xử
lý việc dùng bằng
giả cần xem xét, xử
lý trách nhiệm đảng
viên, công chức, viên
chức của những
người này khi sử
dụng bằng giả.
VKSNDTối cao yêu cầu đơn vị chủ quản xemxét, xử lý trách nhiệmđảng viên, công chức, viên chức
đối với những cá nhân sử dụng bằng giả của Trường ĐHĐông Đô.
Ngày 17-12, UBND TP Cần Thơ đã có công văn yêu
cầu giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 2
(BQL dự án 2) khẩn trương tổ chức thực hiện kiến nghị
của Kiểm toán Nhà nước tại dự án xây dựng công trình
Trường THPT Châu Văn Liêm.
Cụ thể, UBND TP Cần Thơ yêu cầu BQL dự án 2 kiểm
tra đối với tất cả thiết bị, cấu kiện bằng gỗ tại Trường THPT
Châu Văn Liêm để phát hiện các sai phạm về loại gỗ không
đạt theo hồ sơ thiết kế duyệt và hợp đồng kinh tế đã ký như
kết quả kiểm toán đã phát hiện.
BQL dự án 2 tính toán lại mức độ an toàn của công trình
và khắc phục, đặc biệc chỉ đạo kiểm tra việc thanh lý vật
liệu tháo dỡ, thu hồi từ cơ sở cũ Trường THPT Châu Văn
Liêm. Vì đây là vật liệu của công trình cổ nhưng lại thanh
lý theo phế liệu là không hợp lý.
UBND TP Cần Thơ cũng đề nghị BQL dự án 2 tổ chức
khắc phục ngay các đề nghị mà lãnh đạo Trường THPT
Châu Văn Liêm đã kiến nghị trong 16 văn bản, đồng thời
khắc phục các sai sót về chất lượng thi công mà qua kiểm
toán đã có nhận xét đánh giá.
“BQL dự án 2 báo cáo chi tiết việc để xảy ra các sai sót
về chất lượng ly tô gỗ, thiết bị bàn ghế chất lượng không
đạt theo thiết kế, hợp đồng đã ký để UBND TP xem xét, xử
lý trách nhiệm” - công văn nêu.
UBND TP cũng lưu ý BQL dự án 2 phải thuyết minh rõ
nguyên nhân, biện pháp và thời hạn xử lý dứt điểm đối với
sai sót tại dự án Trường THPT Châu Văn Liêm.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, Kiểm toán Nhà
nước đã chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án xây dựng công
trình Trường THPT Châu Văn Liêm do BQL dự án 2 làm
chủ đầu tư từ việc thanh lý, thanh toán, dự toán, quản lý
chất lượng công trình.
Ban giám hiệu Trường THPT Châu Văn Liêm đã có
16 văn bản (từ ngày 2-4-2019 đến 7-8-2020) gửi chủ
đầu tư đề nghị khắc phục, tuy nhiên vẫn chưa được xử
lý triệt để.
KÊ MINH
CầnThơ chỉ đạo khắc phục ởdựánTrườngChâuVănLiêm
Cơ quan tố tụng tống đạt quyết định khởi tố các bị can tại ĐHĐôngĐô. Ảnh: CACC
Thủ tướng yêu cầu mở rộng điều tra
Dự án Trường THPT Châu Văn Liêm. Ảnh: KÊMINH
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook