292-2020 - page 13

13
HÀPHƯỢNG
N
gày 17-12, ba tình nguyện
viên (TNV) đầu tiên được
tiêm thử vaccine COVID-19
do Việt Nam sản xuất. Đây là
những người được lựa chọn kỹ
lưỡng trong số 300 TNV đăng ký
tiêm thử vaccine ngừa COVID-19
với tên gọi Nanocovax.
Chỉ tiêm thử vaccine trên
người trẻ, khỏe mạnh
Theo GS Đỗ Quyết, Giám đốc
Học viện Quân y, Chủ nhiệm của
chương trình nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng vaccine ngừa COVID-19,
quá trình tiêm thử nghiệm vaccine
sẽ chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 chủ yếu là dò liều,
đánh giá tính an toàn và hiệu quả
trong đáp ứng miễn dịch. Giai đoạn
2 sẽ tính toán nhiều hơn về tính
đáp ứng miễn dịch, tức khả năng
phòng vệ của cơ thể khi nhiễm
SARS-CoV-2.
Ở giai đoạn 1, Học viện Quân y
tuyển chọn 60 người tình nguyện,
chia làm ba nhóm, mỗi nhóm 20
người được tiêm vaccine liều từ
thấp đến cao gồm 25 mcg, 50 mcg
và 75 mcg. Mỗi liều tiêm cách nhau
28 ngày.
Ba TNV được tiêm thử vaccine
trong ngày 17-12 gồm hai nam và
một nữ, có độ tuổi dao động từ 18
đến 25, là những người khỏe mạnh,
có sức khỏe tốt. Họ được tiêm liều
thấp 25 mcg.
Sau khi tiêm, các TNV sẽ được
theo dõi sức khỏe tại bệnh viện trong
vòng 72 giờ rồi trở về địa phương.
Tiếp đó, TNV được theo dõi tại
nơi cư trú trong 56 ngày. Nhóm
nghiên cứu sẽ kết hợp với y tế xã,
phường theo dõi họ nhằm đảm
bảo tính toàn vẹn của người được
tiêm cũng như tuân thủ các điều
kiện tối ưu.
TS Nguyễn Ngô Quang, Phó
Cục trưởng Cục Khoa học Công
nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, cho biết
người được tiêm thử vaccine phải
tuân thủ phác đồ, đề cương nghiên
cứu sau khi tiêm, có lối sống lành
mạnh tránh gây ảnh hưởng đến
nghiên cứu.
Đặc biệt, Bộ Y tế thành lập ba
đoàn giám sát, hỗ trợ nhóm nghiên
cứu nhằmđảmbảo quy trình nghiên
cứu, tuân thủ đề cương, phát hiện
những vấn đề đối với sự an toàn
của người được tiêm…
Vị phó cục trưởng nhấn mạnh
trong thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn 1, yếu tố đầu tiên là phải bảo
vệ toàn vẹn sức khỏe người tham
gia. TNV được tiêm ở liều tối thiểu
để đảm bảo an toàn, nếu có những
tai biến không mong muốn xảy ra
thì có thể kiểm soát.
Ghi nhận của PV, đến chiều 17-12,
sức khỏe các TNV được tiêm thử
nghiệm vẫn đang ổn định, chưa có
gì bất thường.
Rút ngắn thời gian
sản xuất nhưng vẫn
đúng chuẩn thế giới
GS-TS, Trung tướng Đỗ Quyết,
Giámđốc Học viện Quân y, cho hay
để chuẩn bị tốt nhất cho lần tiêm
thử nghiệm, đơn vị đã tổ chức diễn
tập trong ba ngày trước khi tiêm thử
nghiệm lâm sàng trên người. Việc
này để đảm bảo nếu có bất cứ tai
biến hay tác dụng phụ nào thì Học
viện Quân y cũng sẽ xử lý được.
Cũng theo giám đốc Học viện
Quân y, quy trình thử nghiệm lâm
sàng đều dựa theo quy trình quốc
tế. Tại buổi thử nghiệm, học viện
đã sẵn sàng các thiết bị theo dõi chỉ
số sinh học, kết nối với các bệnh
viện xung quanh.
“Chúng tôi đã xây dựng quy trình
cho trường hợp có tác dụng không
mong muốn ở các mức độ nhẹ, vừa
và thậm chí nặng nhất. Khi tiêm
chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng
với tinh thần cao nhất” - Trung
tướng Đỗ Quyết khẳng định.
Chia sẻ thêm về chặng đường sản
xuất vaccine,TSNguyễnNgôQuang
nói rằng trung bình một nghiên cứu
Người đầu tiên được tiêmthử vaccine COVID-19made in Vietnamgiai đoạn 1. Ảnh: HÀ PHƯỢNG
Họ đã nói
Đắk Lắk: Công bố kết quả giám định ADN
xác định danh tính 34 liệt sĩ
Ngày 17-12, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, UBND tỉnh Đắk
Lắk tổ chức công bố kết quả giám định ADN xác định
danh tính của 34 liệt sĩ thuộc Trung đoàn 25 (Bộ chỉ huy
mặt trận Tây Nguyên).
Trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, cán bộ,
chiến sĩ Trung đoàn 25 được giao nhiệm vụ chiến đấu tại
đèo Hà Lan (thị xã Buôn Hồ). Đây là một cứ điểm quan
trọng, huyết mạch từ tỉnh Gia Lai nối các tỉnh miền Trung
lên Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), do đó thường xuyên xảy
ra những trận đánh ác liệt giữa ta và địch.
Trong chiến đấu, Trung đoàn 25 có khoảng 260 cán bộ,
chiến sĩ anh dũng hy sinh tại khu vực đèo Hà Lan.
Thực hiện đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông
tin, năm 2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn
vị liên quan phối hợp với Ban liên lạc truyền thống Trung
đoàn 25 cùng với sự giúp đỡ của các đơn vị thuộc Bộ
Quốc phòng, Bộ LĐ-TB&XH đã khai quật 106 mộ liệt
sĩ chưa xác định được thông tin tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh
Đắk Lắk và Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cư M’gar (Đắk
Lắk); tiến hành lấy mẫu sinh phẩm 91 hài cốt liệt sĩ để
giám định ADN.
Viện Pháp y quân đội (Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần)
lấy mẫu thân nhân liệt sĩ thuộc Trung đoàn 25 và tiến hành
phân tích giám định ADN.
Kết quả giám định ADN đã xác định được danh tính của
34 hài cốt liệt sĩ. Trên cơ sở đó, tỉnh Đắk Lắk đã khắc bia
mộ, xác định thông tin đầy đủ cho các liệt sĩ.
TX
Hơn 500 người khuyết tật được
hỗ trợ vốn khoảng 20 tỉ đồng
Sáng 17-12, tại Hà Nội, Hội Người khuyết tật TP Hà
Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2020 và phương
hướng hoạt động sáu tháng đầu năm 2021.
Tại hội nghị, bà Dương Thị Vân, Chủ tịch Hội Người
khuyết tật TP Hà Nội, cho biết hiện tại hội có hơn 15.700
thành viên, trong đó số người được kết nạp trong năm là 242.
Hội Người khuyết tật TP Hà Nội có 48 tổ chức hội viên.
Đầu tháng 9-2020, hội tiếp nhận dự án “Hỗ trợ người
khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19 năm 2020” do tổ chức Habitat tài trợ. Trong
đó có 700 người khuyết tật sẽ được nhận bộ dụng cụ vệ
sinh và thực phẩm khô để dùng trong ba tháng; 20 gia
đình có người khuyết tật được hỗ trợ thuê nhà trong ba
tháng; 60 người khuyết tật trẻ được tham gia tập huấn các
kỹ năng mềm đi tìm việc làm.
Hội Người khuyết tật TP Hà Nội đã tập hợp nhu cầu
xe lăn, xe lắc của hội viên để tiếp nhận hỗ trợ 100 xe vào
đầu tháng 11-2021. Nhân dịp tết Nguyên đán, hội và các
tổ chức thành viên đã tiếp nhận và vận động các cơ quan,
doanh nghiệp và cá nhân để trao trên 3.247 suất quà tết trị
giá gần 1,2 tỉ đồng cho hội viên.
Hội Người khuyết tật các quận, huyện và thị xã tiếp tục
phối hợp với UBND, Ngân hàng Chính sách xã hội địa
phương, các tổ chức chính trị, xã hội (cựu chiến binh, phụ
nữ, nông dân…) để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận nguồn
vốn vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho các hộ gia đình
người khuyết tật theo quy định mới của UBND TP. Hiện
nay đã có hơn 500 người khuyết tật được tiếp cận nguồn
vốn có giá trị khoảng 20 tỉ đồng.
HT
Các mốc thời gian dự kiến
cho nghiên cứu lâm sàng
Dự kiến thời gian nghiên cứu cho
vaccineNanocovax giai đoạn1 làbốn
tháng, giai đoạn2 làbốn thángđểgối
đầu và giai đoạn 3 là sáu tháng. Như
vậy, dự kiến cuối năm 2021, chúng
ta sẽ có các dữ liệu về nghiên cứu
lâmsàng đối với vaccine Nanocovax.
TS
NGUYỄN NGÔ QUANG
,
Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ
và Đào tạo, Bộ Y tế
Đời sống xã hội -
ThứSáu18-12-2020
Việt Nam chính thức tiêm
thử nghiệm vaccine COVID-19
Dự kiến cuối năm2021, Việt Nam sẽ có các dữ liệu về nghiên cứu lâm sàng đối với vaccine Nanocovax.
hoàn chỉnh vaccine phải mất 7-12
năm. Nhưng với tình trạng khẩn
cấp, để phát triển vaccine mới trong
một đại dịch, Bộ Y tế đã xem xét
rút gọn một số công đoạn về mặt
hành chính. “Dù vậy vẫn phải đảm
bảo về mặt kỹ thuật, chuyên môn,
khoa học” - ông Quang lưu ý.
Có mặt tại buổi tiêm thử nghiệm,
đại diện BộYtế cho biết người tham
gia tiêm thử nghiệm ngoài quyền
lợi là được theo dõi sức khỏe liên
tục trước, trong và sau quá trình
triển khai nghiên cứu, họ còn nhận
được chi phí bồi hoàn cho việc mất
thời gian tham gia nghiên cứu, các
chi phí đi lại, ăn nghỉ…
Ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc
Nanogen, cho hay công ty đã mua
gói bảo hiểm 20 tỉ đồng cho các
TNV tham gia thử nghiệm ở cả
ba giai đoạn. Gói bảo hiểm có tên
“bảo hiểm trách nhiệm cho chiến
dịch thử nghiệm lâm sàng vaccine
Nanocovax”. Mức bồi thường tối
đa trong các trường hợp tai biến
có ảnh hưởng sức khỏe suốt thời
gian theo dõi là 100 triệu đồng/vụ.•
Ghi nhận của PV,
đến chiều 17-12, sức
khỏe các TNV được tiêm
thử nghiệm vẫn đang
ổn định, chưa có gì
bất thường.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook