292-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu 18-12-2020
Nới cao tốc TP.HCM-
Long Thành-Dầu Giây:
Cần đồng bộ nút giao
Nhiều ý kiến cho rằngmở rộng cao tốc TP.HCM- LongThành - DầuGiâymà
không tính đến việc đồng bộ các nút giao thì tình trạng kẹt xe vẫn tiếp diễn.
Chưa côngbằnggiữa
các dựánBOT
“Nguyên nhân một số doanh nghiệp BOT
đang gặp khó khăn do lưu lượng phương tiện qua
trạm ít, việc phân luồng giao thông ở một số địa
phương và giá vé. Để tháo gỡ, Nhà nước phải
chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bằng việc điều
chỉnh thời gian thu phí, ưu đãi vốn vay…”.
Ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy
ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, nêu vấn
đề như trên tại buổi tọa đàm khơi nguồn tín dụng
BOT giao thông, do báo
Đại Biểu Nhân Dân
tổ
chức sáng 17-12.
Theo Đại tá Nguyễn Đăng Giáp, Tổng Giám
đốc Tổng Công ty 36 (Bộ Quốc phòng): Các dự
án BOT vừa qua có thể nói là “kẻ ăn không hết,
người lần chẳng ra”.
Điển hình, dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ là cửa
ngõ phía nam của thủ đô, các xe trong cả nước
khi về thủ đô hầu như phải qua đây. Trong khi đó,
một số dự án của Tổng Công ty 36 đầu tư ở vùng
núi như BOT quốc lộ 19 (đoạn qua tỉnh Bình
Định và Gia Lai) hay BOT quốc lộ 6 Hòa Lạc -
Hòa Bình lại vô cùng khó khăn, lưu lượng xe rất
thấp, vỡ phương án tài chính.
Tiếp vấn đề này, ông Lê Thanh Vân vẫn lấy ví
dụ về tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và cho
rằng theo quan điểm cá nhân, cần phải làm rõ một
số vấn đề đối với tuyến này. Vì theo ông, dự án
Pháp Vân - Cầu Giẽ không phản ánh đúng bản
chất của BOT. Dự án lạm dụng BOT để trục lợi,
lấy tiền của dân một cách bất minh.
“Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu tư khác
triển khai dự án ở vùng sâu, vùng xa nhưng Nhà
nước không có chính sách kích hoạt ưu đãi. Tôi
cho rằng vấn đề này không sòng phẳng…” - ông
Vân cho nói.
Cùng quan điểm, ông Phan Văn Thắng, Phó
Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, cho biết hiện nay dự
án hầm đường bộ Đèo Cả và dự án cao tốc Bắc
Giang - Lạng Sơn đã hoàn thành nhưng doanh thu
thấp, không đủ trả lãi ngân hàng.
Nguyên nhân, cơ chế chính sách thay đổi, Nhà
nước không thực hiện các cam kết trong hợp
đồng. Chẳng hạn, dự án hầm đường bộ Đèo Cả,
trong hợp đồng cam kết khi hoàn thành sẽ thu phí
tại bảy trạm. Tuy nhiên, khi các quy định về vị trí
trạm thu phí thay đổi thì nhà đầu tư chỉ được thu
phí trên năm trạm.
Theo Phó Ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình
Nhưỡng, hiện nay Nhà nước và nhân dân đang
hưởng lợi từ giao thông nói chung và BOT nói
riêng nên không thể “mang con bỏ chợ”.
Dẫn chứng việc một số người dân phản ánh vị
trí đặt trạm thu phí trên quốc lộ 6, ông Nhưỡng
cho rằng doanh nghiệp không thể tự ý đặt trạm ở
đó mà phải được sự đồng ý của địa phương. Do
vậy, khi dân phản ứng tỉnh cũng phải có trách
nhiệm chứ không thể “núp” được.
Về việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
dự án, ông Nhưỡng cho rằng Nhà nước cũng phải
tính toán mua lại một số dự án BOT. “Giờ không
thể để doanh nghiệp, ngân hàng chết. Nếu các
ngân hàng “đầu đàn” chết sẽ kéo theo nền kinh tế
nên Nhà nước cần chia sẻ” - ông Nhưỡng nói.
Ngoài ra, ngân hàng và nhà đầu tư cần phải
ngồi lại với nhau để bàn về chính sách, chiến lược
thu hút nguồn vốn riêng cho BOT. “Quốc hội vừa
cấp vốn tín dụng cho Vietnam Airlines và tăng
vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thì bây giờ phải nhìn nhận vấn đề này vào
chương trình này như thế nào…” - ông Nhưỡng
gợi mở.
VIẾT LONG
Một số doanh nghiệp dự án BOT cho hay đang
gặp khó khăn về doanh thu. Ảnh: V.LONG
“Nếu nút giao An Phú
mà chưa hoàn thiện
thì có mở rộng cao tốc
vẫn chẳng tránh được
kẹt xe” - tài xế Nguyễn
Văn Tài.
Ba lý do mở rộng cao tốc
THUTRINH-HUYVŨ
M
ới đây, Tổng Công ty
ĐTPT&QLDAhạ tầng
giao thông Cửu Long
(Tổng Công ty Cửu Long) có tờ
trình gửi Bộ GTVT về phương
án mở rộng cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây với số
vốn gần 10.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhiều người băn
khoăn rằng việc mở rộng cao
tốc mà chưa hoàn thiện các
nút giao với cao tốc thì có giải
quyết được tình trạng kẹt xe
như hiện nay?
Ngán ngẩm cảnh
kẹt xe
Nút giao An Phú (quận 2)
nằm ngay khu vực đường dẫn
lên cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây. Trong đó
đường Mai Chí Thọ và Lương
Định Của là hai tuyến dẫn vào
cao tốc.
Nút giao này thường xuyên
xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm
trọng do xung đột giữa nhiều
hướng và nhiều loại xe như xe
container, xe máy, xe tải...
Cụ thể, lượng xe từ hướng
đường Mai Chí Thọ và xa lộ
Hà Nội đổ về nút giao này là
rất lớn. Trong đó, nhiều xe máy
tràn ra hết phần đường dành cho
ô tô, một số thì leo vỉa hè. Bên
cạnh đó, lượng xe trên đường
Lương Định Của để vào cao
tốc cũng luôn bị ùn ứ khiến
tình hình giao thông trở nên
phức tạp hơn.
Anh Đinh Văn Tài, tài xế
xe tải, cho biết: “Nếu nút giao
An Phú mà chưa hoàn thiện thì
có mở rộng cao tốc vẫn chẳng
tránh được kẹt xe. Ngoài ra, cơ
quan chức năng cũng nên tính
đến việc dời trạm thu phí quốc
lộ 51 xa đường dẫn cao tốc hơn
một chút để có thể giải phóng
được lượng xe khi vào cao tốc”.
Còn tài xếNguyễnĐìnhTrung
(chạy tuyến TP.HCM - Đà Lạt)
cũng cho rằng toàn tuyến cao tốc
có hai nút thắt cổ chai thường
xuyên gây tắc nghẽn là lối ra
đường Mai Chí Thọ (khu nút
giao An Phú) và trạm thu phí
quốc lộ 51.
“Mặt đường cao tốc có rộng
ra tám làn hay 16 làn thì cũng
chỉ làm cho thân chai to ra mà
đầu chai và đuôi chai vẫn nhỏ
thì cũng không có cách nào
giải quyết được tình trạng kẹt
xe” - anh Trung nói.
Theo Tổng Công ty Cửu Long, việc mở rộng
cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có nhiều
lý do khác.
Thứ nhất: Cao tốc đã quá tải. Số liệu năm 2019
cho thấy lưu lượng trung bình đoạn đầu tuyến
này là 52.414 PCU/ngày đêm (PCU là đơn vị xe con
quy đổi), ngày lễ, tết, cuối tuần lưu lượng đạt gần
57.000 PCU/ngày đêm. Trong đó, với quymô hiện
tại, đường cao tốc này chỉ đáp ứng được khoảng
44.000 PCU/ngày đêm.
Thứ hai: Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây được xem là tuyến giao thông quan trọng
bậc nhất khu vực. Đường cao tốc này làmột phần
của đường trục cao tốc Bắc - Namphía đông, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thứ ba là thuận lợi về nguồn vốn. Ngày 3-6,
ông Akira Shimizu, Trưởng đại diện JICA, đã có
buổi làm việc và thị sát hiện trường tuyến đường
cao tốc này. Qua đó, JICA rất quan tâm tài trợ vốn
cho dự án. Ngay sau đó, Tổng Công ty Cửu Long
đã có văn bản gửi JICA đề nghị xem xét tài trợ
vốn đầu tư dự án.
“Từ những cơ sở phân tích như trên, có thể
nhận thấy việc nghiên cứu đầu tư mở rộng cao
tốc TP.HCM - LongThành - Dầu Giây làmột nhiệm
vụ hết sức quan trọng và cấp bách…” - ông Trần
Văn Thi, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cửu Long,
nêu trong văn bản gửi Bộ GTVT.
Đồng bộ cao tốc với
các nút giao
KTS Ngô Viết Nam Sơn,
chuyên gia quy hoạch đô thị,
đánh giá trong tình hình hiện
nay phương án mở rộng tuyến
cao tốc TP.HCM - Long Thành
- Dầu Giây là rất cần thiết.
“Tuy nhiên, nếu chỉ tính đến
việc mở rộng làn xe trên tuyến
cao tốc mà không tính đến bài
toán chuyển tiếp giữa cao tốc
và đường nội đô thì cũng không
giải quyết được ùn ứ” - ông
Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng nếu
mở rộng cao tốc lên tám làn xe
thì những tuyến xung quanh nút
giaoAn Phú phải tăng lên thành
12-16 làn. Điều này chúng ta có
thể học tập theo các nước khác.
Cụ thể, khi phương tiện giảm
tốc độ từ cao tốc vào đô thị thì
họ quy hoạch giao thông tăng
số làn đường lên. Hệ quả của
việc không tăng số làn là tình
trạng kẹt xe không chỉ ở nút
giao An Phú mà xe cộ sẽ xếp
hàng dài trước khi đến nút này.
Traođổivới
PhápLuậtTP.HCM
,
ông Lương Minh Phúc, Giám
đốc Ban quản lý dự án đầu tư các
công trình giao thông TP.HCM
(Ban giao thông), cho biết việc
mở rộng cao tốc cần sự đồng
bộ với nút giao.
Thời gian qua, Ban giao
thông được giao nhiều dự án
với mục tiêu giải tỏa ùn tắc khu
vực cao tốc và khu đông TP
như các tuyến đường Nguyễn
Duy Trinh, Lương Định Của,
Đỗ Xuân Hợp, đặc biệt là nút
giao An Phú.
“Nút giao An Phú là dự án
trọng điểm trong chủ trương
đầu tư công của TP. Hiện nay
khu vực này đã quá tải, ùn tắc
giao thông kéo dài nên việc xây
dựng nút giao hoàn chỉnh sẽ
giúp khơi thông giữa trục cao
tốc khi tiếp cận vào TP.HCM”
- ông Phúc đánh giá.
Theo ông Phúc, dự án nút giao
An Phú đã xin được nguồn vốn
từ phía trung ương bổ sung cho
TP, hiện đang trình chủ trương
đầu tư công lên HĐND TP.
“Giai đoạn 1, trước mắt ưu
tiên xây dựng hai hầm chui kết
nối với trục cao tốc về đường
Mai Chí Thọ. Giai đoạn tiếp
theo là xây dựng cầu vượt
đường Lương Định Của và
đường Mai Chí Thọ” - ông
Phúc thông tin.•
Sơ đồ cao tốc TP.HCM - Long Thành - DầuGiây và các nút giao liên quan. Đồ họa: HỒTRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook