292-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Liên quan đến vụ việc gần 500 căn nhà liền kề xây dựng
không phép thuộc dự án khu dân cư Tân Thịnh (huyện Trảng
Bom), Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường đã giao
Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên
quan khẩn trương rà soát, làm rõ, xử lý theo thẩm quyền,
đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản giao Sở Xây
dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND
huyện Trảng Bom làm rõ việc xây dựng hàng trăm căn nhà ở
dự án này khi chưa đủ điều kiện xây dựng theo quy định.
Mới đây, Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai có văn bản thành
lập đoàn giám sát đầu tư và kiểm tra dự án khu dân cư Tân
Thịnh. Theo đó, Sở KH&ĐT đã phối hợp với UBND huyện
Trảng Bom kiểm tra hiện trạng dự án. Từ đó, kiến nghị chủ
tịch tỉnh Đồng Nai cho thành lập đoàn liên ngành để kiểm
tra, xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 28-9-2016, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết
định chấp thuận thỏa thuận địa điểm dự án khu dân cư Tân
Thịnh (tên thương mại là Viva Park) tại xã Đồi 61 do Công
ty cổ phần Đầu tư LDG (LDG Group) làm chủ đầu tư. Đến
tháng 5-2018, tỉnh Đồng Nai có quyết định phê duyệt quy
hoạch chi tiết xây dựng 1/500 dự án với diện tích 18,22 ha,
quy mô dân số dự kiến 3.000 người. Ngày 6-4-2020, Thủ
tướng Chính phủ mới có văn bản về việc chuyển mục đích sử
dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án.
Theo cơ quan chức năng huyện Trảng Bom, qua rà soát
việc thực hiện dự án Viva Park xác nhận chủ đầu tư đã san
nền, xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt tỉ lệ
60% và xây dựng phần thô một số căn nhà liên kế. Hiện dự
án chưa được giao đất, chưa được cấp giấy phép xây dựng
hạ tầng kỹ thuật nên chưa đủ điều kiện thi công hạ tầng, nhà
ở. Do đó, các ngành liên quan yêu cầu chủ đầu tư ngưng thi
công, giữ nguyên hiện trạng để khẩn trương lập thủ tục cấp
phép xây dựng hạ tầng.
Đến tháng 8-2020, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai kiểm
tra, lập biên bản xử phạt hành chính đối với công trình xây
dựng chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định đối với
công trình nhà ở (trường hợp miễn giấy phép xây dựng nhà
ở) đối với Công ty LDG số tiền 75 triệu đồng.
VŨ HỘI
Nhiều diện
tích đất trồng
lúamới được
chuyển đổi
mục đích đầu
năm2020 và
hạ tầng chưa
hoàn thiện
nhưng Công
ty LDGđã xây
dựng nhà.
Ảnh: VH
Lãnhđạo tỉnhĐồngNai chỉ đạo xử lý 500 cănnhàxây “lụi”
Ông Ngô Đình
Quang, Trưởng
phòng Quản lý sát
hạch và cấp GPLX,
Sở GTVT TP, cho
biết dự kiến Tổng cục
Đường bộ Việt Nam
sẽ lùi thời hạn áp
dụng quy định này.
Chưa áp dụng quy định học lái xe
bằng phần mềmmô phỏng
Chỉ còn khoảng hai tuần nữa là chính thức áp dụng phầnmềmmô phỏng các tình huống giao thông trong
đào tạo bằng lái xe, tuy nhiên đến thời điểmnày vẫn chưa có quy chuẩn cụ thể về thiết bị này.
THYNHUNG
T
heo Văn bản hợp nhất
(VBHN) số 20 (hợp nhất
giữa Thông tư 38/2019
và Thông tư 12/2017) của
Bộ GTVT về đào tạo, sát
hạch, cấp giấy phép lái xe
(GPLX) cơ giới đường bộ thì
từ 1-1-2021, tất cả trung tâm
đào tạo, sát hạch, cấp GPLX
phải sử dụng phần mềm mô
phỏng các tình huống giao
thông để đào tạo và việc sát
hạch cũng được áp dụng từ
1-5-2021. Tuy nhiên, đến nay
các trung tâm, trường dạy lái
xe vẫn chưa trang bị và chưa
biết phần mềm áp dụng theo
quy chuẩn nào.
Thêm nội dung có
tăng học phí?
Theo khảo sát của PV tại các
trung tâm, trường đào tạo, sát
hạch GPLX vẫn chưa trang bị
hay tập huấn về phần mềmmô
phỏngnày.Mộtsốhọcviêncũng
hoang mang không biết tìm
hiểu thông tin ở đâu để chuẩn
bị học. Đặc biệt, ngay cả các
giáo viên, người đào tạoGPLX
cũng không nắmđược thông tin
thời gian áp dụng chính thức.
Chị Phùng Ngọc Hà (Thủ
Đức, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi
vừa đăng ký học lái xe hạng
B1, tôi chưa nghe nhân viên ở
đây hướng dẫn về phần mềm
này, mặc dù lịch học của tôi bắt
đầu từ tháng4-2021”. Cũngnhư
chị Hà, một số học viên đăng
ký tại các trung tâm đào tạo,
sát hạch trên địa bàn TP.HCM
cũng tỏ ra hoangmang vì chưa
nắm rõ quy định. Theo đó, mọi
người cũng thắc mắc việc học
thêmphầnmềmmô phỏng này
có ảnh hưởng đến học phí của
khóa học hay không.
Mặc dù quy định áp dụng từ 1-1-2021 nhưng đến nay các trung tâm, trường dạy lái xe vẫn chưa trang bị
và chưa biết phầnmềmáp dụng theo quy chuẩn nào. Ảnh: HOÀNG GIANG
Thiết bịmôphỏngđểđào tạo
lái xe quy định tại Văn bản hợp
nhất số 20 gồm: Hệ thống các
máy tính có cài đặt phần mềm
mô phỏng các tình huống giao
thông và cabinhọc lái ô tô; thiết
bị mô phỏng để sát hạch lái xe
là hệ thống các máy tính có cài
đặt phần mềm mô phỏng các
tình huống giao thông.
Việchọcphầnmềmmôphỏng
các tình huống giao thông đối
với các GPLX hạng B1, B2 và C là
4 giờ, học thực hành trên cabin
học lái là 3 giờ (nâng hạng từ B1
tự động lên B1 thì không phải
học);đốivớicácGPLXnânghạng
là2giờ,họcthựchànhtrêncabin
học lái là 1 giờ.
Quy định mới về đào tạo, sát hạch GPLX áp dụng từ 1-1-2021
Điều 47 Văn bản hợp nhất số 20 quy định các trung tâm sát
hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống
giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ 1-1-2021. Tuy nhiên, trong
thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống
giao thông và cabin học lái ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng
chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời
gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14.
Như vậy, việc bổ sung học trên phần mềm mô phỏng và thực
hành lái xe trên cabin không làm thay đổi thời gian đào tạo.
Điều 27 quy định xét công nhận kết quả sát hạch đối với người
dự sát hạch lái xe hạng B1 tự động, hạng B1, B2, C, D, E và các
hạng F như sau:
Thí sinhđạt sát hạch lý thuyết, sát hạch lái ô tôbằngphầnmềm
môphỏng các tìnhhuốnggiao thông, thực hành lái xe tronghình
và trên đường thì được công nhận trúng tuyển; thí sinh không
đạt sát hạch lý thuyết thì không được sát hạch lái ô tô bằng phần
mềm mô phỏng, không đạt sát hạch lái ô tô bằng phần mềm
mô phỏng thì không được sát hạch thực hành lái xe trong hình.
Ngoài ra, thí sinh đạt sát hạch lý thuyết, phầnmềmmô phỏng
các tình huống giao thông, thực hành lái xe trong hình sẽ được
bảo lưu kết quả nội dung sát hạch đạt trong thời gian một năm
kể từ ngày có nội dung sát hạch đạt tại kỳ sát hạch gần nhất.
Ông VLN, giáo viên dạy lái
xeTrườngCĐGTVTTP.HCM,
cho biết: “Tôi có nghe thông
tin nhà trường đang chuẩn bị
trang bị phần mềmmô phỏng,
tuy nhiên đến nay chúng tôi
vẫn chưa được tập huấn thiết
bị này. Theo quy định, khi
áp dụng một thiết bị nào đó,
các giáo viên dạy lái xe phải
được tập huấn ít nhất là trước
hai tuần”.
Một giáo viên khác thuộc
Trung tâm đào tạo và sát hạch
GPLX Hoàng Gia cũng cho
biết hiện trung tâm chưa trang
bị thiết bị này. Thông thường
khi trang bị cơ sở vật chất mới
thì có khả năng trung tâm sẽ
tăng học phí.
Chưa có quy chuẩn về
phần mềm mô phỏng
Ông Nguyễn Anh Dũng,
Giám đốc Trường Trung cấp
giao thông Tiến Bộ, cho hay
hiện chưa cómột quy chuẩn cụ
thể về việc áp dụng phần mềm
mô phỏng các tình huống giao
thông. “Cũng có thể chưa áp
dụng theo lộ trình của Thông
tư 38/2019. Khả năng trong
thời gian tới Bộ GTVT sẽ có
hướng dẫn gia hạn thời gian
áp dụng quy định này. Một
trong những lý do lùi thời hạn
áp dụng chính là ảnh hưởng
của dịch COVID-19” - ông
Dũng nhận định.
Ông Dũng cho biết thêm
thời gian qua một số doanh
nghiệp đã giới thiệu về phần
mềmmô phỏng, tuy nhiên các
sản phẩm mới chỉ mang tính
thí điểm và cũng chưa đơn vị
nào đứng ra khẳng định được
sản phẩm này đúng quy định.
Một phần mềm mô phỏng có
giá hơn 100 triệu đồng (một
số dự đoán có thể lên tới 500
triệu đồng - PV) và mỗi trường
có thể phải trang bị 3-4 máy,
tùy theo nhu cầu đào tạo của
mỗi trường.
Nói về học phí, ông Dũng
cho rằng việc trang bị này sẽ
không ảnh hưởng đến học phí
đào tạo, sát hạch hiện tại. Theo
quy định, trung tâm đào tạo,
sát hạch muốn tăng học phí
phải tùy thuộc vào việc đầu tư
trang thiết bị tốt, chất lượng
giảng dạy. Bên cạnh đó, việc
tăng học phí phải có báo cáo
Sở GTVT.
Ông Ngô Đình Quang,
Trưởng phòng Quản lý sát
hạch và cấp GPLX, Sở GTVT
TP, cho biết dự kiến Tổng cục
Đường bộViệt Nam sẽ lùi thời
hạn áp dụng quy định này. Khi
có kết luận chính thức, tổng
cục sẽ có văn bản gửi tới các
Sở GTVT tỉnh, TP để lên kế
hoạch áp dụng phù hợp.
“Theoquyđịnh,khiBộGTVT
ban hành quy chuẩn nào đó thì
sau sáu tháng mới chính thức
áp dụng vì phải có thời gian
để các đơn vị sản xuất, chế tạo
sản phẩm và thử nghiệm về
độ chính xác. Phần mềm mô
phỏng này cũng không ngoại
lệ” - ông Quang nói.
Ông Quang cho biết thêm,
trước đó Bộ GTVT cũng đã có
văn bản dự thảo đề xuất việc
sử dụng phần mềmmô phỏng
các tình huống giao thông để
đào tạo lái xe ô tô áp dụng từ
1-7-2022. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có thông tin chính
thức về việc áp dụng phần
mềm mô phỏng này.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook