296-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 23-12-2020
QUỲNHTRANG
T
rong nghệ thuật biểu diễn,
hai nghị định cũ là khung
pháp lý cho lĩnh vực này
gồm: Nghị định79/2012/NĐ-
CP quy định về biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời
trang; thi người đẹp và người
mẫu; lưu hành, kinh doanh
bản ghi âm, ghi hình ca múa
nhạc, sân khấu và Nghị định
15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị
định 79/2012/NĐ-CP.
Phản đối hát nhép
và không cần
quản lý việc này
Từ cuối năm 2018, Cục
Nghệ thuật biểu diễn, Bộ
VH-TT&DL đã bắt đầu
soạn thảo nghị định mới và
từ ngày 1-2-2021, Nghị định
144/2020/NĐ-CPquy định về
hoạt động biểu diễn sẽ thay
thế hai nghị định cũ.
Suốt những ngày qua, vấn
đề bỏ hát nhép của Nghị định
144 rất được giới chuyênmôn
lẫn khán giả quan tâm.
Cụ thể, tại điểm D khoản
2 Điều 6 Những quy định
cấm của Nghị định 79, cấm
“Sử dụng bản ghi âm để thay
cho giọng thật của người biểu
diễn hoặc thay cho âm thanh
thật của nhạc cụ biểu diễn”.
Điều này đã biến mất khỏi
Nghị định 144 cũng đồng
nghĩa với việc hát nhép (sử
dụng bản ghi âm để thay cho
giọng thật) và đàn nhái (thay
cho âm thanh thật của nhạc
cụ biểu diễn) lên ngôi.
Sử dụng bản ghi âmđể thay
cho giọng thật có trường hợp
là hát nhép (chỉ nhép môi) và
có trường hợp là hát đè (hát
thật trên bản thu có giọng
hát). Với Nghị định 79 thì
hát nhép hay hát đè cũng đều
được hiểu là sử dụng bản ghi
âm thay giọng thật.
Thực tế, dù nghị định cấm
nhưng rất nhiều chương trình
vẫn sử dụng bản ghi âm thay
cho giọng thật, sử dụng bản
ghi thay cho âm thanh thật.
Hầu hết chương trình truyền
hình trực tiếp, các liveshow
nghệ chỉnh giọng, chỉnh
phô hiện nay quá tinh xảo.
Ai cũng có thể có một bản
ghi hay hơn chính mình rất
nhiều. Bạn có tưởng tượng
được các ca sĩ ra sân khấu
tập luyện với nhau chỉ lườm
nguýt nhau xem bản thu âm
của người nào hay hơn người
nào? Chuyện hát nhép cũng
giết dần các ban nhạc, mà dịch
COVID-19 đã quá khổ thân
cho các ban nhạc vì chẳng
mấy ai dám làm chương trình
ngoài trời hay gameshow ca
nhạc trong nhà. Các tụ điểm,
phòng trà cũng đóng cửa
hàng loạt. Khi cho phép hát
nhép tức là vô tình tuyên bố
không cần nhạc sống, điều
này giết chết ban nhạc. Tại
sao không suy nghĩ và hành
động để nâng tầm thẩm mỹ
và trải nghiệm của khán giả
mà lại làm điều ngược lại?”
- nhạc sĩ, nhà sản xuất Phạm
Hải Âu cho biết.
Nhạc sĩ PhạmHải Âu cũng
khẳng định trong cuộc chơi
bỏ bên ngoài những điều cấm
về việc hát nhép, đàn nhái thì
sẽ có những người làm nhạc
được lợi.Tuynhiên, liệunhững
người làm nhạc phòng thu có
thật lòng muốn thu âm hay
làm beat cho những người
không có giọng hát không?
Bởi bất cứ ai làm ra một bản
nhạc cũng muốn ban nhạc
hòa phối lại, muốn nghe được
thêm nhiều cách xử lý sống
động mà từ bản ghi của mình
đã góp phần tạo nên. “Đã làm
việc ai cũng cần tiền nhưng
khi làm âm nhạc, làm nghệ
thuật thì sâu thăm thẳm trong
người họ, họ cũng cần tâm
hồn nữa. Hãy để tâm hồn ấy
được sống” - nhạc sĩ, nhà sản
xuất Phạm Hải Âu chia sẻ.•
Cho ca sĩ hát nhép: Quy định
gây tranh cãi
Nghị định
144/2020 của
Chính phủ
quy định về
hoạt động
biểu diễn vừa
ban hành
ngày 14-12
vừa qua và
sẽ áp dụng
từ ngày 1-2-
2021 cho
phép sử dụng
bản ghi âm
thay cho
giọng thật
(hát nhép).
Điều này đã
gây ra nhiều
phản ứng từ
các nhạc sĩ,
nhà sản xuất,
đạo diễn…
Nghị định 144/2020/NĐ-CP
quy định về hoạt động biểu
diễn vừa ban hành ngày 14-12
vừa qua và sẽ áp dụng từ ngày
1-2-2021 có các điểm mới: Bỏ
cấp phép ca khúc trước năm
1975, bỏ việc cấp phép cho
nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu
diễn, chophépsửdụngbảnghi
âm thay cho giọng thật (hát
nhép), không cần giải thưởng
trong nước vẫn dự thi hoa hậu
quốc tế...
Tiêu điểm
Nghị địnhmới traoquyềnchongười nghệ sĩ
nhiều hơn. Chính người nghệ sĩ phải có trách
nhiệmvới khángiảcủamình. Chúng tôi không
khuyến khích hát nhép nhưng không cấm
bởi thực tế đã diễn ra vẫn có những chương
trình hát nhép. Điều quan trọng nhất chính
là đạo đức nghề nghiệp của người nghệ sĩ,
kế đến là người tổng đạo diễn các chương
trình. Họ phải chọn cách thể hiện để không
gây ảnh hưởng hình ảnh của họ khiến khán
giả quay lưng.
Ở giai đoạn Nghị định 79, đó là thời điểm
hát nhép tràn lan, bây giờ sự tự chủ của nghệ
sĩ với nghề nghiệp, sự tiếp nhận của khán giả
với các phần biểu diễn đã thay đổi.
Tại sao người nghệ sĩ lại bảo việc bỏ quy
định cấmsửdụngbảnghi âmthay giọng thật
là giết nghệ thuật? Tại sao họ không làm tốt
và làmđúng trách nhiệmcủa chính họ khi lựa
chọn nghề hát? Ai giọng dở, ai hát nhép…
một hai lần vì sự cố gì đó khán giả có thể tha
thứ chứ nhép hoài khán giả cười ngay và bỏ
ngay. Khán giả rời bỏ chính là án phạt nặng
nhất của người làm nghệ thuật.
Một nghị định không thể bao quát được
hết, nếu đưa ra điều cấmmà không thực thi
được triệt để thì có nên đưa ra hay không?
Ông
TRẦN HƯỚNG DƯƠNG
,
Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn,
Bộ
VH-TT&DL
Khibiểudiễnsửdụngquánhiềuvũđạothìrấtkhócóthểhátthật.Trongảnh:CasĩChiPuđangbiểudiễn.
Ảnh:HẢIHÀ
lớn cần đảm bảo chất lượng
âm thanh đều ngang nhiên sử
dụng bản ghi âm sẵn dù nghị
định cấm.
Trong vai trò là tổng đạo
diễn rất nhiều liveshow ca
nhạc, âm nhạc có truyền
hình trực tiếp lẫn thu hình,
đạo diễn Trần Vi Mỹ khẳng
định anh phản đối việc hát
nhép. “Hát nhép chỉ phù hợp
với chương trình truyền hình
trực tiếp bởi ngoài yếu tố đảm
bảo sóng thì hiện nay, về mặt
kỹ thuật chất lượng âm thanh
qua truyền hình trực tiếp rất
tệ dù âm thanh tại sân khấu,
tại chỗ rất hay. Chính vì thế,
êkíp thực hiện truyền hình
trực tiếp phải thêmmột bước
là cho phép hát nhép và xử
lý âm thanh. Tuy nhiên, theo
tôi, trong vai trò đạo diễn, tôi
tuyệt đối không cổ súy hát
nhép, ngay cả mở bản nhạc
nền thu sẵn tôi đã không thích.
Với tôi, những chương trình
nghệ thuật đúng nghĩa phải
chơi trực tiếp với ban nhạc,
dàn nhạc…Giá trị của người
nghệ sĩ là chạm đến trái tim
công chúng và chính nghệ sĩ
có tự trọng nghề nghiệp của
mình thì sẽ không sử dụng
những bản ghi âm sẵn. Cơ
quan quản lý văn hóa không
cần phải “ra tay” cấm đoán
việc nàymà chính khán giả sẽ
“Bạn có tưởng tượng
được các ca sĩ ra
sân khấu tập luyện
với nhau chỉ lườm
nguýt nhau xem bản
thu âm của người
nào hay hơn người
nào?” - nhà sản
xuất PhạmHải Âu.
đào thải họ. Khi khán giả đã
không tin một nghệ sĩ nào thì
đừng mong họ chọn tiếp tục
đồng hành. Tôi vẫn tin khán
giả trẻ giờ họ văn minh hơn
và không chấp nhận đồ giả”
- đạo diễn Trần Vi Mỹ nói.
Một điều luật
giết chết ban nhạc
Ngược lại với đạo diễn
Trần Vi Mỹ, nhạc sĩ, nhà sản
xuất Phạm Hải Âu cho rằng
việc bỏ cấm hát nhép, đàn
nhái là một “kết quả vô tiền
khoáng hậu”.
“Chuyện cho phép hát
nhép công khai sẽ giết chết
những ca sĩ có thực lực, có
giọng hát trời ban vì công
Nam tiếp viên hàng không, BN1342 được chữa khỏi COVID-19
Ngày 22-12, BS Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc BV dã
chiến Củ Chi (TP.HCM), cho biết BN1342 (nam tiếp viên
hãng hàng không VietnamAirlines, 28 tuổi) đã có kết quả
xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Nam bệnh
nhân tiếp tục được cho cách ly thêm 14 ngày theo quy định.
Liên quan đến ba ca bệnh từng tiếp xúc với BN1342 là
BN1347 (28 tuổi, nam giáo viên tiếng Anh), BN1348 (bé
trai 14 tháng tuổi) và BN1349 (nữ học viên, tiếp xúc với
giáo viên tiếng Anh, 28 tuổi) cũng có kết quả xét nghiệm
âm tính. Ba bệnh nhân tiếp tục được cách ly thêm 14 ngày
theo quy định.
Trước đó, nam tiếp viên hàng không có biểu hiện sốt
nhẹ, đau họng, khẳng định mắc COVID-19 vào ngày
30-11 khi đang trong thời gian cách ly. Các cơ quan
chức năng sau đó đã tiến hành truy vết, xét nghiệm hơn
3.200 trường hợp tiếp xúc và xác định thêm ba ca mắc
COVID-19. Các khu vực phong tỏa đã được gỡ bỏ cách
đây một tuần.
Từ ngày 2-12 đến nay, TP.HCM không ghi nhận ca
nhiễm mới trong cộng đồng. Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP.HCM (HCDC) khuyến cáo người dân tiếp tục đeo
khẩu trang khi đến nơi công cộng, dinh dưỡng hợp lý để
tăng cường sức khỏe mùa dịch, giữ ấm cơ thể, chích ngừa
đầy đủ các loại vaccine, tuân thủ các biện pháp phòng bệnh
theo thông điệp 5K của Bộ Y tế gồm “Khẩu trang - Khoảng
cách - Không tụ tập - Khử khuẩn - Khai báo y tế”.
HOÀNG LAN
Nghệ sĩ phải có trách nhiệm với khán giả của mình
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook