296-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Rừng tự nhiên ở huyện CầnGiờ (TP.HCM). Ảnh: HOÀNGGIANG
Từngày12-1,
TP.HCMmởbánvéxe
tết,giátăngtốiđa60%
Sáng 22-12, ông Tạ Chương Chín, Phó
Giám đốc Công ty CP Bến xe Miền Đông,
cho biết bến xe đã triển khai các phương
án phục vụ hành khách, xây dựng giá vé,
trong đó giá vé tăng không quá 60% so với
ngày thường.
Ông Chín cho biết thêm, bến xe bắt đầu
phục vụ hành khách từ ngày 2 đến 21-
2-2021 (nhằm ngày 21-12 đến 10-1 âm
lịch). Riêng các tuyến xe đi đến các tỉnh
thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên và
ngược lại, thời gian phục vụ sớm hơn 10
ngày và bắt đầu từ ngày 22-1-2021.
Dự báo lượng hành khách sẽ bắt đầu
tăng vào ngày 5 đến 10-2 (nhằm ngày 24
đến 29-12 âm lịch). Dự kiến bố trí xe (xe
chạy hợp đồng, xe du lịch, xe tăng cường
lệch tuyến) tăng cường trong thời gian
phục vụ tết số lượng 450 xe với 18.355
chỗ.
Bến xe sẽ
bán vé từ
ngày 12-1
đến hết
7-2-2021
(nhằm ngày
30-11 đến
hết 26-12
âm lịch).
Thời gian
bán vé trực
tiếp tại
quầy từ 5
giờ đến 19
giờ hằng
ngày (kể
cả thứ Bảy,
Chủ nhật).
Trong
thời gian
phục vụ tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021,
Công ty CP Bến xe Miền Đông kiến nghị
Sở GTVT TP.HCM và UBND quận, huyện
liên quan tiếp tục giải quyết cho xe đậu
tạm chờ tài tại vị trí thuận lợi. Đồng thời
thống nhất với Sở GTVT các địa phương kế
hoạch tăng cường phương tiện giải tỏa hành
khách.
Bên cạnh đó, bến xe kiến nghị các cơ
quan quản lý kiên quyết xử lý nghiêm và
triệt để nạn xe dù, bến cóc, xe trá hình.
Theo ông Chín, đây là nguyên nhân các xe
không vào bến hoạt động vì khi “chạy dù”
thì giá vé tự thỏa thuận (thường thì cao hơn
giá vé tại bến rất nhiều).
Ngoài ra, việc này không bị ràng buộc
như khi hoạt động tại bến và không bị kiểm
tra về thực hiện các quy định của ngành như
kiểm tra giấy tờ xe và người lái trước khi
cho đăng tài bán vé.
THU TRINH
Rừng tựnhiênTP.HCM
tăngảodo... lỗi phầnmềm
Do diện tích rừng tự nhiên ở TP.HCM tăng ảo gần 13 ha nên diện tích rừng
tự nhiên toàn quốc cũng tăng ảo theo.
TRẦNNGỌC
T
ại TP.HCMhiện có ba huyện
còn rừng tự nhiên là Củ Chi,
Bình Chánh và Cần Giờ. Tuy
nhiên, cả ba huyện này đều công
bố hiện trạng rừng của năm 2019
chậm hơn nhiều so với quy định
của Thông tư 33/2018. Cụ thể,
UBND huyện Củ Chi công bố
ngày 19-3-2020, UBND huyện
Bình Chánh công bố ngày 15-
4-2020 và UBND huyện Cần
Giờ công bố ngày 10-12-2020.
Huyện chưa báo cáo,
kiểm lâm đã có số liệu
Điều đáng nói là khi ba huyện
trên chưa gửi báo cáo công bố
hiện trạng rừng năm 2019 thì Chi
cục Kiểm lâmTP.HCM đã có số
liệu diện tích rừng và gửi cho Cục
Kiểm lâm vào ngày 11-3-2020.
Theo báo cáo củaChi cụcKiểm
lâm TP.HCM, diện tích rừng tự
nhiên trên địa bàn TP tới thời
điểm 31-12-2019 là 13.521,52
ha. Căn cứ vào số liệu báo cáo
này (làm tròn 13.521 ha), Bộ
NN&PTNT tổng hợp và đã ra
quyết định công bố hiện trạng
rừng toàn quốc năm 2019 vào
ngày 15-4-2020.
Tuy nhiên, sau khi các huyện
Củ Chi, Bình Chánh và Cần
Giờ gửi báo cáo, số liệu rừng
tự nhiên của ba huyện này chỉ
là 13.508,50 ha, ít hơn 12,5 ha
so với số liệu báo cáo của Chi
cục Kiểm lâmTP và số liệu công
Liên quan đến diện
tích rừng tự nhiên của
TP.HCM tăng ảo 12,5
ha, ông Cường cho
rằng do phần mềm cập
nhật bị lỗi.
Sẽ kiểm tra và
thông tin tới
Pháp Luật TP.HCM
PV đặt câu hỏi qua điện thoại:
“Vì sao UBND huyện công bố hiện
trạng, diện tích rừngnăm2019 trên
địa bànquá trễ so với quy định của
Thông tư 33/2018?”.
Ông Lê Đình Đức - Phó Chủ
tịch UBND huyện Củ Chi và ông
Trương Tiến Triển - Phó Chủ
tịch UBND huyện Cần Giờ cho
biết sẽ kiểm tra và thông tin tới
Pháp Luật TP.HCM
sau.
Bộ NN&PTNT cũng sai
Theo Thông tư 33/2018 do Bộ NN&PTNT ban hành, Cục Kiểm lâm
tổng hợp số liệu công bố hiện trạng rừng của địa phương do lãnh đạo
UBND tỉnh, TP ký; sau đó báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp để trình Bộ
NN&PTNT ban hành quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc.
Tuy nhiên, mặc dù diện tích rừng tự nhiên ở TP.HCM do Chi cục
Kiểm lâm của TP này ký nhưng Cục Kiểm lâm vẫn thừa nhận và tổng
hợp báo cáo cho Bộ NN&PTNT. Điều này một khi xảy ra ở TP.HCM thì
cũng có thể xảy ra đối với các tỉnh, TP khác. Do vậy, diện tích rừng tự
nhiên toàn quốc do Bộ NN&PTNT công bố liệu có chính xác?
Ngày 22-12, Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình giao thông
(QLDA) tỉnh Bến Tre cho biết dự án
đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước,
vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng trên quốc
lộ 60 đoạn đường dẫn vào cầu Rạch
Miễu do Ban QLDA làm chủ đầu tư
đang được tiến hành thi công.
Dự án gồm các gói thầu: Bố trí hệ
thống chiếu sáng dải phân cách giữa
và hệ thống chiếu sáng trang trí hai
bên vỉa hè; hệ thống thoát nước dọc và
thoát nước ngang; phần vỉa hè được lát
gạch theo bề rộng mặt bằng đã giải tỏa
và một số công trình phụ trợ khác như
xây dựng đường dân sinh dưới mố cầu
Ba Lai, trụ chữa cháy, cụm panô tuyên
truyền…
Tổng vốn thực hiện dự án gần 100
tỉ đồng từ vốn ngân sách nhà nước
cấp phát trong kế hoạch trung hạn giai
đoạn 2016-2020 và chuyển tiếp sang kế
hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Dự kiến dự án này sẽ hoàn thành
trong 345 ngày kể từ ngày thi công.
Dự án góp phần chỉnh trang quốc lộ
60 đoạn tuyến từ nút giao thông liên
xã Tân Thạch - An Khánh đến nút giao
thông số 4 (xã Tam Phước, huyện Châu
Thành); hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật tạo mỹ quan, cảnh quan thông
thoáng tại khu vực cửa ngõ tỉnh Bến
Tre.
Đồng thời lập lại trật tự xây dựng, di
dời các công trình xây dựng lấn chiếm
để đảm bảo an toàn giao thông lộ giới;
ngăn chặn tình trạng tái lấn chiếm lộ
giới, xây cất nhà, công trình trái phép
trong hành lang lộ giới, đảm bảo an
toàn giao thông, tiêu thoát nước mà còn
góp phần tạo mỹ quan khu vực cửa ngõ
của tỉnh Bến Tre.
ĐÔNG HÀ
Gần100 tỉ đồng thi côngvỉahè đườngdẫnvào cầuRạchMiễu
Đơn vị thi công đang tiến hành thi công hành lang, vỉa hè quốc lộ 60
đoạn đường dẫn lên cầu RạchMiễu. Ảnh: ĐH
Hai hành trình
dự phòng giải tỏa
ùn tắc
Hành trình 1: Bến xe Miền
Đông - quốc lộ 13 - đường
Phạm Văn Đồng - quốc lộ 1 -
xa lộ Hà Nội - đường DI (Khu
công nghệ cao) - đường D2
(Khu công nghệ cao) - đường
Võ Chí Công - đường cao tốc
TP.HCM-LongThành-DầuGiây.
Hành trình 2: Bến xe Miền
Đông - quốc lộ 13 - Đinh Bộ
Lĩnh - BạchĐằng - ngã tưHàng
Xanh - Điện Biên Phủ - xa lộ Hà
Nội-MaiChíThọ-đườngcaotốc
TP.HCM-LongThành-DầuGiây.
bố của Bộ NN&PTNT. Điều này
cho thấy diện tích rừng tự nhiên
ở TP.HCM tăng ảo gần 13 ha,
kéo theo diện tích rừng tự nhiên
toàn quốc cũng tăng ảo đúng với
con số này.
Phần mềm cập nhật
bị lỗi
Ông Nguyễn Xuân Cường,
Trưởng phòng Quản lý bảo vệ
và phát triển rừng thuộc Chi cục
Kiểm lâm TP.HCM, cho biết do
ba huyện Củ Chi, Bình Chánh
và Cần Giờ không công bố hiện
trạng rừng năm 2019 theo đúng
thời gian quy định nên Chi cục
Kiểm lâmTP.HCMchưa thể tổng
hợp để báo cáo Sở NN&PTNT
trình UBND TP.HCM công bố
hiện trạng rừng trên địa bàn TP.
“Hiện ba huyện nói trên đã gửi
báo cáo công bố hiện trạng rừng
năm 2019 nên Chi cục Kiểm
lâm TP sẽ sớm hoàn thành nội
dung nói trên” - ông Cường cho
biết thêm.
Giải thích lý do ba huyện chưa
gửi báo cáo công bố hiện trạng
rừng năm 2019 nhưng Chi cục
Kiểm lâmTP đã có số liệu và gửi
Cục Kiểm lâm, ông Cường cho
rằng dựa vào số liệu cung cấp
của các đơn vị quản lý địa bàn
trực thuộc Chi cục Kiểm lâmTP.
Liên quan đến diện tích rừng tự
nhiên của TP.HCM tăng ảo 12,5
ha, ông Cường cho rằng do phần
mềm cập nhật bị lỗi.
Trao đổi thêm với PV, ông
NguyễnXuânLưu, Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm lâm TP.HCM,
cho biết: “Trong báo cáo gửi Sở
NN&PTNT để trình UBND TP
phê duyệt công bố diện tích và
hiện trạng rừng năm 2019, Chi
cục Kiểm lâm TP.HCM sẽ đưa
con số rừng tự nhiên là 13.508,50
ha, đúng như diện tích thực tế”.
Ông Lưu cũng cho biết Chi
cục Kiểm lâm TP.HCM cũng sẽ
gửi tới các cơ quan thẩm quyền
bản giải trình và đính chính nội
dung diện tích rừng tự nhiên ở
TP.HCM tăng ảo12,5 ha.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook