296-2020 - page 13

13
PHẠMANH
T
rungươngĐoànTNCSHồ
Chí Minh, Bộ KH&CN
vừa công bố và trao
giải thưởng Quả cầu vàng
năm 2020.
Trong 10 cá nhân xuất sắc
nhận giải thưởng năm nay,
TS Nguyễn Hoàng Chinh
đến từ khoa Khoa học ứng
dụng (Trường ĐH Tôn Đức
Thắng) là người trẻ tuổi nhất
và là một trong ba nhà khoa
học tại TP.HCM giành giải
thưởng này.
Không chỉ là người trẻ tuổi
nhất khi sinh năm 1990, TS
Nguyễn Hoàng Chinh còn
được biết đến là một người
chịu khó và rất đammê nghiên
cứu khoa học từ khi còn là
sinh viên, ở lĩnh vực công
nghệ sinh học.
38 bài báo khoa học
quốc tế
Tính đến nay, TS Chinh
đã có đến 38 bài báo khoa
học công bố trên các tạp chí
quốc tế. Trong đó, khoảng
2/3 số bài do Chinh là tác
giả chính, 16 bài thuộc danh
mục Q1 (nhóm tạp chí khoa
học hàng đầu), năm bài thuộc
danh mục Q2…
Anh còn được mời làm
biên tập viên khách mời cho
số xuất bản đặc biệt của một
tạp chí quốc tế ISI và tham
gia phản biện cho 16 tạp
chí ISI nổi tiếng thuộc bảy
nhà xuất bản lớn trên thế
giới như Nature, Elsevier,
Springer, Wiley...
Năm 2008, Chinh thi đại
học và trúng tuyển hai ngành
ở hai trường khác nhau. Anh
quyết định theo đuổi ngành
công nghệ sinh học tại Trường
ĐH Tôn Đức Thắng. Chinh
mong muốn ngành mình học
sẽ hỗ trợ cho cha mẹ trong
phát triển nông nghiệp ở quê
Trà Vinh, giúp ngành này có
năng suất và có nhiều hướng
đi mới hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, đến năm thứ ba,
Chinh bắt đầu mê nghiên cứu
khi tham gia nhóm nghiên
cứu khoa học ở trường với
vai trò trưởng nhóm. Đề tài
nhóm Chinh làm khi đó về
chiết xuất tinh dầu để kháng
được vi khuẩn và nấm gây
bệnh trên người. Kết quả, đề
tài đoạt giải nhì cấp trường.
“Nghiên cứu khoa học giúp
tôi tiến bộ và học hỏi rất nhiều,
ứng dụng rất nhiều kiến thức
chứ không rời rạc như khi học
từng môn. Đặc biệt, tôi khám
phá ra nhiều điều mới có ích
và rèn luyện bản thân. Từ đó
thôi thúc tôi thích nghiên cứu
hơn” - Chinh nói.
Ngoài ra, trongquá trìnhhọc,
Chinh còn tự tìm tòi, nghiên
cứu về cách trồng nấm thực
phẩm và dược liệu để mong
tận dụng được rơm rạ saumỗi
vụ gặt lúa ở quê, giúp người
dân ở quê có thêm thu nhập.
Muốn tiếp sức
nghiên cứu cho
sinh viên
Trong suốt thời gian học
đại học, đề tài nghiên cứu mà
TS Chinh tâm huyết nhất là
khi làm khóa luận tốt nghiệp
với dự án phát triển thuốc trừ
sâu vi sinh, không gây hại cho
người và môi trường. Đề tài
của Chinh thành công, được
đánh giá trên 9 điểm, thuộc
nhóm xuất sắc và được ứng
dụng sảnxuất tại doanhnghiệp.
Đây cũng chính là nội dung
bài báo đầu tiên anh được
đăng trên tạp chí khoa học
quốc tế với vai trò là tác giả
chính vào năm 2017. Trước
đó, sau khi tốt nghiệp đại học
loại giỏi, Chinh được tài trợ
học bổng đi du học thạc sĩ hai
năm tại ĐH Văn hóa Trung
Hoa theo chính sách liên kết
đào tạo của trường. Tại đây,
anh theo đuổi lĩnh vực chuyên
về sinh dược.
Đây là khoảng thời gian
khó khăn và nỗ lực nhiều
nhất với Chinh vì phải chuyển
TSNguyễnHoàng Chinh
(bìa phải)
đang trao đổi và hướng dẫn nhómsinh viên vềmột đề tài
nghiên cứu khoa học. Ảnh: TTNT
10 gương mặt Quả cầu vàng năm 2020
1. TS-BS Phạm Lê Duy (33 tuổi, BV ĐH Y Dược TP.HCM).
2. TS-BS ĐàoVănTú (35 tuổi, Giámđốc Trung tâmnghiên
cứu lâm sàng, BV K Hà Nội).
3. TS Nguyễn Hoàng Chinh (30 tuổi, nghiên cứu viên,
Trường ĐH Tôn Đức Thắng).
4. TS Hồ Thanh Tâm (31 tuổi, giảng viên, Viện Sáng kiến
sức khỏe toàn cầu, Trường ĐH Duy Tân, TP Đà Nẵng).
5. TS HuỳnhThể Hiện (32 tuổi, nghiên cứu sau tiến sĩ, Viện
Công nghệ quốc gia Kumoh, Hàn Quốc).
6. TS Lý QuangViệt (35 tuổi, nghiên cứu sau tiến sĩ, Trung
tâmquốc gia hợp tác quốc tế nghiên cứu về kỹ thuật và khoa
họcmànglọcTrườngĐHCôngnghiệpThiênTân,TrungQuốc).
7. TS Đặng Đức Huy (32 tuổi, giáo sư tập sự, Trường ĐH
Trent, Canada).
8. TS Trần Văn Huy (35 tuổi, điều phối viên hợp tác quốc
tế, Hiệp hội ngành nước Úc).
9. TS Nguyễn Phan Thắng (33 tuổi, giáo sư tập sự, Trường
ĐH Gachon, Hàn Quốc).
10. TS Đoàn Lê Hoàng Tân (33 tuổi, phó giám đốc Trung
tâmnghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử, ĐHQuốc
gia TP.HCM).
Sáng 22-12, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức công bố đội
tuyển dự thi học sinh (HS) giỏi quốc gia năm học 2020-
2021. Ông Cao Minh Quý, Phó Trưởng phòng Giáo dục
trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết kỳ thi HS giỏi
quốc gia năm nay, đoàn TP.HCM có 181 HS tham gia dự
thi ở 11 môn.
Cụ thể, môn toán (23 em), lý (18 em), hóa (20 em), sinh
học (20 em), tin học (20 em), văn (22 em), sử (6 em), địa
lý (6 em), tiếng Anh (26 em), tiếng Pháp (10 em) và tiếng
Trung (10 em).
Các thí sinh tham gia dự thi đến từ Trường Phổ thông
Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường THPT chuyên
Lê Hồng Phong, Trường Trung học Thực hành (ĐH Sư phạm
TP.HCM), Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa…
Trong đó, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc
gia TP.HCM) là trường có số lượng thí sinh dự thi đông
nhất với 70 HS, kế đến là Trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong với 69 HS. Trường Trung học Thực hành (ĐH Sư
phạm TP.HCM) với 17 em. Trường THPT chuyên Trần
Đại Nghĩa là 12 em. Số thí sinh còn lại là HS của các
trường THPT Gia Định, Nguyễn Thượng Hiền, Mạc Đĩnh
Chi, Marie Curie.
Trước đó, các đội tuyển HS giỏi đã được bồi dưỡng tập
trung trong vòng tám tuần từ ngày 27-10 đến 22-12. Kỳ
thi HS giỏi quốc gia năm nay sẽ diễn ra trong ba ngày từ
25 đến 27-12. HS TP.HCM thi tập trung tại Trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, bày tỏ: “Tôi hy vọng năm nay 181 HS dự thi
sẽ đạt được thành tích tốt nhất. Thay mặt lãnh đạo Sở
GD&ĐT, tôi xin gửi lời cám ơn đến các trường có thí sinh
dự thi đã tạo điều kiện để các em ôn tập tập trung”.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho biết năm nay Bộ
GD&ĐT tổ chức kỳ thi HS giỏi quốc gia sớm hơn mọi
năm hai tuần, thời gian ôn tập có ngắn lại. Tuy nhiên,
TP.HCM đã có sự chuẩn bị từ trước, ngay từ đầu năm học
các trường đã tổ chức lựa chọn đội tuyển để bồi dưỡng.
“Hôm nay, khi có mặt tại buổi lễ này, các em đều cho
thấy được sự tự tin, tràn đầy năng lực. Tôi chúc các em có
nhiều sức khỏe, tự tin và thành công trong kỳ thi” - ông
Hiếu nói thêm.
NGUYỄN QUYÊN
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 23-12-2020
Tiến sĩ
Quả cầu vàng
và 38 bài báo
khoa học quốc tế
Ở tuổi 30, TSNguyễnHoàngChinh đã trở thành người trẻ tuổi nhất đoạt giải thưởngQuả cầu vàng năm2020.
sang môi trường nghiên cứu
chuyên nghiệp hơn, lĩnh vực
nghiên cứu mới và sử dụng
hoàn toàn bằng tiếng Anh…
“Thời gian này, một ngày
tôi chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng,
có ngày không dámngủ để có
thể thực hiện các thí nghiệm.
Tôi nghĩ tôi đi học nên muốn
làm sao học được nhiều nhất,
vì không phải ai cũng có cơ
hội được đi như thế này, được
tiếp cận điều kiện nghiên cứu
hiện đại và chuyên nghiệp” -
Chinh chia sẻ.
Năm 2015, anh tốt nghiệp
thạc sĩ, trở về trường và bắt
đầu tham gia hướng dẫn các
nhóm nghiên cứu sinh viên.
“Ởnước ngoài, tôi học được
rất nhiều. Tôi thấy nhân lực
mình có, điều kiện nghiên cứu
cơ bản mình cũng có, tại sao
mình không làm được, phải
chăng cái chúng ta thiếu chỉ
là phương pháp. Cũng từng
là sinh viên nên tôi hiểu khó
khăn của các bạn, tôi muốn
giúp sinh viên có cơ hội tiếp
cận với nghiên cứu khoa học
hơn” - Chinh nói.
Từ đó, mỗi năm Chinh
hỗ trợ đưa các sinh viên đi
học ngắn hạn ở Đài Loan để
tham gia các dự án nghiên
cứu chuyên nghiệp. Nhiều
bạn sau đó cũng đã tiếp tục
xin được học bổng du học.
Năm 2017, anh tiếp tục
giành được học bổng đi du
học tiến sĩ tại ĐH Khoa học
và Công nghệ Quốc gia Đài
Loan nhưng theo hướng mới
về năng lượng sinh học.
Anh mong muốn sắp tới,
bên cạnh việc hỗ trợ sinh
viên, anh sẽ tiếp tục nghiên
cứu để đóng góp cho cộng
đồng, đồng thời tìm hướng
phát triển và ứng dụng các
đề tài mà anh đã nghiên cứu
vào trong nông nghiệp hay y
học, nhất là đề tài về thuốc
trừ sâu vi sinh…•
181học sinhTP.HCMxuất quân thi học sinhgiỏi quốc gia2020
“Nghiên cứu khoa
học giúp tôi tiến bộ
và học hỏi rất nhiều,
ứng dụng rất nhiều
kiến thức chứ không
rời rạc như khi học
từng môn.”
Đội tuyển học sinh giỏi môn hóa ramắt tại buổi lễ.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook