296-2020 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư 23-12-2020
Tiêu điểm
Năm 2020, tỉ lệ
người dân hai nước
có cái nhìn thiếu
thiện cảm và tiêu cực
về nhau tăng hơn so
với năm 2019.
Năm 2020 kết thúc, quan hệ
Mỹ-Trung trượt dài
Quan hệMỹ-Trung trong năm2020 phủ đầy xung đột và căng thẳng từ chính trị, kinh tế đến công nghệ.
VĨCƯỜNG
T
ổ chức Hội đồng quan hệ
quốc tế (CFR) vừa công
bố báo cáo điểm lại những
diễnbiếnquan trọng trongquan
hệMỹ-Trung năm2020. Nhìn
chung, so với một năm trước,
căng thẳng giữa hai cường
quốc này tăng cao hơn khi
tiếp tục mắc kẹt trong thương
chiến kéo dài, cạnh tranh công
nghệ, bất đồng quan điểm về
tình hình Tân Cương, Hong
Kong, COVID-19 cùng hàng
loạt vấn đề khác.
COVID-19 chia rẽ
Mỹ, Trung
CFR nhận định dịch bệnh
COVID-19 xen kẽ với những
biếnđộng lớnvề chính trị khiến
Mỹ và Trung Quốc (TQ) ngày
càng rời xanhau.TạiMỹ,Tổng
thốngDonaldTrump cáo buộc
TQ phải chịu trách nhiệm cho
sựbùngphát củađại dịch, đồng
thời tuyên bốTổ chứcYtếThế
giới (WHO) là con rối củaTQ.
Nhiều nhà quan sát giải thích
tháiđộnàynhằmchuyểnhướng
dư luận ra khỏi con số người
nhiễm COVID-19 trong nước
vàcáccuộcbiểu tìnhchốngbạo
lực sắc tộc rầm rộ.
Đại dịch cũng khiến ngày
càng nhiều người Mỹ có cái
nhìn thiếu thiện cảm với TQ.
Một cuộc khảo sát của Trung
tâmnghiên cứu Pew (Mỹ) vào
tháng 10 cho thấy 73% người
Mỹ có quan điểm tiêu cực với
TQ - tỉ lệ cao nhất kể từ năm
2005.
Còn tại TQ, việc nước này
kiểmsoátdịchCOVID-19nhanh
chóngcùngsựcăng thẳng trong
quan hệ ngoại giao với Mỹ đã
châm ngòi cho chủ nghĩa dân
tộc cực đoan bùng lên lại. Việc
Tổng thống Trump sử dụng
cụm từ “virus TQ” khi nói về
virus SARS-CoV-2 đã gây ra
làn sóng phản đối dữ dội, dẫn
đến việc TQ trục xuất nhiều
nhà báo Mỹ. Nhiều phương
tiện truyền thôngTQmô tảMỹ
Mỹ điều khu trục hạm tuần tra quanh Trường Sa của Việt Nam
6
bộ trưởng Indonesiavừabị tổng thốngnướcnày làôngJoko
Widodo sa thải một lượt chỉ trong ngày 22-12 nhằmcải tổ
nội các, chuẩn bị cho công cuộc phục hồi kinh tế sau đại
dịch COVID-19. ÔngWidodo hồi tháng 6 từng khiển trách
các bộ trưởng vì xử lý yếu kém đối với đại dịch COVID-19
và dọa sẽ sa thải nếu tình hình không cải thiện. Đến nay,
số người bệnh ở Indonesia đã lên đến hơn 650.000 với
khoảng 20.000 trường hợp tử vong.
PHẠM KỲ
Hãng tin
Reuters
dẫn thông cáo đăng
trên cổng thông tin của Hạm đội Thái
Bình Dương hải quân Mỹ cho biết khu
trục hạm USS John S. McCain
(ảnh)
vừa
nhận lệnh thực hiện tuần tra đảm bảo tự
do hàng hải xung quanh quần đảo Trường
Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện
bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép một
số đảo, đá). Thông cáo khẳng định mọi
tương tác của tàu USS John S. McCain
với lực lượng quân sự nước ngoài trong
chuyến tuần tra nói trên đều phù hợp với
luật pháp quốc tế. Các lực lượng Mỹ thời
gian tới sẽ hoạt động thường xuyên hơn
ở Biển Đông nhằm phối hợp chặt chẽ với
các đồng minh và đối tác có chung tầm
nhìn về trật tự quốc tế tự do và rộng mở,
thúc đẩy an ninh - thịnh vượng tại khu
vực, chống các hành vi cưỡng chế, bắt
nạt.
PHẠMKỲ
Đội danh dự rước cờMỹ và TrungQuốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình thămthủ đôWashington, D.C.
tháng 9-2015. Ảnh: REUTERS
Ông Biden trước nhiệm kỳ mới đầy cơ hội
100
ngày đầu tiên là để nhận ra
những lợi ích và sửa chữa các
sai lầm trong chính sách của
người tiền nhiệm. Phép thử
thật sựđối với chínhquyềnông
Biden là sẽ phải làm gì với TQ
trong 1.360 ngày còn lại.
Hội đồng quan hệ quốc tế (CFR)
CFR
cho biết ông Trump đang chạy đua để bảo vệ các di sản
ngoại giao,màchínhsáchvềTQlàmột trongnhữngưu tiênhàng
đầu. Sau cuộc bầu cử tổng thống, các quan chức trong chính
quyền ông Trump đã thực hiện nhiều động thái cứng rắn liên
quan đến Đài Loan, Biển Đông… nhằm thúc đẩy một số lượng
lớn sáng kiếnmà họ đã xây dựng bốn nămqua.
Nhìnlướtqua,cóvẻnhưnhữngnỗlựcvàophútcuốinàysẽgây
khó khăn cho việc điều hành của chính quyền ông Biden nhưng
thực tế thì ngược lại. Theo các nhà phân tích, chính quyền ông
TrumpcàngápdụngnhiềuchínhsáchcứngrắnvớiTQthìlạicàng
tạo ra nhiều thuận lợi cho tân tổng thống.
Chính quyền ông Biden sẽ là bên quyết định giữ lại bao nhiêu
phần trăm di sản mà đội ngũ của ông Trump xây dựng. Một số
quyết định, chẳng hạn như việc có nên tiếp tục duy trì mức thuế
đánh lên370 tỉ USDhànghóaTQhay không, dĩ nhiên sẽphải cần
nhiều thời gian cânnhắc.Việc dỡbỏ các lệnh áp thuế quá nhanh
sẽ khiến chính quyềnmới bị cho là quá“mềm yếu”trước TQ.
Các động thái khác, trongđó có việc củng cố nhóm“Bộ tứ kim
cương” ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trừng phạt những
quan chức TQ liên quan đến vấn đề Hong Kong, Tân Cương có
thể tiếp tục được duy trì. Chính quyền ông Biden có thể nhanh
chóng giành được một số thành tựu bằng cách lấp đầy những
lỗ hổng mà đội ngũ của ông Trump đã tạo ra khi ông Trump đi
ngược lại với nhiều chính sách truyền thống củaMỹ. Liên kết với
các tổ chức quốc tế, tham gia các thỏa thuận, hợp tác với đồng
minh châu Âu, củng cố vị thế của Mỹ và tái thiết quan hệ ngoại
giao Mỹ-Trung nhiều khả năng sẽ nằm trong chương trình nghị
sự của ông Biden.
“nhưmột cườngquốcđang suy
yếu” và là “thế lực đối đầu” với
Bắc Kinh. Tỉ lệ người dân TQ
có cái nhìn thiếu thiện cảm về
Mỹ cũng gia tăng đáng kể so
với năm 2019.
Cạnh tranh công nghệ
tỏa nhiệt
Năm 2020 cũng chứng kiến
sự leo thangđángkể trongcuộc
cạnh tranhMỹ-Trung trên lĩnh
vựccôngnghệ.Vàotháng5,Bộ
Thương mại Mỹ siết chặt hoạt
động của Tập đoàn công nghệ
Huawei,cắtđứtcácnguồncung
cấpchấtbándẫnchoHuaweivà
hạn chế tập đoàn này tiếp cận
công nghệ của Mỹ. Chưa hết,
chính quyền ông Trump cũng
vận động các đồng minh châu
Âu không sử dụng mạng 5G
củaHuawei. Những biện pháp
nàyđãgiángmột đònmạnhvào
hoạt động kinh doanh của tập
đoàn này.
Chiều ngược lại, Bắc Kinh
cố gắng giảm thiểu thiệt hại từ
các hành động gây sức ép của
Washington. Những tháng gần
đây, TQ đã công bố một chiến
lượcmới để duy trì tăng trưởng
kinh tế, giảmsự phụ thuộc vào
thị trường và công nghệ nước
ngoài. TQ đặc biệt chú trọng
phát triển ngành công nghiệp
chip điện tử nội địa, chi hàng
tỉ USD để hỗ trợ việc nghiên
cứu, phát triểnvàkhuyếnkhích
các công ty nhỏ tham gia lĩnh
vực này.
Theo các nhà phân tích, cuộc
cạnhtranhgiữaMỹvàTQtrong
lĩnh vực công nghệ sẽ tiếp tục
trong năm 2021. Chính sách
công nghệ của chính quyền
ông Joe Biden nhiều khả năng
sẽ mang tính đa phương và
gắn kết chặt chẽ hơn. Chính
sách này sẽ tập trung phát triển
năng lực phát triển trong nước
nhưng chắc chắn vẫn hướng
vào việc cạnh tranh với TQ.
Còn Bắc Kinh sẽ không từ bỏ
nỗ lực thúc đẩy năng lực công
nghệ trongnước, giảmcáchoạt
động trao đổi, mua bán công
nghệ với Mỹ.
Hậu quả từ
“ngoại giao chiến
lang” của Trung Quốc
TQ trong năm 2020 chứng
kiến sự hình thành củamột thế
hệ nhà ngoại giaomới, trẻ tuổi,
tham vọng và hiếu thắng hơn,
liên tục gây chú ý nhờ những
phát ngôn gay gắt nhằmbảo vệ
hìnhảnhvà lợi íchquốcgia, đặc
biệt là sau khi phươngTây cho
rằng TQ nên chịu trách nhiệm
cho đại dịch COVID-19. Thế
hệ mới này, tận dụng lợi thế
biết sử dụng mạng xã hội, liên
tục phát đi những hình ảnh và
thông điệp có lợi cho TQ, sẵn
sàngchỉtríchhoặcđedọanhững
quốcgiakhác.Thậmchí,họcòn
yêu cầu những thế hệ đi trước
phải nêu cao “tinh thần chiến
đấu” mạnh mẽ hơn để đối phó
mọi “ý đồ xấu nhằm vào TQ”.
Hiện các nhà nghiên cứu trên
thế giới gọi hiện tượng này là
“ngoại giao chiến lang”.
Lý giải nguyên nhân vì sao
BắcKinh lại đợi đếnnăm2020
mới cho áp dụng rộng rãi chiến
lược “ngoại giao chiến lang”,
một số nhà phân tích cho rằng
điều này có thể bắt nguồn từ
chính sách “nướcMỹ trên hết”
củaTổngthốngTrumpcũngnhư
ông chỉ trích mạnh TQ. Ngoài
ra, giới lãnh đạoTQcũng đang
muốn thúc đẩy cái mà họ gọi
là “sức mạnh của ngôn từ” để
khiến phần còn lại của thế giới
phải lắng nghe quan điểm của
họ. Giới lãnh đạo Bắc Kinh
tin rằng giọng điệu cứng rắn
sẽ làm nổi bật được sức mạnh
của quốc gia và bày tỏ quan
điểm rõ ràng hơn, buộc những
nước khác phải tôn trọngmình.
Tuy nhiên, chính sách ngoại
giao này sau một năm triển
khai dường như không gặt hái
đượcthànhcôngnhưmongđợi.
NhữngquốcgiađốiđầuvớiBắc
Kinh không cảm thấy lo sợmà
thậmchí lập trường của họ còn
ngày càng cứng rắn hơn. Úc,
Ấn Độ và Mỹ là những ví dụ
điển hình. Mặt khác, TQ cũng
từng tuyên bố rằng “ngoại giao
chiến lang”chỉ làcáchmànước
này phản ứng trước những đòn
tấn công ngoại giao từ những
nước khác, tức hoàn toàn chỉ
mangtínhphòngthủ.Tuynhiên,
CFR cho rằng nếu chiến lược
này thời gian qua chỉ để phòng
thủ thôi thì nó đã thất bại hoàn
toànvì chẳngnhữngkhông làm
cho nước khác có cái nhìn tích
cực hơn về TQ mà còn khiến
những nước lâu nay thiện cảm
trở nên e dè hơn. Nói như cựu
thủtướngÚcMalcolmTurnbull,
TQnên từbỏ “ngoại giao chiến
lang”nếucònmuốncóbạn trên
trường quốc tế.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook