296-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư 23-12-2020
“Trong lần điều chỉnh quy hoạch tới đây, quận 3 mong
muốn lắng nghe góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia
đóng góp cho việc điều chỉnh các đồ án quy hoạch trên địa
bàn quận. Qua đó, nâng cao chất lượng quy hoạch và khai
thác được những tiềm năng, thế mạnh của quận” - ông Trần
Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND quận 3, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
bên lề hội thảo Quận 3 - Tiềm năng phát triển
đô thị, tổ chức vào ngày 22-12.
Ông Bình cho biết trong đợt điều chỉnh các đồ án quy hoạch
tới đây, quận sẽ cố gắng chi tiết hóa các đồ án quy hoạch và
xóa bỏ quy hoạch đất hỗn hợp, tháo gỡ những khó khăn cho
người dân về nhà, đất. Trên địa bàn quận 3 có 10 đồ án quy
hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000, trong đó có một đồ án
thuộc quy hoạch khu trung tâm TP 930 ha, ngoài ra còn có
14 đồ án quy hoạch hẻm.
Theo ông Bình, qua gần 10 năm, quận 3 đã triển khai hiện
thực hóa nhiều đồ án quy hoạch. Điều này mang lại diện mạo
khang trang hơn cho quận, chất lượng cuộc sống của người
dân cũng được nâng cao. Một điểm nổi bật gần nhất là quận
đã vận động gần 1.500 hộ dân hiến hơn 8.100 m
2
đất để mở
rộng hẻm.
Tuy nhiên, ông Bình cũng nhìn nhận chất lượng các đồ án
quy hoạch chi tiết xây dựng cũng như quy hoạch hẻm còn
thiếu tính dự báo và chưa theo kịp thực tiễn. Quá trình tổ chức
thực hiện quy hoạch còn có những bất cập trong quy hoạch
phân khu, cấp phép xây dựng tạm, quy hoạch đất hỗn hợp,
quy hoạch hẻm, tách nhập thửa…
Riêng quy hoạch đất hỗn hợp, theo thống kê của quận 3,
hiện quận có 58,56 ha đất hỗn hợp, chiếm gần 20% quỹ đất tự
nhiên của quận. Tuy nhiên, các đồ án quy hoạch 1/2000 chưa
xác định rõ được vị trí và các thành phần đất đai trong quy
hoạch này. Điều đó dẫn đến người dân chỉ được cấp phép xây
dựng tạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp về nhà,
đất của người dân. “Trong lần điều chỉnh tới đây, quận 3 sẽ
không còn quy hoạch đất hỗn hợp” - ông Bình nói.
Tại hội thảo, các chuyên gia góp ý quận 3 cần xác định
được giá trị cốt lõi, các tiềm năng, thế mạnh để làm cơ sở
định hướng cho việc điều chỉnh quy hoạch chung. Các đồ án
quy hoạch cần dựa trên tiêu chí lấy giao thông làm nền tảng
và khai thác giá trị quyền sử dụng đất cùng với trục di sản
quý giá của quận.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP, đánh giá quận
3 có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của TP và
việc điều chỉnh quy hoạch quận 3 không thể tách rời việc điều
chỉnh quy hoạch chung của TP. Ông Hoan cho rằng quận 3
phải nâng cao chất lượng quy hoạch ở cả ba khâu: trước, trong
và sau khi quy hoạch được duyệt.
Trong lần điều chỉnh quy hoạch sắp tới, ông Hoan cho rằng
quận 3 hiện đã đô thị hóa, không còn nhiều không gian để
phát triển, vì vậy phải gắn với tái cấu trúc thành phần đất đai
đô thị. Cần định hình các phân khu chức năng hợp lý, gắn với
chỉnh trang, sắp xếp các khu dân cư hiện hữu.
Ông Hoan cũng nhận định quận 3 cần tìm kiếm cho được
những giá trị đặc trưng về không gian kiến trúc, phải kết hợp
hài hòa giữa không gian phát triển với không gian văn hóa,
lịch sử; kết hợp phát triển chiều cao với không gian ngầm để
làm tăng hiệu quả sử dụng đất…
TG
Nhiều ý tưởng khai thác dịch vụ
ven sông Sài Gòn
SởQH-KT TP.HCMcho rằng kế hoạch từ nay đến năm2025, bờ sông Sài Gòn khu trung tâmTP cần được
ưu tiên triển khai các dịch vụ ven sông.
KIÊNCƯỜNG
S
ở QH-KT TP.HCM đã
có văn bản gửi UBND
TP về ý tưởng khai thác
dịch vụ ven sông, trước mắt
là cho khu vực ven sông Sài
Gòn đi qua khu trung tâm TP.
Liên quan đến vấn đề này,
nhiều chuyên gia cho rằng cần
phải có quy hoạch bờ sông rồi
mới tính tới việc khai thác
kinh tế.
Ưu tiên triển khai
khu trung tâm
Theo báo cáo tiến độ triển
khai đề án “Phát triển kè bờ
sông và kinh tế dịch vụ ven
sông 2020-2045 và kế hoạch
triển khai 2020-2025” của Sở
QH-KTgửi UBNDTPthì sông
Sài Gòn được chia thành hai
phân vùng (theo không gian
kiến trúc) là thượng lưu và
trung lưu - hạ lưu.
“Sông Sài Gòn đi qua khu
trung tâm hiện hữu, lịch sử là
khu vực có nhiều hoạt động
thương mại dịch vụ và có tiềm
năng phát triển kinh tế dịch vụ
ven sông” - ôngNguyễnThanh
Nhã, Giámđốc Sở QH-KTTP,
nêu trong văn bản.
Vì vậy, Sở QH-KT cho rằng
khu vực này cần được ưu tiên
triển khai trong giai đoạn từ
nay đến năm 2025 nhằm xây
dựng kết nối và đồng bộ hệ
thống cơ sở hạ tầng. Các cơ
sở hạ tầng này gồm bờ kè
sông, cầu cảng bến thủy, các
tuyến đi bộ, xe đạp, bến bãi
trung chuyển, kết nối không
gian mở công viên cây xanh
và quảng trường đô thị.
Theo sở, định hướng của đề
án sẽ là từng bước đẩy mạnh
Kế hoạch khai thác bờ sông
giai đoạn 2025-2045
Trong đề án “Phát triển kè bờ sông và kinh tế dịch vụ ven
sông 2020-2045 và kế hoạch triển khai 2020-2025”của Sở QH-
KT, sở này cho hay:
Giai đoạn 2025-2045 sẽ triển khai các dự án về đầu tư, kết
nối hoàn thiện cơ sở hạ tầng xanh tích hợp liên vùng, liên khu
vực. Từ đó, phát huy các hoạt động du lịch và kinh tế dịch vụ
giải trí theo kế hoạch.
Trong giai đoạn này cũng hoàn chỉnh các công cụ quản lý
đồng bộ dọc theo lưu vực sông. Đồng thời nghiên cứu, cập
nhật và hoàn thiện các pháp lý quản lý khu vực dọc bờ sông
theo hướng đảm bảo lợi ích chung của TP và liên vùng. Song
song, khuyến khích sự tham gia của đa dạng các nguồn lực xã
hội, phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển liên vùng.
Sau đó, ứng dụng nhân rộng cách làm trên phạm vi toàn
TP.HCM và vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu
cầu phát triển chung.
“Khu vực ven sông
- kênh rạch nên ưu
tiên cho không gian
công cộng vì TP hiện
rất thiếu, sau đó mới
tính tới việc khai
thác dịch vụ.”
KTS
Ngô Viết Nam Sơn
SởQH-KT
đưa ra
nhiều ý
tưởng khai
thác dịch
vụ ven sông
Sài Gòn.
Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Quận3 sẽ xóaquyhoạchđất hỗnhợp
phát triển kinh tế dịch vụ, xây
dựng hoàn thiện chuỗi không
gian đô thị dọc bờ sông. Chuỗi
không gian này sẽ có đặc trưng,
bản sắc đô thị sông nước, có
sức hấp dẫn, thân thiện với
môi trường.
Đồng thời không gian kiến
trúc cảnh quan kết nối các tiện
ích công cộng cũng được tổ
chức nhằm tạo điều kiện phát
triển kinh tế dịch vụ liên quan
đến sông nước và hạ tầng xanh.
Đề án cũng đưa ra kế hoạch
từ nay đến năm 2025 sẽ điều
chỉnh quy hoạch, thiết kế đô
thị và các công cụ quản lý
phát triển khu vực hành lang
sông Sài Gòn.
Cần phải có quy hoạch
bờ sông trước
“Theo tôi, trước khi tính tới
khai thác dịch vụ ven sông thì
cần phải có quy hoạch ven bờ
sông Sài Gòn trước” - KTS
Ngô Viết Nam Sơn trao đổi
với
Pháp Luật TP.HCM
.
Theo ông Sơn, khu vực ven
sông - kênh rạch nên ưu tiên
cho không gian công cộng vì
TP hiện rất thiếu, sau đó mới
tính tới việc khai thác dịch vụ.
“Trong các dịch vụ thì có thể
kể đến dịch vụ về giao thông,
bến xe, bãi xe…, rồi kế đến
là dịch vụ thương mại. Dịch
vụ thương mại chỉ nên góp
phần làm sinh động không
gian ven sông ở những vị trí
thích hợp” - KTS Nam Sơn
phân tích.
Ngoài ra, ông Sơn lưu ý sau
khi có quy hoạch ven sông,
các tuyến đường ven sông sẽ
được hình thành. Khi có các
tuyến đường đó mới tính tới
khai thác dịch vụ là các công
trình có đảm bảo chiều cao,
kiến trúc đô thị… “Bên cạnh
đó, cần phải làm song song
bài toán trả lại hành lang ven
sông Sài Gòn (nhiều nơi đang
bị lấn chiếm) và quy hoạch
bờ sông để việc khai thác tốt
hơn” - ông Sơn nói.
KTS Ngô Anh Vũ (Viện
Quy hoạch xây dựngTP.HCM)
cho rằng: Với khoảng cách
100-200 m tính từ mép bờ
cao trở vào trong, dọc chiều
dài khoảng 80 km, nếu lập
quy hoạch hai bên bờ sông
Sài Gòn thì TP sẽ có diện
tích khoảng 3.100-5.000 ha.
“Như vậy, diện tích phần đất
thuộc hai bên kè sông tương
đương diện tích của quận Tân
Phú hoặc quận 7, đảm bảo đủ
để quy hoạch bất kỳ một chức
năng sử dụng nào” - ông Vũ
đánh giá.
ÔngVũ tính toán ngoài phần
diện tích cho cây xanh, dành
khoảng 20% cho giao thông,
20% cho các dịch vụ, không
gian mở công cộng, chúng ta
sẽ có 220-600 ha để xây dựng
các công trình (bảo tàng, khu
ẩm thực, câu lạc bộ…).
“Đó là chưa kể các không
gian ngầm dưới kè bờ sông
có thể tận dụng cho các công
trình hạ tầng kỹ thuật, vui
chơi giải trí sôi động và đậu
xe” - ông Vũ nêu quan điểm.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM,
thì cho rằng để khai thác tiềm
năng kinh tế quỹ đất ven sông
cần phải lưu ý ba vấn đề:
Thứ nhất: Phải có quy
hoạch tổng thể quỹ đất thuộc
hành lang bảo vệ sông rạch
(bao gồm quy hoạch sử dụng
đất và quy hoạch xây dựng),
đi đôi với kế hoạch tổ chức
thực hiện phù hợp theo từng
giai đoạn.
Thứ hai: Cần xây dựng quy
chế quản lý, sử dụng, khai
thác kinh doanh quỹ đất thuộc
hành lang bảo vệ sông để thực
hiện thống nhất.
Thứ ba: Cần thực hiện
phương thức đầu tư xã hội
hóa, đối tác công-tư…để huy
động được nhiều nguồn lực
xã hội tham gia.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook