13
NGUYỄNDO
T
rườngTHPTHaiBàTrưng
được UBND tỉnh Thừa
Thiên-Huế đồng ý cho
thí điểm khôi phục môn nữ
công gia chánh từ năm học
2021-2022. ÔngNguyễnTân,
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh
Thừa Thiên-Huế, cho biết
chọn Trường THPT Hai Bà
Trưng để làm thí điểm dạy
môn nữ công gia chánh bởi
trước đây trường này có thế
mạnh về môn học này.
Ông Tân cũng cho hay theo
chương trình đổi mới giáo
dục sắp tới, cơ cấu chương
trình sẽ gồm 80% chương
trình giáo dục quốc gia và
20% chương trình dành cho
giáo dục địa phương. Theo
đó, giáo dục nữ công gia
chánh là tên gọi của một
môn học kỹ năng nhưng
không phải chỉ dành riêng
cho nữ mà học sinh nam
cũng có thể học để tự trang
bị kiến thức và kỹ năng tự
phục vụ bản thân và gia đình.
Hiện nay, sở đang xây dựng
chương trình theo hình thức
các câu lạc bộ ngoại khóa,
tương tự các câu lạc bộ văn
hóa, văn nghệ, thể thao trong
trường học để thu hút các
em tham gia.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, nghệ nhân Mai
Thị Trà (87 tuổi, cựu nữ
sinh Đồng Khánh và là cựu
giáo viên Trường THPT Hai
Bà Trưng) cho biết trước
đây Trường nữ sinh Đồng
Khánh có thế mạnh về đào
tạo nữ công gia chánh. Đây
là môn học tập trung vào kỹ
năng dưỡng nhi, kế hoạch
chi tiêu gia đình, thêu, may,
chế biến các món ăn truyền
thống của Huế.
Theo nghệ nhân Mai Thị
Trà, ngày nay đời sống vật
chất ngàymột nâng lên nhưng
nhiều nữ sinh khi bước vào
tuổi trưởng thành, ra khỏi
mái trường phổ thông lại
bị hạn chế về kiến thức, kỹ
năng nữ công gia chánh,
thiếu am hiểu về văn hóa
ẩm thực. Điều này đã gây
ảnh hưởng không nhỏ trong
cuộc sống và đặc biệt khi
người phụ nữ lập gia đình.
“Chúng tôi đang soạn lại
các bộ môn phù hợp với
xã hội, gọn nhẹ để các em
thích thú học. Chương trình
cũng không ảnh hưởng đến
việc học văn hóa cũng như
các môn khác của các em.
Không chỉ học trò nữ mà học
trò nam nếu yêu thích, muốn
học hỏi, tìm hiểu thì cũng
nên cho học” - cô Trà nói.
Thầy Ngô Đức Thức, Hiệu
trưởng Trường THPT Hai
Bà Trưng, cũng cho biết
hiện nhà trường đang triển
khai soạn chương trình với
những nội dung phù hợp với
xu thế của thời đại hiện nay.
Trước việc khôi phục lại
môn học nữ công gia chánh,
một nữ sinh lớp 10B Trường
THPT Hai Bà Trưng cho
biết: “Em nghĩ việc được
học môn nữ công gia chánh
sẽ giúp chúng em biết nấu
thêm nhiều món ăn truyền
thống xứ Huế đúng bài bản
hơn, qua đó cũng hiểu hơn
về truyền thống văn hóa,
lịch sử của xứ Huế và đặc
biệt hơn hết là biết về truyền
thống ngôi trường này”.•
Nữ sinh Trường THPTHai Bà Trưng trong ngày kỷ niệm100 nămthành lập trường. Ảnh: N.DO
Ngày 15-3, UBND phường Đằng Lâm (quận Hải An,
TP Hải Phòng) cho biết phường này đã đề nghị UBND
quận Hải An, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo quận có ý kiến
với Hội Phật giáo TP Hải Phòng để có biện pháp điều
chỉnh với trụ trì chùa Khánh Hưng (chùa Trung Hành) vì
đã xua đuổi người dân chụp ảnh tại chùa.
Theo UBND phường Đằng Lâm, trước đó, ngày 13-3
(mùng 1 tháng 2 âm lịch), chị Y. (trú phường Đông Khê,
quận Ngô Quyền) có cho con nhỏ tới chùa Hưng Khánh lễ
Phật. Sau khi vái vọng tại cổng sau, thấy cảnh đẹp, chị Y.
có dừng lại chụp ảnh lưu niệm cho con.
Thấy vậy, sư trụ trì chùa Hưng Khánh là đại đức Thích
Bản Phúc đã có thái độ xua đuổi, có lời nói thiếu chuẩn
mực, nhà sư này còn dùng nắm hương đang cháy đập vào
tay chị Y. Thông tin sự việc được đưa lên mạng xã hội
Facebook đã gây bức xúc trong dư luận.
Sau khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội, UBND
phường Đằng Lâm đã thành lập tổ công tác xuống làm
việc với trụ trì chùa Hưng Khánh. Đại đức Thích Bản
Phúc cho biết ngày 13-3, chùa này có rất đông khách thập
phương tới dâng hương, trong đó có mẹ con chị Y.
Theo nhà sư này, mẹ con chị Y. mặc áo dài đến chụp
ảnh tại chùa không đúng với trang phục của người đi lễ
Phật. Do nhà chùa không đồng ý với khách thập phương
đến chụp ảnh vào mùng 1 và ngày rằm nên nhà sư đã mời
mẹ con chị Y. ra khỏi chùa, nhà sư có vô ý vẩy hương vào
tay chị Y.
Tổ công tác phường Đằng Lâm có yêu cầu đại đức
Thích Bản Phúc rút kinh nghiệm trong ứng xử với Phật
tử đến lễ chùa vì việc mặc áo dài, nhất là áo dài truyền
thống, khi đi lễ chùa và chụp ảnh trong chùa không có quy
định nào cấm.
Tuy nhiên, đại đức Thích Bản Phúc vẫn giữ nguyên
quan điểm không cho du khách mặc áo dài trừ khi là áo
dài màu nâu khi vào chùa, hạn chế chụp ảnh trong khuôn
viên chùa vào ngày rằm, mùng 1.
Theo UBND phường Đằng Lâm, những năm qua đã có
nhiều ý kiến phản ánh về phát ngôn và cư xử không chuẩn
mực đối với Phật tử đến lễ chùa của vị sư trụ trì này. Hơn
nữa, nhà sư này còn đặt ra các quy định riêng gây bức xúc
cho khách thập phương và nhân dân địa phương.
Phường đã nhiều lần làm việc, yêu cầu nhà sư thực hiện
đúng chuẩn mực của người tu hành nhưng đến nay nhà sư
này vẫn chưa có chuyển biến trong phát ngôn và ứng xử
với Phật tử.
Trước đó, vào năm 2019, đại đức Thích Bản Phúc cũng đã
bị Giáo hội Phật giáo TP Hải Phòng kỷ luật dưới hình thức
kiểm điểm (sám hối) do đã có phát ngôn và hành vi thiếu
chuẩn mực khi dọa thả chó cắn Phật tử chụp ảnh tại chùa.
ĐỖ HOÀNG
Đời sống xã hội -
ThứBa16-3-2021
Huế: Vì sao khôi phục
mônnữcônggiachánh?
Học sinh không chỉ được học nấu ăn, thêu thùa, may vámà còn được
học cả kỹ năng dưỡng nhi, kế hoạch chi tiêu gia đình…
Đề nghị xử lýnhà sưđậpnắmhươngđang cháy vào tayPhật tử
Chọn Trường
THPT Hai Bà
Trưng để làm thí
điểm dạy môn nữ
công gia chánh bởi
trước đây trường
này có thế mạnh về
môn học này.
Hình ảnh
được đưa
lênmạng xã
hội cho rằng
nhà sư đã có
hành vi xua
đuổi, đập
nắmhương
đang cháy
vào tay Phật
tử. Ảnh: ĐH
Đang làm việc, youtuber Thơ Nguyễn
xin về vì mệt
Ngày 15-3, Thanh tra Sở TT&TT (Bình Dương)
phối hợp với công an tỉnh này tiến hành làm việc
với youtuber Thơ Nguyễn liên quan đến việc đăng
tải video “xin vía học giỏi” trên kênh TikTok gây
xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Tại buổi làm việc, Thơ Nguyễn cho biết đăng
tải đoạn video có nội dung “xin vía học giỏi” trên
mạng xã hội TikTok gồm có hai phần.
Theo giải thích của Thơ Nguyễn thì TikTok chỉ
cho đăng tải mỗi đoạn video có thời lượng tối đa
60 giây nên video được chia làm hai đoạn nên gây
hiểu nhầm cho mọi người.
Thơ Nguyễn cũng cho biết đã nhận thức được
hành vi vi phạm nhưng không cố ý.
Khi chưa hết buổi làm việc và chưa có kết luận
của cơ quan chức năng, Thơ Nguyễn có những biểu
hiện không tốt về sức khỏe và tâm lý nên đã xin
phép cơ quan chức năng tạm dừng buổi làm việc để
về nghỉ ngơi và thống nhất sẽ tiếp tục làm việc vào
chiều nay (16-3).
LÊ ÁNH
Niêm phong nhiều cơ sở phun, xăm
phẫu thuật thẩm mỹ, spa
Sở Y tế TP.HCM cho biết nơi đây vừa kết hợp
với cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất Học viện
phun, xăm thẩm mỹ Diễm Nguyễn - Academy
thuộc Công ty TNHH Thẩm mỹ viện và Học viện
Diễm Nguyễn (416/12 Lã Xuân Oai, phường Long
Trường, TP Thủ Đức, TP.HCM). Tại thời điểm
kiểm tra, cơ sở mở cửa hoạt động và có nhiều
người đang học phun, xăm.
Đại diện cơ sở cung cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp nhưng không xuất trình được
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề
nghiệp về phun, xăm, thêu trên da do Sở LĐ-
TB&XH TP.HCM cấp.
Ngoài ra, cơ sở cũng không xuất trình được giấy
phép hoạt động chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ
do Sở Y tế TP.HCM cấp cùng các chứng chỉ hành
nghề liên quan.
Đoàn kiểm tra niêm phong và yêu cầu cơ sở
ngưng ngay thực hiện các kỹ thuật xâm lấn, ngừng
quảng cáo các dịch vụ khám chữa bệnh.
Sở Y tế TP.HCM còn cho biết cơ quan chức năng
cũng vừa kiểm tra đột xuất cơ sở Vin House Spa
& Clinic (khu Vinhome Grand Park, phòng 319, lô
S202, đường Nguyễn Xiển, phường Long Thạnh
Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM). Đại diện cơ sở chưa
xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề và giấy phép hoạt động.
Đoàn tiến hành niêm phong, tạm giữ các bằng
chứng và yêu cầu cơ sở ngưng ngay việc thực hiện
các kỹ thuật xâm lấn khi chưa xuất trình được hồ sơ
pháp lý.
TRẦN NGỌC