3
Thời sự -
ThứBa16-3-2021
ĐỨCMINH
N
gày15-3,ỦybanThường
vụ Quốc hội (QH) họp
phiên thứ 54 cho ý kiến
báo cáo công tác nhiệm kỳ
khóa XIV của QH.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị
Kim Ngân đánh giá đây là
nhiệm kỳ mà tính dân chủ
được phát huy rất mạnh mẽ
trong kỷ cương, quy định của
hiến pháp, pháp luật.
Quyết định những dự
ánquan trọngquốc gia
Theo Phó Chủ tịch QH
Uông Chu Lưu, hoạt động lập
pháp trong nhiệm kỳ tiếp tục
khẳng định hoàn thiện thể chế
là “một khâu đột phá của sự
phát triển”. Đồng thời cụ thể
hóa Hiến pháp 2013 trên các
định hướng lớn: Hoàn thiện
thể chế của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN;
tiếp tục hoàn thiện tổ chức,
bộ máy của nhà nước pháp
quyền XHCN; bảo đảm
quyền con người, quyền tự
do, dân chủ của công dân và
hội nhập quốc tế, bảo đảm
quốc phòng an ninh.
Cũng theo ông Uông Chu
Lưu, QH khóa XIV đã có
những khác biệt so với các
khóa trước khi quyết định
những quyết sách lớn. Ngay
từ những kỳ họp đầu tiên,
QH đã quyết định chương
trình đầu tư công trung hạn
năm năm. Điều này giúp hình
thành được những dự án, công
trình quan trọng quốc gia hay
những dự án Nhà nước đầu
tư ngân sách… bảo đảm sự
công bằng, công khai, minh
bạch, có sự kiểm soát của 63
đoàn đại biểu (ĐB) QH, chống
nói và cho rằng đây là những
hạn chế phải khắc phục trong
thời gian tới.
Hài lòng về hoạt động
của các thành viên
Chính phủ tại QH
Phát biểu sau đó, Chủ tịch
QH Nguyễn Thị Kim Ngân
cũng đánh giá đây là một
nhiệm kỳ QH thành công.
“Một nhiệm kỳ thành công
và hoàn thành xuất sắc nhiệm
có tranh luận nhưng cách thể
hiện chưa rõ bằng nhiệm kỳ
này” - bà nói.
Chủ tịch QH cũng cho hay
bà rất hài lòng với hoạt động
của các thành viên Chính phủ
tại QH. Các thành viên Chính
phủ đứng trước QH giải trình,
báo cáo rất rõ ràng, lưu loát,
nắm công việc trên từng lĩnh
vực rất chặt chẽ, sâu sắc...
Các cơ quan của QH càng
ngày công việc càng chất
lượng, hiệu quả hơn. “Phản
biện sâu sắc, chọn đúng,
trúng vấn đề cử tri quan tâm;
chọn đúng vấn đề đất nước
cần tháo gỡ để đi lên” - bà
Ngân dẫn chứng.
Theo bà, những thành tựu,
dấu ấn trên cần được đánh giá
sâu sắc để làm bài học kinh
nghiệm cho QH khóa XV.
“QH khóa sau làm tốt hơn
khóa trước, đó là quy luật.
Có như vậy đất nước mới
phát triển được” - Chủ tịch
QH nhấn mạnh và cho rằng
đất nước phát triển được như
hôm nay có sự đóng góp rất
lớn của hoạt động dân cử nói
chung và QH nói riêng.
Công tác nhân sự
được đồng thuận cao
Cũng tại phiên họp, trình
bày dự thảo báo cáo gửi xin ý
kiến Ủy ban Thường vụ QH,
Tổng thư ký, Chủ nhiệmVăn
phòngQHNguyễnHạnhPhúc
cho hay công tác nhân sự được
QH khóa XIV xem xét, tiến
hành chặt chẽ, thận trọng,
đúng quy trình, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn và nhận được
sự đồng thuận cao.
Việc lấy phiếu tín nhiệm
đối với người giữ chức vụ
do QH bầu hoặc phê chuẩn
được thực hiện nghiêm túc,
công khai, minh bạch, góp
phần tiếp tục phát huy dân
chủ trong hoạt động của cơ
quan dân cử cũng như trong
đời sống xã hội.
“Kết quả lấy phiếu không
chỉ là thước đo hiệu quả hoạt
động của người giữ chức vụ
do QH bầu hoặc phê chuẩn.
Đây còn là nguồn động lực
để những người được tín
nhiệm cao tiếp tục phát huy,
cống hiến, những người chưa
được tín nhiệm cao phấn đấu
khắc phục hạn chế, khuyết
điểm, nâng cao hiệu quả công
việc” - ông Nguyễn Hạnh
Phúc nói.•
Chủ tịchQH tại phiên họp thứ 54Ủy ban Thường vụQHngày 15-3. Ảnh: T.NG
Cũng trong ngày 15-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(QH) đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải
quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, QH khóa
XIV.
Báo cáo của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ
QH cho hay trong nhiệm kỳ, các cơ quan của QH đã tiếp
nhận và trả lời 58/58 kiến nghị, đạt 100%.
Chính phủ, các bộ, ngành trung ương đã tiếp nhận hơn
1.800 kiến nghị của cử tri, đã giải quyết, trả lời được 95%
trong số này.
Báo cáo cũng cho hay bên cạnh những kết quả đạt được,
việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri vẫn còn một số
hạn chế. Đáng chú ý là tình trạng giải quyết, trả lời kiến
nghị cử tri không đúng thời hạn. Đến nay còn 94 kiến nghị
(chiếm 5%) gửi đến kỳ họp thứ 10 chưa được trả lời.
Ban Dân nguyện nhận định: Vẫn còn tình trạng có sự
không thống nhất về quan điểm giữa bộ, ngành trong việc
thực hiện quy định của pháp luật. Cụ thể, cử tri tỉnh Lạng
Sơn kiến nghị sớm có văn bản hướng dẫn, giải đáp vướng
mắc về xử lý hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật
liệu nổ.
Tuy nhiên, trả lời cử tri, quan điểm của Bộ Tư pháp và
TAND Tối cao chưa thống nhất. Bộ Tư pháp cho rằng hành
vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
vật liệu nổ hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ với bất kỳ số lượng
nào đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Trong khi đó, TAND Tối cao lại cho rằng quá trình điều
tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng có thể tham
khảo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 01, tại đó quy
định cụ thể về số lượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi
thực hiện các hành vi nêu trên.
“Trên thực tế, Thông tư liên ngành số 01 đã hết hiệu lực
thi hành” - Ban Dân nguyện nêu rõ và cho rằng việc hai
cơ quan không thống nhất quan điểm như trên có thể gây
khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong áp dụng
pháp luật.
Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong
việc xem xét, giải quyết các kiến nghị có nội dung liên
ngành, liên lĩnh vực vẫn còn chậm. Dẫn chứng, báo cáo nêu
việc cử tri tỉnh Tây Ninh, Quảng Trị... phản ánh một số trụ
sở của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh chưa
được bàn giao về địa phương quản lý trong khi những cơ
quan này đã được bố trí đất xây dựng trụ sở mới.
Trả lời cử tri, Bộ Tài chính cho hay bộ sẽ tiếp tục phối
hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để xử
lý vấn đề này. “Như vậy, mặc dù đã hơn ba năm kể từ ngày
Nghị định 167 quy định sắp xếp lại, xử lý tài sản công có
hiệu lực nhưng việc thực hiện quy định về sắp xếp lại, xử
lý tài sản công vẫn chưa kịp thời như cử tri đã phản ánh” -
Ban Dân nguyện nêu.
T.NG
được hiện tượng xin-cho hay
những điều trước đây cử tri
và nhân dân chưa hài lòng.
“QH khóa XIV quyết
định những chương trình
mục tiêu, dự án quan trọng
quốc gia như xây dựng sân
bay Long Thành, đường bộ
cao tốc Bắc - Nam và dừng
xây dựng Nhà máy điện hạt
nhân Ninh Thuận” - ông Lưu
dẫn chứng.
Phó chủ tịch QH cũng
đánh giá hoạt động giám
sát chuyên đề và chất vấn
có những đổi mới. Cụ thể,
đã chọn rất đúng, rất trúng
những vấn đề bức xúc, vấn
đề lớn mà cử tri, nhân dân
và ĐBQH quan tâm.
Tuy nhiên, ông Lưu cũng
cho rằng hoạt động giám sát
vẫn nặng về xem xét các báo
cáo, chưa dành nhiều thời gian
để đi thực tế từng nơi, lật đi
lật lại từng vấn đề và thực
hiện việc giám sát tận cùng.
“Nếu làm tốt hơn nữa việc
làm rõ tình hình, xác định
nguyên nhân, trách nhiệm
từng chủ thể và có chế tài
thì đó là điều cử tri và nhân
dân mong muốn” - ông Lưu
vụ được Đảng, Nhà nước
và nhân dân giao cho. Tôi
thấy khiêm tốn cách mấy
chúng ta cũng có thể đánh
giá được…” - bà Ngân nói.
Theo Chủ tịch QH, đây
là nhiệm kỳ mà tính dân
chủ được phát huy rất mạnh
mẽ nhưng dân chủ trong kỷ
cương, theo quy định của
hiến pháp, pháp luật. “Mở
rộng dân chủ từ thảo luận
sang tranh luận. Trước đây
Hoạt động giám
sát vẫn chưa dành
nhiều thời gian để đi
thực tế từng nơi, lật
đi lật lại từng vấn
đề và thực hiện việc
giám sát tận cùng.
Dự kiến kỳ họp thứ 11, QH khóa XIV khai
mạc ngày 24-3, bế mạc ngày 8-4 sẽ dành
phần lớn thời gian để làm công tác nhân sự.
Theo chương trình dự kiến, QH sẽ bỏ phiếu
kínmiễn nhiệmChủ tịch QH NguyễnThị Kim
Ngân vào ngày 30-3. Chủ tịchQHmới sẽ được
bầu sau đó một ngày (31-3).
Tiếp đó, sáng 1-4, QH sẽ bỏ phiếu kín để
bầumột sốphó chủ tịchQH. Chiều cùngngày,
QH sẽmiễnnhiệmChủ tịchnướcNguyễnPhú
Trọng bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sáng2-4, QHsẽbầuChủ tịchnướcmới bằng
hình thức bỏ phiếu kín. Tân Chủ tịch nước sẽ
tuyên thệ ngay sau khi ban kiểm phiếu công
bố kết quả kiểm phiếu.
Chiều 2-4, QH sẽ bỏ phiếu kínmiễn nhiệm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngay sau đó,
Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để QH
bầu Thủ tướng mới. Việc bầu Thủ tướng sẽ
được tiến hành vào sáng 5-4.
Trong các ngày tiếp theo QH sẽ làm công
tác nhân sự với một số chức danh phó chủ
tịchnước, phó thủ tướng,một sốbộ trưởngvà
thànhviênkháccủaChínhphủ,chủnhiệmmột
số ủy ban của QH, tổng Kiểm toán Nhà nước,
tổng thư ký QH, Hội đồng bầu cử quốc gia...
Quốc hội sẽbầuChủ tịchnước, Thủ tướngvàođầu tháng4-2021
Nhiệm kỳ Quốc hội thành công,
phát huy dân chủ mạnh mẽ
Quốc hội đánh giá nhiệmkỳ vừa qua thành công và hoàn thành xuất sắc nhiệmvụĐảng, Nhà nước và
nhân dân giao cho nhưng vẫn chỉ ra những hạn chế để nhiệmkỳ sau tốt hơn.
Còn tình trạngkhông thốngnhất trong thực hiệnpháp luật