055-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa16-3-2021
Trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 132/2015
của BộGTVT đề xuất:Thuyền viên, người lái đang làmviệc
trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng
độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu, hoặc
0,25 mg/lít khí thở, hoặc có các chất kích thích khác mà
luật cấm sử dụng thì bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.
Thuyền viên, người lái đang làm việc trên phương tiện
mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50
mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg đến 0,4 mg/lít
khí thở thì bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.
Đặc biệt, dự thảo quy định phạt tiền ở mức 20-40
triệu đồng đối với hành vi của thuyền viên, người lái
phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong
máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100
ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Cạnh đó, tước
quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên
môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người
lái phương tiện 2-4 tháng.
lái tàu thuyền. Việc này có thể gây
hậu quả nghiêm trọng nếu không
được chỉnh đốn kịp thời.
“Theo đó, tôi cho rằng việc đề
xuất tăng mức phạt đối với lái tàu
thuyền sử dụng rượu bia khi tham
gia giao thông là rất hợp lý. Đây là
một trong những biện pháp xử lý
mạnh tay đối với các trường hợp
vi phạm, tránh xảy ra tai nạn đáng
tiếc” - vị thanh tra nói.
Nên thực hiện sớm
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám
đốc Công ty TNHH MTV Thường
Nhật, chủ đầu tư tuyến buýt sông
số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông), cho
biết: “Bộ GTVT đề xuất tăng mức
phạt tiền đối với người lái tàu thuyền
sử dụng rượu bia với mức phạt từ 3
triệu đến 40 triệu đồng là rất đúng
và nên thực hiện sớm”.
Ông Toản lý giải dù là hàng không,
đường bộ, đường thủy thì người điều
khiển phương tiện đều không được
phép sử dụng rượu bia. “Thậm chí,
tôi cho rằng cơ quan nhà nước phải
phạt thật nặng, bởi người có nồng độ
cồn rất khó có thể điều khiển hành
vi của mình” - ông Toản đề xuất .
Theo ông Toản, hành khách tin
tưởng và giao phó sự an toàn của
mình cho người lái thì người lái cũng
phải thật nghiêm túc và đáp ứng kỳ
vọng của hành khách. Nếu quy định
chưa có thì chúng ta cần bổ sung và
mức phạt chưa cao thì chúng ta cần
điều chỉnh mới đủ sức răn đe.
“Là đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực giao thông thủy, Công tyThường
Nhật nghiêm cấm tình trạng thuyền
viên, lái tàu, tổ lái, vận hành… sử
dụng rượu bia khi làm nhiệm vụ. Bên
cạnh đó, công ty cũng quyết tâm từ
chối khách hàng có sử dụng rượu
bia, chất kích thích khi đi lại bằng
buýt sông” - ông Toản nói.
Ông Toản cũng cho rằng việc quản
lý thuyền viên, lái tàu là công việc
của doanh nghiệp và bản thân họ phải
ý thức được sự sống còn của chính
ĐÀOTRANG
T
rong dự thảo nghị định thay
thế Nghị định 132/2015 của Bộ
GTVT có nhiều đề xuất mới.
Đáng chú ý là đề xuất tăng mức
phạt đối với người lái tàu thuyền
sử dụng rượu bia với mức phạt tối
thiểu là 3 triệu đồng và tối đa lên
đến 40 triệu đồng.
Đề xuất trên đã nhận được sự đồng
tình từ nhiều người dân, doanh nghiệp
đầu tư giao thông vận tải đường thủy.
Độ nhạy bén của người lái
rất quan trọng
Anh Trần Viết Giang (người dân
TP Thủ Đức) cho rằng: Trước nay
hầu như giao thông đường thủy ít
được chú ý hơn giao thông đường
bộ. Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy
ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông
đường thủy và hậu quả thực sự
nghiêm trọng.
“Tai nạn đường thủy rất nguy hiểm,
nhẹ thì tông vào dầm cầu, gây thiệt
hại tài sản của Nhà nước và nhân
dân, nặng thì liên quan tới mạng
người. Tôi nghĩ phạt thật nặng đối
với người uống rượu bia rồi lái tàu
thuyền sẽmang tính răn đe hơn. Điều
này góp phần hạn chế các sự cố có
thể xảy ra trong suốt quá trình lưu
thông” - anh Giang chia sẻ.
Tương tự, chị Nguyễn Thanh Trà
chia sẻ: “Đã sử dụng rượu bia thì
không nên điều khiển phương tiện
giao thông, dù đó là đường thủy hay
đường bộ. Độ nhạy bén, tỉnh táo của
người lái là rất quan trọng. Say xỉn
thì làm gì còn tỉnh táo, nhạy bén, đến
đi bộ còn không an toàn huống gì lái
tàu chở rất nhiều người”.
Một thanh tra giao thông thuộc
Sở GTVT TP.HCM cho biết đơn vị
và lực lượng CSGT thường xuyên
phối hợp để kiểm tra về hoạt động
vận tải giao thông thủy. Cũng không
ít trường hợp sử dụng rượu bia rồi
Nhiều
doanh
nghiệp,
người dân
ủng hộ
tăngmức
phạt khi
uống rượu
bia lái tàu
thuyền.
Ảnh: ĐT
Ủng hộ phạt nặng lái tàu thuyền
sử dụng rượu bia
Nhiều người dân, doanh nghiệp vận tải thủy ủng hộ đề xuất của Bộ GTVT về việc tăngmức phạt tiền
đối với người sử dụng rượu bia khi lái tàu thuyền.
doanh nghiệp mình. Bởi khi có bất
kỳ sự cố nào xảy ra thì chính doanh
nghiệp đó bị ảnh hưởng đầu tiên, còn
chế tài chỉ là phần ngọn của vấn đề.
Tương tự, ông Nguyễn Quốc
Chánh, Giám đốc Công ty TNHH
MTVQuốc Chánh, chủ đầu tư tuyến
phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu, cho
biết: Ngoài các nghị định về xử phạt
hành chính, công ty còn yêu cầu nhân
viên, thuyền viên và lái tàu tuân thủ
các quy định chung. Trong đó quy
định lái tàu, thuyền viên tuyệt đối
không sử dụng rượu bia khi lái tàu,
phà, thuyền. Trường hợp người nào
cố tình vi phạm, công ty sẽ tiến hành
kỷ luật và sa thải.
Ông Chánh lý giải, hiện nay theo
Nghị định 132/2015 quy định thuyền
viên, người lái sử dụng rượu bia thì
chỉ bị mức phạt cao nhất là 1 triệu
đồng. Có thể thấy mức phạt này chưa
cao, chưa mang tính răn đe.
“Chính vì vậy, là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực vận tải
đường thủy, Công ty Quốc Chánh
hoàn toàn ủng hộ đề xuất này của Bộ
GTVT” - ông Chánh khẳng định.•
Nguyênnhângối cao su tuyếnmetro số 1bị rơi
“Nếu quy định chưa có
thì chúng ta cần bổ sung
và mức phạt chưa cao thì
chúng ta cần điều chỉnh
mới đủ sức răn đe.”
Ông
Nguyễn Kim Toản,
Giám đốc Công ty Thường Nhật
Sau một thời gian phối hợp điều tra, rà soát, tổ công tác của
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đã đưa ra
nguyên nhân sơ bộ về sự cố rơi gối cao su của tuyến metro số
1 (Bến Thành - Suối Tiên). Theo đó, nguyên nhân có ba vấn
đề chính liên quan đến vật liệu, thiết kế và quá trình thi công.
Cụ thể, đó là thiếu sót của nhà thầu phụ Sytra trong
quá trình thiết kế và sai sót của liên danh SCC về thi
công, lắp đặt gối cao su. Các đơn vị này sử dụng vật
liệu, chế tạo gối cao su không đúng theo quy định và tiêu
chuẩn được duyệt của dự án. Bên cạnh đó là sự thiếu
trách nhiệm của liên danh tư vấn NJPT trong quá trình
nghiệm thu công việc lắp đặt, thi công của nhà thầu cũng
như chất lượng dự án.
MAUR cho hay hiện liên danh SCC đã tích cực tiếp thu
các góp ý và gấp rút triển khai làm rõ các ý kiến được đề
nghị từ tổ chuyên gia nhằm sớm khắc phục tình trạng này.
Theo kết luận của tổ công tác, sau khi phát hiện sự cố,
liên danh SCC đã huy động thủy lực kèm theo hai máy bơm
và hai xe nâng đến hiện trường để tiến hành cho việc chuẩn
bị nâng dầm chữ U. Liên danh SCC đã chuẩn bị tấm thép và
tấm cao su làm gối tạm thời và tiến hành nâng dầm.
Bước đầu NJPT và liên danh SCC đã cùng kiểm tra gối,
gối đã chuyển động 96 mm ở bên trái và 160 mm ở bên
phải. Liên danh SCC cũng đã lắp đặt thiết bị để ngăn chặn
sự chuyển động và lắp đặt camera để theo dõi.
Qua công tác kiểm tra tất cả gối cao su đàn hồi trên toàn
tuyến thì phát hiện hai gối bị dịch chuyển trên tổng số 1.800
gối đỡ tại phần dầm chữ U đã di chuyển. Tỉ lệ sự cố dịch
chuyển gối là 0,11%.
Theo MAUR, sự cố lệch gối cao su như trên đã từng xuất
hiện ở Việt Nam như cầu Trà Khúc, cầu Đà Rằng, cầu Vĩnh
Thịnh, cầu Cái Tư… Chuyển động của gối là hiện tượng
ngẫu nhiên liên quan đến sự co ngót và từ biến của bê tông,
hiện tượng do nhiệt độ giãn nở của dầm.
Đối với hai gối thuộc tuyến metro số 1 bị dịch chuyển là
bởi lực ngang. Lực ngang được sinh ra là do biến dạng cắt
của gối nhỏ hơn nhiều so với lực do ma sát giữa gối và đá
kê gối. Do đó, nguyên nhân của sự cố là do lực ngang trở
nên lớn hơn lực cản do ma sát.
MAUR kết luận sau khi tổ công tác làm việc về sự cố gối
cao su tuyến metro số 1 bị rơi có thể lý giải nguyên nhân
như sau: Sai sót ban đầu trong lắp đặt gối; khuyết tật trong
nguyên vật liệu; vấn đề sai số thi công trong bề mặt bê tông
tiếp xúc với gối. Ngoài ra, một số gối không tiếp xúc đầy đủ
với dầm, đá kê gối và dưới tác động của nhiệt độ trong khi
ma sát vào gối không đủ nên dẫn đến tích tụ chuyển động
lên gối và gối bị dịch chuyển.
Trước đó MAUR đã thành lập tổ công tác rà soát về
nguyên nhân sự cố rơi gối cầu tại gói thầu số 2 thuộc tuyến
metro số 1.
Sau khi thành lập, MAUR đã liên tục tổ chức các cuộc
họp và thực hiện việc kiểm tra hiện trường nơi xảy ra sự cố
với các nhân sự thuộc tổ công tác và các bên có liên quan.
THÁI NGUYÊN
Đề xuất có nồng độ cồn là phạt
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook