7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa16-3-2021
Nữ đại gia xin đổi kiểm sát viên tại tòa
Trước đó, trong phần thủ tục, các luật sư của bà Diệp đề nghị tòa triệu tập
hai điều tra viên, một số nhân viên phòng công chứng, ngân hàng... đến tòa.
Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận vì cho rằng không cần thiết vì đã có lời
khai trong hồ sơ vụ án.
Còn bà Diệp xin thay đổi kiểm sát viên đại diện VKSND Tối cao giữ quyền
công tố tại phiên tòa vì cho rằng vị này không khách quan. Đồng thời, bà cho
rằng kiểm sát viên này có mối quan hệ họ hàng với một lãnh đạo ngân hàng
khiến bà vào vòng lao lý. HĐXX bác yêu cầu này với kết quả biểu quyết 5/5
của các thành viên vì cho rằng đề nghị này không có căn cứ.
Chủ tọa hỏi: “Tại sao giấy chứng
nhận 57 Cao Thắng ngân hàng lại
giữ”. Bà Diệp trả lời: “Tôi đã bị họ
gài vào, đây là lừa tôi. Tôi đâu thế
chấp, chỉ cấp đổi chủ quyền”.
Chủ tọa nêu: “Nếu cấp đổi thì
Sở TN&MT phải trả lại cho chủ
sở hữu, tại sao ngân hàng lại có
được?”. Bà Diệp đáp: “Do họ cập
nhật thế chấp sai nên tôi mới đưa
cho họ để…”.
HĐXX nhiều lần nhắc bị cáo Diệp
về thái độ trả lời, thậm chí mời về
chỗ vì không trả lời thẳng vào câu
hỏi của chủ tọa mà né tránh.
Nữ đại gia luôn cho rằngAgribank
lừa mình. Tuy nhiên, chủ tọa cho rằng
VKS cáo buộc bà Diệp dùng nhiều
thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của Nhà nước tại 185 Hai
Bà Trưng.
Ngược lại, ông Tài và các bị cáo
khác thừa nhận cáo trạng truy tố.
Trước HĐXX, ông Tài nói cáo trạng
truy tố đúng nhưng có một số nội
dung chưa rõ, liên quan đến hành
vi của mình. Vì tin tưởng cấp dưới
nên bị cáo không trực tiếp thẩm
định tình trạng pháp lý tài sản ở 57
Cao Thắng.
Cựu giám đốc Trung tâm Ca nhạc
nhẹ thừa nhận một phần trách nhiệm
khi để việc chuyển đổi hai khu đất
thất bại, làm Nhà nước thất thoát
tài sản.•
HOÀNGYẾN
N
gày 15-3, TAND TP.HCM
xử sơ thẩm vụ ông Nguyễn
Thành Tài (cựu phó chủ tịch
UBND TP.HCM) và tám đồng
phạm liên quan sai phạm khi hoán
đổi khu đất vàng Trung tâm Ca
nhạc nhẹ TP.HCM gây thiệt hại
186 tỉ đồng.
Sau khi VKS công bố cáo trạng, bị
cáo Dương Thị Bạch Diệp (giám đốc
Công ty Diệp Bạch Dương, bị truy tố
về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) là
người được xét hỏi đầu tiên.
Bà Diệp không đồng ý với cáo
trạng của VKS. Bà Diệp cho rằng
khi khó khăn, thông qua vợ của một
quan chức tại TP.HCM, bà gặp ông
Tài để giải quyết công việc về tài
sản. “Cáo trạng quy chụp, vu oan
cho tôi. Tôi không hề quen biết
những bị cáo đang ngồi ở phiên
tòa này nhưng cáo trạng quy kết
tôi quen biết rồi nhờ vả họ trong
quá trình chuyển đổi hai khu đất”
- bị cáo nói.
Trả lời HĐXX, bà Diệp cho biết
từ năm 2007 đến 2008 có ký nhiều
hợp đồng tín dụng với Agribank Chi
nhánh TP.HCM để vay tiền, vàng,
trong đó có những hợp đồng đã
tất toán. Đến tháng 10-2008, bà có
dùng nhà 181 Hai Bà Trưng (quận
3) thế chấp cho ngân hàng này vay
14.000 lượng vàng. Bà bỏ thêm hơn
1.000 lượng vàng tiền túi, mua khu
đất 57 Cao Thắng (quận 3) 15.000
lượng vàng.
Đến ngày 31-12-2008, dư nợ tín
dụng của bà tại ngân hàng này là
67.000 lượng vàng bằng ba hợp
đồng tín dụng. Khi tòa hỏi về việc
thế chấp tài sản 57 Cao Thắng cho
ngân hàng để vay tiền, bà Diệp nói:
“Tôi chưa bao giờ thế chấp nhà này,
hợp đồng công chứng thế chấp nhà
đất này là giả, trên hệ thống của
phòng công chứng không có hợp
đồng này”.
Nữ bị cáo 73 tuổi cho biết thông
qua người hàng xóm biết bị cáo Vy
Nhật Tảo (giám đốc Trung tâm Ca
nhạc nhẹ) biết trung tâm đang có nhu
cầu xây mới nhưng không có kinh phí
nên bà đã nói chuyện với ông Tảo để
được hoán đổi.
“Không bao giờ có chuyện hồ sơ
thế chấp được gửi đi bằng đường
bưu điện. Năm 2008 là năm đầu
tiên của thập niên công nghệ thông
tin” - bà Diệp hay không tập trung
vào câu hỏi mà nêu các vấn đề mình
quan tâm.
Bị cáoDương Thị BạchDiệp tại tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Bà Bạch Diệp:
“Tôi không quen
cấp dưới ông Tài”
Cựu phó chủ tịch TP.HCMNguyễnThành Tài và các bị cáo khác
thừa nhận cáo trạng truy tốmình là đúng nhưng cómột số nội dung
chưa rõ, liên quan đến hành vi củamình.
Cựu giám đốc Trung tâm
Ca nhạc nhẹ Vy Nhật Tảo
thừa nhận một phần trách
nhiệm khi để việc chuyển
đổi hai khu đất thất bại,
làm Nhà nước thất thoát
tài sản.
Cái kết có hậu vụ ca sĩ Nhật Kim Anh
giành quyền nuôi con
Ngày 15-3, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết
TAND Cấp cao tại TP.HCM đã có quyết định giám đốc
thẩm vụ tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con giữa
nguyên đơn là bà Đỗ Thị Kim Huê (ca sĩ, diễn viên Nhật
KimAnh) và bị đơn là ông Ngô Nguyễn Phúc Bửu Lộc.
Theo đó, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại
TP.HCM nhận định tòa sơ thẩm cho rằng lý do xin hoãn
phiên tòa của bị đơn không có cơ sở chấp nhận là có căn
cứ, đúng pháp luật. Lý do là bị đơn không gửi đơn xin
hoãn phiên tòa, HĐXX sơ thẩm chỉ biết việc này do VKS
phát biểu tại tòa.
Qua đơn, bị đơn cũng không xuất trình được chứng cứ
chứng minh người bảo vệ cho mình đang đi nước ngoài.
Trong khi thời điểm này, dịch COVID-19 bùng phát ở
nhiều quốc gia nên việc xuất nhập cảnh là rất hạn chế.
Cạnh đó, tòa sơ thẩm không vi phạm chỉ thị của chánh
án TAND Tối cao bởi chỉ thị quy định tạm dừng việc mở
phiên tòa và triệu tập đương sự đến tòa đối với các vụ án
đang còn trong thời hạn giải quyết. Vụ án của bị đơn được
tòa sơ thẩm thụ lý ngày 22-8-2019, đến ngày xét xử sơ
thẩm 23-3-2020 là sáu tháng 29 ngày, đã hết thời hạn giải
quyết theo quy định của BLTTDS.
Tòa sơ thẩm quyết định xét xử vắng mặt bị đơn là đúng
pháp luật. Tòa phúc thẩm cho rằng bị đơn xin hoãn phiên
tòa ngày 20-3-2020 là có lý do chính đáng và do trở ngại
khách quan là không có căn cứ.
Phân tích về điều kiện kinh tế, TAND Cấp cao cho rằng
bà Huê có điều kiện đầy đủ hơn ông Lộc về kinh tế để
chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án tòa sơ thẩm
đã thu thập đầy đủ, rõ ràng, có đủ căn cứ để làm rõ các
tình tiết trong vụ án. Tại tòa phúc thẩm, ông Lộc không
cung cấp thêm tình tiết mới.
Từ đó, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM
đã chấp nhận kháng nghị của chánh án TAND Cấp cao tại
TP.HCM, hủy bản án phúc thẩm của TAND TP Cần Thơ,
giữ y bản án sơ thẩm của TAND quận Ninh Kiều, giao
cháu bé cho bà Huê trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã nhiều lần đưa tin, tháng
3-2018, bà Huê và ông Lộc ly hôn, tòa giao con chung cho
ông Lộc chăm sóc trực tiếp.
Đến tháng 7-2019, bà Huê khởi kiện ông Lộc để giành
quyền trực tiếp nuôi con vì cho rằng chồng cũ ngăn cản
không cho thăm gặp, chăm sóc con. Tuy nhiên, ông Lộc
cho rằng ông không ngăn cản bà thăm gặp, chăm sóc con
nên không đồng ý yêu cầu của bà Huê.
Tháng 3-2020, TAND quận Ninh Kiều xử sơ thẩm đã
chấp nhận yêu cầu khởi kiện, giao con chung của bà Huê
với ông Lộc cho bà chăm sóc.
Ông Lộc kháng cáo, VKSND quận Ninh Kiều kháng
nghị. Tháng 8-2020, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm
đã hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND quận Ninh
Kiều xử lại.
Tháng 1-2021, chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM
kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy án phúc thẩm,
giữ y bản án sơ thẩm.
NHẪN NAM
Hoãn xử vụ đổ bê tông giấu xác
vì sức khỏe 1 bị cáo yếu
Sáng 15-3, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm
vụ đổ bê tông giấu xác. Phiên tòa phải hoãn vì sức khỏe
một bị cáo không đảm bảo.
Trước đó, TAND tỉnh Bình Dương xử sơ thẩm, tuyên
phạt bị cáo đầu vụ là Phạm Thị Thiên Hà tử hình về tội
giết người, Lê Ngọc Phương Thảo 22 năm tù, Nguyễn
Ngọc Tâm Huyên 19 năm tù về tội giết người và che giấu
tội phạm. Trịnh Thị Hồng Hoa (mẹ ruột bị cáo Hà) bị phạt
13 năm tù về hai tội giết người và không tố giác tội phạm.
Bị cáo Hà và Hoa kháng cáo kêu oan, bị cáo Huyên
kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo luật sư của bị cáo Hà, sáng 15-3, sau khi kiểm tra
y tế, bị cáo có dấu hiệu tim đập nhanh. Quá trình cảnh sát
tư pháp dẫn giải đến tòa, bị cáo nghe tin cha mất nên bị
sốc tâm lý và không thể tiếp tục tham gia phiên xử.
Theo cáo trạng, Hà đứng đầu một nhóm gồm tám người
(hai nam, sáu nữ) để tu tập, sau đó hai người đã bỏ trốn.
Tối 20-1-2019, Hà và Trần Trí Thành ra tay sát hại một
người trong nhóm vì người này bỏ trốn. Sau đó, Hà chỉ
đạo các thành viên nữ sát hại Thành vì cho rằng anh này
đã bị quỷ sa tăng nhập. Cả nhóm cho xác nạn nhân vào
bồn nhựa, đổ bê tông lên trên.
CÙ HIỀN