182-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu10-8-2018
Đùng một cái gánh nợ
dùkhôngvayđồngnào
Chỉ đếnkhi nhậnđược tinnhắnđòi nợcủa công ty tài chínhhoặcđến
ngânhàng vay vốn, kháchhàngmới ngã ngửamình đang là con nợ.
Nhu cầu vay tiêu dùng đểmua ô tô, máy tính, điện thoại…ngày càng tăngmạnh. Ảnh: TL
Không tiếp nhận tư vấn vay tiêu dùng
qua mạng xã hội
Nhằm ngăn chặn tình trạng NTD bị lừa đảo khi vay tiêu
dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD khuyến cáo: NTD
không nên tiếp nhận tư vấn vay tiêu dùng quamạng xã hội
hoặc cung cấp các thông tin cá nhân trên mạng xã hội vì
đối tượng có thể lợi dụng để khai thác thông tin và lừa đảo;
không nên thực hiện việc xử lý hồ sơ tại nhà, chỉ thực hiện
tại các điểm giới thiệu dịch vụ của công ty và có thể tham
khảo thông tinnày trên trangwebhoặc tổngđài của công ty.
Nên tiếp nhận thông tin tư vấn từ số máy bàn của công
ty hoặc tổng đài, hạn chế tiếp nhận thông tin tư vấn từ số
điện thoại di động; tìm hiểu kỹ về việc công ty có yêu cầu
cung cấp giấy tờ bản gốc hay không…
THÙY LINH
M
ới đâyCụcCạnh tranh
và Bảo vệ người tiêu
dùng (NTD) đã lên
tiếng cảnh báo về các chiêu
lừa gạt NTD bằng cách giả
danh nhân viên của các công
ty tài chính (CTTC) để chiếm
đoạt tài sản của khách hàng.
Các CTTC cũng cho hay
đến thời điểmhiện tại đã nhận
được hàng trăm đơn tố cáo
của khách hàng đối với các
đối tượng lừa đảo tại Sơn La,
Thái Nguyên, Hải Dương, Hải
Phòng, Hà Nội, Đắk Nông,
Đắk Lắk, Tây Ninh, Vĩnh
Long, TP.HCM…
Không vay nhưng
gánh nợ
Bà Nguyễn Thị Lan (56
tuổi) ở Vĩnh Long kể: Cuối
nămngoái cómột số nhân viên
CTTC Home Credit đến tận
nhà bà nhắc nợ. Họ nói khoản
tiền bà vay để mua laptop đã
quá hạn trả nợ từ lâu, giờ đây
bị xếp vào nhóm nợ xấu.
“Sự việc khiến tôi sốc thực
sự. Thực tế tôi từng có ý định
vaytiêudùngquamộttrungtâm
cho vay tài chính trên địa bàn
nhưng sau khi gửi đầy đủ các
giấy tờ như CMND, hộ khẩu,
hóa đơn tiền điện… thì nhận
được thông báo là tôi không
đủ điều kiện để vay. Vậy tại
sao bây giờ bỗng dưng nhân
viên CTTC lại đến đòi tiền
của tôi?” - bà Lan bức xúc.
Tương tự, anh Nguyễn
Mạnh Hùng ở Hà Nội chia sẻ:
Cách đây khoảng nửa năm,
có một người tự xưng là nhân
viên của CTTC FE Credit gọi
điện thoại và tư vấn về các
khoản vay tài chính. Do bản
thân lúc đó đang có nhu cầu
vay nên anh Hùng sẵn sàng
làm theo các hướng dẫn của
nhân viên này.
“Nhân viên yêu cầu tôi
trước mắt chỉ cần gửi hình
ảnh giấy tờ tùy thân, bằng lái
xe, hộ khẩu, bảng lương…
qua Facebook là được. Sau
đó công ty sẽ xem xét hồ sơ,
nếu đủ điều kiện vay thì lúc
đó tôi mới cần đến công ty
ký các giấy tờ để hoàn tất
thủ tục vay” - anh Hùng kể.
Nghe hợp lý nên anh Hùng
chụp tất cả giấy tờ mà nhân
viên tự xưng của CTTC yêu
cầu rồi gửi cho người này.
Vài ngày sau anh nhận được
thông báo hồ sơ không đủ tiêu
chuẩn để vay tiền mặt.
Thế nhưng đùng một cái
gần đây khi đến ngân hàng
hỏi về thủ tục vay vốn,
anh Hùng được nhân viên
ngân hàng thông báo rằng
“không thể vay nếu không
trả xong khoản nợ xấu gồm
cả gốc và lãi hơn 20 triệu
đồng đang bị treo lơ lửng
ở CTTC FE Credit”.
“Quá hoảng hốt, ngay lập
lức tôi liên lạc với Công ty
FE Credit thì được biết là tôi
đã vay nhưng chưa từng trả
nợ bất cứ một đồng nào. Rất
may sau khi chứng minh với
CTTC là tôi không hề vay
một đồng nào,
tôi mới được
minhoan”-anh
Hùng chobiết.
Theo các
CTTC, đối với
một số trường
hợpbỗngnhiên
bị các CTTC
đòi nợ trong khi thực tế họ
chưa từng làm thủ tục vay
vốn thì phía công ty sẽ xem
xét, gỡ tên khỏi hệ thống tín
dụng. Qua đó để không bỏ sót
bất cứ một khách hàng nào
bị mắc nợ oan. Tuy vậy, Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ NTD
(Bộ Công Thương) cho rằng
với những trường hợp như
trên, các CTTC sẽ không dễ
có cơ sở để hỗ trợ NTD.
Để đừng sập bẫy
Theo Cục Cạnh tranh và
Bảo vệ NTD, “chiêu” của đối
tượng lừa đảo là liên hệ với
NTDquaFacebook, điện thoại,
tự nhận là nhân viên CTTC
và tư vấn làm hồ sơ vay tiền.
Họ đưa ra các
thông tin ưu
đãi về chương
trình cho vay
nhằm thuyết
phục khách
hàng vay.
Đồng thời
họ làmgiảhợp
đồng giải ngân kiêm khế ước
nhận nợ với con dấu giả, làm
giả bảng ước tính số tiền phải
trả hằng tháng để tạo lòng tin
cho khách hàng nhằm thực
hiện hành vi lừa đảo. Thậm
chí họ còn làm giả thẻ nhân
viên công ty để chiếm lòng
tin của khách hàng.
“Sau khi nộp phí xử lý hồ sơ
theo hướng dẫn, NTD không
thể liên hệ được với đối tượng.
Khi kiểm tra lại thông tin tại
công ty thì phát hiện bị đối
tượng mạo danh công ty để
lừa đảo” - Cục Cạnh tranh và
Bảo vệ NTD nêu rõ.
Đáng chú ý, những đối
tượng lừa đảo hoạt động
theo đường dây trải dài trên
khắp cả nước. Ông Lý Tuấn
Anh, Giám đốc Trung tâm
An ninh của FE Credit - đơn
vị có chức năng kiểm soát
gian lận, lừa đảo…, cho
biết thêm: Thủ đoạn chung
của bọn chúng là khi có
khách hàng liên hệ, các đối
tượng lừa đảo sẽ yêu cầu
khách hàng cung cấp hình
ảnh và các giấy tờ tùy thân
như CMND, hộ khẩu, bảng
lương, hóa đơn tiền điện,
nước, bằng lái xe… và gửi
qua mạng xã hội. Nhưng
các đối tượng báo lại cho
khách hàng không đủ điều
kiện vay.
“Từ hình ảnh và các giấy
tờ tùy thân của khách hàng
đã cung cấp, các đối tượng
đã sử dụng thông tin giả mạo
về nhân thân cua ngươi khác,
dùng nhiều hộ khẩu, CMND
và một số giấy tờ khác sau đó
cắt ghép hình ảnh nhằm hoàn
thiện thủ tục vay (trong khi
khách hàng lãnh đủ - PV)” -
ông Anh nói.•
Các hình thức làm
giả, mạo danh trong
lĩnh vực vay tiêu
dùng ngày càng tinh
vi và phức tạp hơn.
PhóThủ tướng yêu cầu
khẩn trương xử lý vụ
ConCưng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền
đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực
Trương Hòa Bình về vụ kinh doanh hàng hóa của
Công ty CP Con Cưng (Con Cưng). Theo đó, Phó
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo lực
lượng quản lý thị trường (QLTT) khẩn trương kết
luận có hay không có vi phạm của Con Cưng trong
việc kinh doanh hàng hóa đối với số lượng hàng
hóa đã kiểm tra để từ đó xử lý theo quy định của
pháp luật.
“Đồng thời chủ động cung cấp thông tin chính
thức cho cơ quan truyền thông, bảo đảm phản ánh
đúng bản chất của vụ việc; bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp…; báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trước ngày 1-9-2018” - công văn nêu rõ.
Trước đó, chiều 8-8, khách hàng Trương Đình
Công Vĩnh, người tố cáo Con Cưng bán sản phẩm
nghi bị cắt tem nhãn, gian lận…, đã có buổi tiếp
xúc với đại diện Cục QLTT. Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
ông Vĩnh cho hay trong buổi tiếp xúc này
ông đã bày tỏ nguyện vọng: Con Cưng cần phải
minh bạch thông tin cho khách hàng bị thiệt hại.
Nhưng đến nay phía Con Cưng vẫn chưa xuất trình
được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc,
xuất xứ hàng hóa...
Ông Vĩnh nói thêm: “Con Cưng khẳng định trên
báo chí rằng họ đã thu hồi sản phẩm lỗi và bồi
thường thỏa đáng cho khách hàng. Thế nhưng thực
tế sản phẩm lỗi của công ty tôi vẫn còn giữ và hiện
tại tôi vẫn chưa nhận bồi thường từ Con Cưng. Như
vậy là chưa tôn trọng khách hàng”.
Ông Vĩnh cũng bày tỏ quan điểm về bảy sai phạm
của Con Cưng mà ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục
trưởng Cục QLTT, đã công bố mới đây. “Tôi đã gửi
đơn lên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
(Bộ Công Thương) và đơn vị này đã gửi văn bản
sang Cục QLTT đề nghị tiếp nhận giải quyết việc
Con Cưng cắt và thay thế mác sản phẩm quần áo trẻ
em. Song bước đầu Cục QLTT chỉ thông báo có bảy
sai phạm mà không có sai phạm về nhãn mác mà tôi
nêu ra. Như vậy là còn thiếu”.
Từ đó ông Vĩnh mong muốn lực lượng chức năng
tập trung làm rõ và minh bạch việc cắt và thay thế
mác sản phẩm quần áo trẻ em tại Con Cưng. Ông
Vĩnh khẳng định: “Nếu kết luận của cơ quan nhà
nước về sai phạm của Con Cưng công bố không
thỏa đáng, tôi sẽ đưa sự việc ra tòa theo quy định
của pháp luật”.
THU HÀ - TÚ UYÊN
Vừa được rót 1 tỉ USD, cổ phiếu của
bầu Đức tăng mạnh
(PL)- Trong phiên giao dịch ngày 9-8, thị trường
đã có phản ứng rất tích cực với cổ phiếu của Công ty
CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Theo đó, cổ phiếu
HAGL tăng gần 7%, lên mức giá 7.430 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, tối 8-8, tại TP.HCM dưới sự chứng kiến
của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Công ty CP Ô tô
Trường Hải (Thaco) và HAGL đã ký hợp tác chiến
lược toàn diện. Theo cam kết Thaco sẽ rót khoảng
22.000 tỉ đồng, khoảng 1 tỉ USD để tái cấu trúc, vực
dậy HAGL. Đây là khoản đầu tư rất lớn, là thương
vụ đình đám nhất trên thị trường đối với hai doanh
nghiệp nội tầm cỡ.
Phát biểu tại lễ công bố, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc cho rằng đây là cuộc “hôn nhân môn đăng hộ
đối” bởi lẽ một bên là nhà công nghiệp hàng đầu, Tập
đoàn Thaco; còn bên kia là một trong những mô hình
nông nghiệp quy mô lớn đã về cùng một nhà trong bối
cảnh chúng ta chủ trương tăng cường cơ giới hóa, công
nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam.
“Chú rể” là một nhà kỹ trị có đam mê, còn “cô dâu” là
người có tình yêu nông nghiệp và quyết tâm lớn.
“Môn đăng hộ đối” bởi lẽ những người đã kiến tạo
nên Thaco và HAGL, ông Trần Bá Dương và ông
Đoàn Nguyên Đức, là những người có khát vọng,
muốn chung tay góp sức cho nền nông nghiệp, công
nghiệp chế biến của Việt Nam, Lào và Campuchia
phát triển.
PHƯƠNG MINH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook