182-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu10-8-2018
ĐỨCMINH
S
áng 9-8, Bộ Nội vụ tổ
chức Hội nghị toàn quốc
góp ý dự thảoĐề án tổng
thể sắp xếp các đơn vị hành
chính (ĐVHC) cấp huyện và
cấp xã từ nay đến năm 2021.
Tại cuộc họp, các ý kiến chia
sẻ khó khăn sắp xếp cán bộ
khi thực hiện đề án và cho
hay đã có hiện tượng “chạy”
dù chưa triển khai.
Sắp xếp cán bộ:
“Rất thách thức!”
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Lê Vĩnh Tân, hiện số lượng
ĐVHC cấp huyện, cấp xã
không đạt tiêu chuẩn về diện
tích tự nhiên, quy mô dân số
theo quy định tại Nghị quyết
số 1211/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội là rất
lớn. Cụ thể, có tới 588/713
ĐVHC cấp huyện (chiếm
82,47%) chưa đạt tiêu chuẩn
về diện tích, dân số. Tương
tự, 9.434/11.162 ĐVHC cấp
xã (chiếm 84,51%) chưa đạt
tiêu chuẩn về diện tích, dân
số. Từ thực tế này, Bộ Nội
vụ cho hay đang xây dựng
đề án tổng thể sắp xếp các
ĐVHC cấp huyện và cấp xã
từ nay đến năm 2021. Theo
đó, mục tiêu từ nay đến năm
2021 sắp xếp các ĐVHC cấp
huyện và cấp xã chưa đạt 50%
của cả hai tiêu chuẩn về diện
tích tự nhiên và dân số theo
quy định. Từ năm 2022 đến
2030 hoàn thành sắp xếp các
ĐVHC cấp huyện và cấp xã
không đạt hai tiêu chuẩn này.
thôi ở dưới đã có hiện tượng
người ta “chạy”. Hay người
này, người kia điện thoại, đủ
hết cả” - ông kể.
Mỗi lần sắp xếp,
cả hệ thống mệt mỏi
Phó Bí thư Thường trực
Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Văn
Tư quan tâm đến chế độ xử
lý cho cán bộ nghỉ việc. Theo
ông, trung ương nên quy định
thống nhất, cán bộ về trước
bao nhiêu năm thì hưởng
được bao nhiêu. “Đừng để
mỗi nơi ban hành quy định
riêng thì không ổn. Anh nào
công chức nhà nước cũng
như nhau thôi” - ông Tư nói.
“Vừa rồi tôi rất buồn khi
nghe Đà Nẵng đưa quy định
hỗ trợ cán bộ nghỉ việc trên
đây là chính sách vĩ mô tầm
quốc gia, không nên vội vàng,
làm càng vội thì tuổi thọ sẽ
ngắn đi. “Mỗi lần sắp xếp là
một lần cả hệ thống rất mệt
mỏi, cứ tính đi tính lại về
con người, bộ máy, chính
sách. Địa phương cũng rất
khổ” - ông nhận xét.
Không “vắt chanh
bỏ vỏ”
Phát biểu bế mạc hội nghị,
Phó Thủ tướng Trương Hòa
Bình thống nhất việc đề xuất
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành nghị quyết riêng về
sắp xếpĐVHC cấp huyện, xã.
Trong đó, cần quy định thủ
tục, trình tự rút gọn, đơn giản
để tạo thuận tiện và nhanh
chóng khi lập và trình cấp có
thẩm quyền về đề án.
Phó Thủ tướng cũng cho
rằng khi thực hiện việc sáp
nhập, chia tách phải đánh
giá tác động hết sức thận
trọng. “Chúng ta phải trân
trọng đối với những cán bộ,
công chức, viên chức, người
tham gia không chuyên trách
trong thời gian qua đóng góp
rất lớn cho việc củng cố hệ
thống chính quyền cơ sở, giữ
vững ổn định chính trị và phát
triển kinh tế-xã hội” - Phó
Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng chỉ đạo
“phải sắp xếp lại và có chế
độ, chính sách rõ ràng, không
phải là chuyện “vắt chanh bỏ
vỏ”, hay chuyện trả công quên
ân, trả trọn gói rồi coi như là
xong”. Nhữngnhân sựnàyvẫn
cần tiếp tục vận động để họ
tham gia vào hệ thống chính
trị cơ sở như đoàn thể, Mặt
trận, làm chỗ dựa cho chính
quyền địa phương.•
Phó Thủ tướng Thường trực TrươngHòa Bình cho rằng việc sáp nhập, chia tách phải đánh giá
tác động hết sức thận trọng. Ảnh: THANHTUẤN
Chiều 9-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã thảo
luận về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước
ngoài giai đoạn 2011-2016.
Báo cáo của đoàn giám sát cho hay giai đoạn 2011-2016,
Việt Nam ký được 319 hiệp định vay ODAvới hơn 33 tỉ USD.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường
của QH Phan Xuân Dũng cho rằng hiện nay vốn vay
quá nhiều, vượt cả khả năng hấp thụ là khoảng 40 USD/
người. “Hàn Quốc tỉ lệ vay ODA cao nhất cũng khoảng
10 USD/người. Nhiều nước khác đều thấp hơn. Cả Lào và
Campuchia cũng đều giảm dần vay ODA” - ông Dũng nói.
Ông Dũng cho rằng vì nghèo và thiếu mới đi vay…
nhưng phải tính toán thế nào để giảm dần vay ODA vì đó
là xu hướng của các nước “chứ cả Lào, Campuchia họ còn
tiến tới không vay ODA”.
Còn Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc nói: “ODA,
nhà nghèo thì phải đi vay nhưng phải giảm dần và tiến tới
không vay, chứ hiệu quả không cao lắm”. Theo Tổng Thư
ký QH, có nhiều nguyên nhân như phải chịu các điều kiện
áp đặt về tư vấn thiết kế, về nhà thầu.
“Nếu chỉ vay tiền mà không chịu các điều kiện áp đặt
thì rất hiệu quả, chứ đi vay mà bị áp đặt thì hiệu quả
không cao” - ông Phúc nhận xét.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu
niên và Nhi đồng của QH Phan Thanh Bình nhận định sử
dụng vốn nước ngoài là “mảng rất lớn”, lượng tiền rất lớn
nhưng trách nhiệm thuộc về ai và trách nhiệm đến đâu cần
phải làm rõ.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị
Nga nói nguồn vốn vay ODA đã đóng góp nhiều vào
thành tựu phát triển đất nước. Việc đánh giá tổng thể là
cần thiết và cần phải có địa chỉ sai phạm cụ thể.
Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nói ý kiến của ông
Phan Xuân Dũng rất hay nhưng “làm ngay thì rất là gay”.
“Đi vay cũng khó. Nên đưa ngay nhận định giảm dần hay
tăng cường đều phải thận trọng” - ông Hiển nói.
Theo ông Hiển, trong giai đoạn 2011-2016, trong điều
kiện nguồn thu ngân sách hạn hẹp, yêu cầu đầu tư lớn nên
việc vay ODA là cần thiết. “Hiện nay chưa đặt ra vấn đề
tăng cường hay giảm dần vốn vay ODA. Các chính phủ
và định chế tài chính thế giới ủng hộ việc vay ODA với
Việt Nam. Điều này khẳng định vị thế Việt Nam tăng lên”
- ông Hiển nói.
Ông Hiển cũng cho biết công tác thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán, giám sát được tăng cường, kịp thời uốn nắn,
chấn chỉnh các sai phạm, sai sót trong việc sử dụng vốn
ODA. Tuy vậy, ở một số nơi, một số thời điểm, công tác
thanh tra, giám sát chưa thường xuyên nên các sai phạm
chưa được xử lý kịp thời.
CHÂN LUẬN
Sáp nhập huyện, xã: Mới có đề án
đã rục rịch “chạy”
Việc sắp xếp hơn 80% số lượng xã, huyện trên toàn quốc phải tính toán kỹ ai được giữ, người nào phải ra đi.
Đề xuất giảmvayODA: “Haynhưng làmngay làgay!”
Phát biểu đầu tiên, Bí thư
Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình
Sơn kiến nghị chưa tiến hành
nhập cấp huyện mà tập trung
với xã trước. Theo ông Sơn,
một vấn đề “rất thách thức”
trong quá trình sáp nhập là
sắp xếp cán bộ. “Ba xã nhập
một tức là dư 2/3 cán bộ xã.
Ba bí thư chỉ còn một bí thư,
ba chủ tịch giờ còn một chủ
tịch, xử lý thế nào, vô cùng
khó!” - ông Sơn nhận xét.
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
Nguyễn Đắc Vinh cho hay
tỉnh NghệAn đã xong đề án,
chỉ chờ Bộ Nội vụ ban hành
đề án thì có thể thực hiện
được ngay. Tuy nhiên, ông
Vinh cũng chia sẻ khi sắp
xếp bộ máy, trong nội bộ rất
nhiều chuyện. “Mới làmđề án
dưới 200 triệu đồng, nó nhức
đầu lắm, bị xúc phạm. Mỗi
giai đoạn lịch sử, họ cũng có
đóng góp cho sự phát triển ba,
bốn chục năm nay. Nay nói
không còn gì hết, bỏ ra 200
triệu đồng để mua sự ra đi,
rất tổn thương” - ông bày tỏ.
Theo ông, cán bộ nghỉ trước
là sự hy sinh. “Cho nên họ ra
đi, nếu Đảng, Nhà nước chăm
chút cho họ thì cũng phải trân
trọng, coi đó là sự hy sinh,
đóng góp cho sự phát triển
chứ không phải coi như sự gạt
bỏ. Trong thời gian qua, đưa
ra mấy đồng bạc dư luận nói
không ra sao. Cầm lấy đồng
bạc này về cũng rưng rưng
nước mắt” - ông Tư tâm tư.
Giám đốc Sở Nội vụ Điện
Biên Lê Hữu Khang cho rằng
Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Trương Văn Lắm:
Nên giao địa phương tính toán
Nếu căn cứ theo tiêu chí, ở TP.HCM sẽ có 11/24 quận,
huyện phải sắp xếp; 225/322 đơn vị cấp xã phải sắp xếp. Sắp
xếp ĐVHC, chúng ta không chỉ đặt ra mục tiêu tinh gọn bộ
máy và tinh giản biên chế, không phải càng gọn và càng
giảm nhiều thì càng tốt... Thực tiễn TP.HCM, những ĐVHC
so về tiêu chí diện tích thì hầu như không đạt được. Nhưng
TP.HCMcó những quận dân số khoảng 800.000, có phường
trên 110.000 dân. Nên giao cho địa phương tính toán cân
nhắc, cần thiết thì có kiến nghị nhập và cũng có kiến nghị
tách để cho phù hợp.
Hàng loạt dự án đội vốn
Căn cứ vào các báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách
nhà nước, đoàn giám sát dẫn ra dự án phát triển cảng quốc
tế Cái Mép-Thị Vải tăng tổng mức đầu tư 8.160 tỉ đồng, dự
án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 tăng 10.515 tỉ đồng, dự
án xây dựng đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai tăng 10.148 tỉ
đồng. Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành
- Dầu Giây điều chỉnh lần 1 tăng 6.001 tỉ đồng, lần 2 tăng
thêm 4.738 tỉ đồng; dự án thoát nước nhằm cải tạo môi
trường Hà Nội-dự án II điều chỉnh ba lần, từ 5.063,7 tỉ đồng
lên 9.693,8 tỉ đồng (tăng 91,4%)…
“Cho nên họ ra
đi cũng phải trân
trọng, coi đó là sự
hy sinh cho sự phát
triển, không phải coi
như sự gạt bỏ.” -
Phó Bí thư Thường trực
Tỉnh ủy Đồng Nai
Trương Văn Tư
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook