182-2018 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu10-8-2018
TẤNVIỆT -HẢI HIẾU- LÊPHI
N
gày 9-8, Cơ quanCSĐT
Bộ Công an đã ra quyết
định khởi tố bị can đối
với ông Phan Văn Anh Vũ
(tức Vũ “nhôm” - PV) về tội
vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước gây
thất thoát, lãng phí, quy định
tại Điều 219 Bộ luật Hình sự
năm 2015.
Đồng thời cơ quan này cũng
ra các quyết định khởi tố bị
can về cùng tội danh trên, áp
dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư
trú và lệnh khámxét chỗ ở đối
với ông Nguyễn Công Lang
(nguyên giám đốc Công ty
Quản lý nhà Đà Nẵng); ông
Phan Ngọc Thạch (nguyên
tổng giám đốc Công ty Cổ
phần Du lịch Đà Nẵng); ông
Trần Phi (nguyên tổng giám
đốc Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Đà Nẵng) và ông
Huỳnh Tấn Lộc (tổng giám
đốc Công ty Công nghệ phẩm
Đà Nẵng).
Cùng ngày, lực lượng chức
năng cũng đã thực hiện lệnh
khám xét chỗ ở đối với bốn
bị can trên. Đến chiều 9-8,
việc khám xét chỗ ở của bốn
bị can hoàn tất.
Mua bán nhà
công sản
Theo tìm hiểu của chúng
tôi, những bị can trên đều
có liên quan đến việc mua
bán, chuyển nhượng nhà
công sản của Đà Nẵng có
liên quan đến vụ án của ông
Vũ “nhôm”.
Cụ thể, tháng 3-2008,
UBND TPĐà Nẵng đã đồng
ý bán nhà và chuyển quyền
sử dụng đất tại 106 Trần Phú
cho Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Đà Nẵng do ông
Trần Phi làm lãnh đạo với
giá hơn 3.5 tỉ đồng.
điều chỉnh giảm và bán với
giá 12,5 tỉ đồng. Đến tháng
7-2009, Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu đề nghị đổi
tên đơn vị nhận quyền sử
dụng đất tại 34 Hoàng Văn
Thụ là Công ty TNHH IVC
của ông Phan Văn Anh Vũ.
Cũng trong thời gian này,
Văn phòng UBND TP Đà
Nẵng có thông báo kết luận
của chủ tịch và các phó chủ
tịch UBND TP với nội dung
đồng ý chủ trương chuyển
quyền sử dụng đất đối với
nhà và đất tại 37 Pasteur.
Đà Nẵng ký kết thanh lý hợp
đồng chuyển quyền sử dụng
đất với nhau nhưng phía sau
dự án chuyển nhượng không
qua đấu giá và rơi vào tay của
ông Vũ “nhôm”.
Trong khi đó, ông Phan
Ngọc Thạch có liên quan
đến việc bán nhà công sản
cho ông Vũ “nhôm” tại số
100 Bạch Đằng. Cụ thể, ngày
10-12-2008, UBND TP Đà
Nẵng có Quyết định 10238
thu hồi toàn bộ nhà, đất tại
số 100 Bạch Đằng với diện
tích sử dụng 246 m
2
, diện
tích đất là hơn 113 m
2
do
Công ty Cổ phần Dịch vụ Đà
Nẵng đang quản lý, sử dụng
để giao cho Công ty Quản lý
nhà Đà Nẵng quản lý.
Ngày 27-1-2010, UBND
TP Đà Nẵng có Quyết định
số 752 cho phép bán nhà và
chuyển quyền sử dụng đất
thuộc sở hữu nhà nước tại
số 100 Bạch Đằng cho Công
ty Cổ phần Du lịch Đà Nẵng
(DanaTour) với số tiền hơn
2,2 tỉ đồng.
Giảm 10% tiền
sử dụng đất
Theo tài liệu chúng tôi có
được, Công ty Cổ phần Du
lịch Đà Nẵng không chỉ được
ông Trần Văn Minh (chủ tịch
UBND TP Đà Nẵng khi đó)
đồng ý giảm hệ số sinh lợi đất
tại số 100 Bạch Đằng từ 1,5
xuống còn 1,3 mà còn được
hưởng cơ chế nộp tiền vào
ngân sách nhà nước trong
vòng 45 ngày kể từ ngày có
quyết định; nộp đủ trong vòng
30 ngày thì được giảm 10%
trên tổng số tiền sử dụng đất.
Ngày 1-2-2010, Công ty
Quản lý nhà Đà Nẵng và
DanaTour ký hợp đồng mua
bán nhà ở và chuyển quyền
sử dụng đất đối với nhà, đất
tại số 100 Bạch Đằng. Sau
đó, DanaTour có tờ trình xin
chuyển đổi tên người nhận
quyền sử dụng đất tại khu
nhà trên.
Sauđókhông lâu, DanaTour
nộp tiền mua nhà và chuyển
quyền sử dụng đất tại số 100
Bạch Đằng với số tiền hơn
2 tỉ đồng. Ngày 12-3-2010,
UBNDTPĐà Nẵng có Công
văn số 1500 chuyển đổi tên
người nhận quyền sử dụng đất
tại số 100 Bạch Đằng. Sau đó,
Chủ tịch UBNDTPĐà Nẵng
TrầnVănMinh đồng ý chuyển
đổi tên nhận quyền sử dụng
đất tại số 100 Bạch Đằng từ
DanaTour cho người thân của
ông Vũ “nhôm”.
Ngày 18-3-2010, Công ty
Quản lýnhàĐàNẵngvà người
thân của ông Vũ “nhôm” ký
kết biên bản thanh lý hợp
đồng mua bán đối với nhà,
đất số 100 Bạch Đằng.
Còn tại nhà, đất số 20 Bạch
Đằng do Công ty Quản lý
nhà quản lý, ký hợp đồng
cho Công ty Cổ phần Cung
ứng tàu biển thuê sử dụng với
diện tích hơn 1.331m
2
. Tháng
4-2009, Chủ tịch UBND TP
Trần Văn Minh đồng ý bán
giá 22,8 tỉ đồng. Sau đó,
Công ty Cổ phần Cung ứng
tàu biển xin đổi tên người
nhận chuyển quyền sử dụng
đất tại số 20 Bạch Đằng cho
người thân ông Vũ “nhôm”
với lý do công ty liên danh
hợp tác để đầu tư. Đến năm
2011, ông Vu “nhôm” nhân
chuyên nhương toan bô quyền
sử dụng đất.•
Côngankhámxét nơi ởcủaôngNguyễnCôngLang (nguyêngiámđốcCông tyQuản lýnhàĐàNẵng).
Ảnh: HẢI HIẾU
4 cựu lãnh đạo DN liên quan đến
Vũ “nhôm” bị khởi tố
Cả bốn bị can trên đều bị khởi tố về tội vi phạmquy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát, lãng phí.
Đến tháng 10-2008, Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Đà
Nẵng có tờ trình xin chuyển
tên trực tiếp cho Công ty Cổ
phần Xây dựng 79 do ông
Vũ “nhôm” làm chủ, được
mua nhà và chuyển quyền
sử dụng đất.
Tháng 2-2009, Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu
Đà Nẵng lại có công văn
xin mua nhà, đất 34 Hoàng
Văn Thụ. Sau đó Chủ tịch
UBND TP Trần Văn Minh
thống nhất theo báo cáo
của Sở Xây dựng đồng ý
Tháng 10-2010, UBND
TP Đà Nẵng có quyết định
cho phép chuyển quyền sử
dụng đất tại số 37 Pasteur
với diện tích 962 m
2
giá trị
gần 17 tỉ đồng.
Ngay sau đó, Công ty Cổ
phần Công nghệ phẩm Đà
Nẵng của ông Huỳnh Tấn
Lộc có tờ trình đề nghị đổi
tên đơn vị nhận chuyển quyền
sử dụng đất tại số 37 Pasteur
cho cá nhân ông Vũ “nhôm”.
Đến ngày 12-11-2010,
UBNDTPĐà Nẵng có Công
văn số 7145 đồng ý chủ trương
chuyển đổi tên nhận quyền sử
dụng đất tại số 37 Pasteur từ
Công ty Cổ phần Công nghệ
phẩm sang cá nhân ông Vũ.
Tháng 5-2017, một người thân
của ông Vũ đã nhận chuyển
nhượng khu đất số 37 Pasteur.
Tương tự, nhà số 57 Lê
Duẩn 1.770 m
2
đang được
kinh doanh, xây khách sạn
cao tầng là vị trí đắc địa nằm
ở trung tâm TPĐà Nẵng. Dù
Công ty Quản lý nhà và Công
ty Cổ phần Công nghệ phẩm
Phan Văn Anh Vũ
(tức Vũ “nhôm”)
tiếp tục bị khởi tố
về tội vi phạm quy
định về quản lý, sử
dụng tài sản nhà
nước gây thất thoát,
lãng phí.
Đó là một trong những nội dung yêu cầu của UBND TP
đối với UBND quận Tân Bình sau buổi làm việc với quận
này vào ngày 6-8 vừa qua đối với dự án xây dựng chợ
truyền thống Tân Bình. Theo đó, TP yêu cầu quận Tân
Bình nghiên cứu phương án, tổ chức kêu gọi đầu tư, đảm
bảo hài hòa lợi ích cho nhà đầu tư và nguyện vọng của
các tiểu thương. Ưu tiên bố trí lại cho tiểu thương tại vị
trí tầng trệt và tạo điều kiện cho nhà đầu tư khai thác các
tầng hầm và tầng trên cao để đảm bảo thu hồi vốn.
Trước đó, tháng 9-2014, quận Tân Bình công bố kế
hoạch giải tỏa chợ Tân Bình hiện hữu, thay thế bằng dự
án trung tâm thương mại dịch vụ đa năng và chợ truyền
thống Tân Bình. Theo đó, chợ Tân Bình sẽ được xây theo
mô hình phía trước là trung tâm thương mại, phía sau là
chợ truyền thống. Trung tâm thương mại gồm 17 tầng cao
và ba tầng hầm. Còn chợ truyền thống được xây trên nền
đất hiện hữu còn lại của chợ Tân Bình (khoảng 15.000
m
2
) với sáu tầng, một tầng lửng và một hầm với quy mô
5.000 sạp. Dự án xây mới chợ Tân Bình với cả hai công
trình được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, sau đó giao cho
UBND quận quản lý, khai thác. UBND quận thu tiền thuê
sạp để hoàn trả vốn cho nhà đầu tư. Dự kiến dự án được
khởi công vào tháng 5-2016, đến tháng 11-2018 sẽ đưa
vào hoạt động.
Tuy nhiên, ngay khi công bố, dự án xây mới chợ Tân
Bình đã không được các tiểu thương đồng tình bởi cho
rằng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Các
tiểu thương cho rằng chợ truyền thống bị xây phía sau
trung tâm thương mại, chợ truyền thống nhưng cao sáu
tầng không phù hợp mô hình chợ sỉ truyền thống lâu nay,
vận chuyển hàng hóa khó khăn. Trước ý kiến của các tiểu
thương, tháng 10-2014, UBND TP tổ chức họp báo cho
hay thống nhất tạm ngưng xây mới chợ Tân Bình để tiếp
tục đánh giá, nghiên cứu tại sao dân không đồng tình, mô
hình chợ truyền thống cao sáu tầng có hợp lý không. Chợ
Tân Bình hiện hữu được thành lập khoảng năm 1960, có
hơn 3.300 sạp. Mặc dù được sửa chữa nhiều lần nhưng
chất lượng công trình chợ được đánh giá là đã xuống cấp.
C.TÚ
Công an khámxét nơi ở của ôngHuỳnh Tấn Lộc (tổng giámđốc
Công ty Công nghệ phẩmĐàNẵng). Ảnh: TẤNVIỆT
Xây mới chợ Tân Bình: Ưu tiên tầng trệt cho tiểu thương
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook