182-2018 - page 9

9
ự phát
Đồng thời các quận tăng
cường kiểm tra, giám sát tình
hình sử dụng đất của các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân
trên địa bàn quản lý. Thực
hiện rà soát từng khu dân cư
tự phát trên cơ sở thực hiện
quy hoạch phân khu, danh
mục dự án kêu gọi đầu tư và
đề án khai thác quỹ đất đã
được phê duyệt.
Các chuyên gia đô thị cho
rằng chỉ đạo của TP Cần Thơ
là kịp thời, tuy nhiên nếu thiếu
đôn đốc, giám sát, thiếu kiên
quyết thì những khu dân cư
tự phát này vẫn tiếp tục mọc
lên và sẽ trở thành gánh nặng
trong quá trình phát triển TP
Cần Thơ. Ngân sách TP phải
gồng gánh thêm các khoản chi
phí lớn để chỉnh trang, nâng
cấp và đấu nối lại hạ tầng đô
thị đang bị băm nát.•
Cùng đó, hoạt động san lấp, phân lô bán nền vẫn diễn ra âm ỉ
ở nhiều nơi tại TP Cần Thơ.
Bắt đầu chạy thử tàu Cát Linh-Hà Đông
(PL)- Ngày 9-8, tổng thầu EPC (Trung Quốc) đã cho chạy thử
một đoàn tàu của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội).
Theo đó, đơn vị này cho tàu chạy thử từ ga Cát Linh đến gaYên
Nghĩa và ngược lại. Theo Ban quản lý dự án đường sắt, việc chạy
thử này là hoạt động bình thường của tổng thầu nhằm cân chỉnh
kỹ thuật các hạng mục. Theo kế hoạch, dự án chạy thử kỹ thuật từ
ba đến sáu tháng, sau đó sẽ đi vào khai thác thương mại.
Về phản ánh của người dân trên một số nhà ga thuộc dự án
đường sắt Cát Linh-Hà Đông có gắn biển tên nhà ga bằng tiếng
Việt và tiếng Trung Quốc, tuy nhiên tiếng Trung Quốc lại ở phía
trên tiếngViệt và có kích cỡ lớn hơn, đến nay hầu hết các biển trên
đã được gỡ bỏ. Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết
các biển thông tin trên là tạm thời, do đơn vị thi công tự ý gắn giúp
người của đơn vị thi công (tổng thầu EPCTrung Quốc) dễ nhận
biết. Sau khi có thông tin trên, đơn vị đã yêu cầu tổng thầu gỡ các
biển thông tin trên và không tái diễn việc tự ý gắn biển song ngữ
tại dự án.
PHÚ PHONG
Vé tàu giảm tới 40% từ 13-8 đến 26-12
(PL)- Công ty CP Vận tải đường
sắt Sài Gòn và Công ty CP Vận tải
đường sắt Hà Nội cho biết sẽ thực
hiện nhiều chính sách giảm giá vé
hấp dẫn giai đoạn cao điểm vận tải
sau hè.
Theo đó, đối với Công ty CP Vận
tải đường sắt Sài Gòn, thời gian áp
dụng giảm giá vé gồm hai đợt: Đợt 1
từ ngày13 đến 29-8 và đợt 2 từ ngày
4-9 đến 26-12. Trong đợt 1, công ty
sẽ giảm giá vé tàu với mức giảm từ
10% đến 30% so với giá vé hè 2018;
đợt 2 tiếp tục giảm thêm 10%.
Đồng thời giảm 10% giá vé ghế
ngồi đối với các mác tàu SE3/SE4,
SE7/SE8, SE21/SE22, SE25/SE6,
SQN1,3/SQN2,4; các mác tàu SNT,
SPT; đôi tàu NH1/NH2. Bên cạnh
đó, giảm 10% giá vé giường nằm
đối với mác tàu SE3/SE4, SE7/SE8,
SE21/SE22, NH1/NH2...
Đối với Công ty CP Vận tải
đường sắt Hà Nội, đợt 1 giảm giá
cho các mác tàu từ 10% đến 40%;
đợt 2 giảm thêm 10% giá vé trên các
tàu SE1/2, SE5/6, SE9/10.
Bên cạnh đó, Công ty CP Vận tải
đường sắt Hà Nội cũng dành nhiều
chương trình ưu đãi cho khách. Cụ
thể, hành khách mua vé trước 20
ngày trở lên được giảm từ 20% đến
50% giá vé quy định. Nếu khách
mua vé theo đoàn từ 10 người trở
lên được giảm đến 12% giá vé theo
quy định. Ngoài ra, hành khách mua
vé khứ hồi ở các tàu thuộc các tuyến
Hà Nội-Đà Nẵng, Hà Nội-Vinh, Hà
Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai
được giảm 10%-15% giá vé quy
định tùy theo mác tàu.
N.THOA
Cầnhơn70.000 tỉ đồngđể chốngngậpTP.HCM
TP chỉ có thể bố trí hơn 16.000 tỉ đồng, còn lại cần kêu gọi nhiều thành phần kinh tế thamgia.
Sáng 9-8,
UBND TP.HCM
đã tổ chức hội
nghị mời gọi đầu
tư các giải pháp
chống ngập và
xử lý nước thải
trên địa bàn TP.
Tại hội nghị, các
chuyên gia, các
nhà đầu tư đã chia
sẻ nhiều giải pháp
chống ngập, xử
lý nước thải như
phát triển không
gian điều tiết
nước mưa, xây
dựng hồ điều tiết
ngầm, xây dựng hệ thống cống bao và xử lý nước thải
tập trung…
TP.HCM lún 7 cm/năm?
Ông Laurent Umans, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Hà
Lan, cho rằng mặt đất ở TP.HCM đang bị sụt lún với tốc
độ khoảng 7 cm mỗi năm. “Sự tồn tại của TP.HCM đang
bị đe dọa. Theo dự báo, khoảng 30 năm, 50 năm hay
100 năm nữa, một phần lớn TP sẽ nằm dưới mực nước
biển” - ông Laurent nói.
Ông Laurent cho biết thêm có ba vấn đề liên quan
Các nhóm dự án kêu gọi đầu tư
Bảy dự án xây dựng hệ thống thu gom, nhàmáy xử lý nước
thải:
Lưu vựcTây Sài Gòn với tổngmức đầu tư 7.700 tỉ đồng;
lưu vực Bình Tân: 9.804 tỉ đồng; lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm:
6.395 tỉ đồng; lưu vực Bắc Sài Gòn 1: 5.544 tỉ đồng; lưu vực
Bắc Sài Gòn 2: 5.100 tỉ đồng; lưu vực rạch Cầu Dừa: 5.000
tỉ đồng; lưu vực Tây Bắc: 6.000 tỉ đồng.
Sáudựánnạovét, cải tạocác tuyếnkênh rạch:
Xâydựngbờ
kênh và hạ tầng kỹ thuật kênhThamLương - Bến Cát - rạch
Chợ Đệm: 8.825 tỉ đồng; xây dựng hệ thống thoát nước và
ngăn triều lưu vực từ cầuTham Lương đến sông Chợ Đệm:
1.097 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Thủ Đào: 522 tỉ
đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Ông Bé: 1.250 tỉ đồng;
nạo vét trục thoát nước rạch Thầy Tiêu: 1.789 tỉ đồng; cải
tạo hệ thống kênh Vĩnh Bình: 6.184 tỉ đồng.
Ba dự án xây đê bao và các cống kiểm soát triều vòng
ngoài của TP.HCM:
Cống kiểm soát triều sông Kinh: 1.200
tỉ đồng; cống kiểm soát triều rạch Tra: 1.122 tỉ đồng; đê
bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh đoạn
còn lại: 3.400 tỉ đồng
Theo dự báo khoảng
30 năm, 50 năm hay
100 năm nữa, một
phần lớn TP sẽ nằm
dưới mực nước biển và
trở thành đầm lầy…
đến tình hình
ngập nước của
TP. Thứ nhất là
biến đổi khí hậu
làm mực nước
biển dâng, thứ
hai là vấn đề sụt
lún và thứ ba là
mực nước ngầm
giảm. TP.HCM
cần hành động
ngay và thiết kế
các lộ trình thích
hợp để có thể chủ
động trong việc
này. Ông Laurent
khuyến nghị
TP.HCM nên di
chuyển các cảng về phía biển, nên phát triển TP và mở
rộng về vùng đất cao hơn, vững chắc hơn.
Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt
Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung
tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM,
cho rằng tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay
gắt như lượng mưa tăng, đỉnh triều cường luôn duy trì
trên mức báo động, sạt lở ven sông Sài Gòn, sông Đồng
Nai. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, hệ thống thoát
nước của TP chỉ đáp
ứng 60%, nhiều tuyến
đường thiếu hệ thống
thoát nước.
Ông Dũng khẳng
định đến nay TP mới
hoàn thành ba dự án
cải tạo kênh rạch, xây
dựng ba nhà máy xử lý nước thải, làm cống thoát nước
được hơn 4.100 km trong tổng số 6.000 km cần xây dựng,
xây dựng 64 km đê bao ven sông Sài Gòn để chống ngập
trong khi đê bao ven sông cần xây dựng lên đến 149 km.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho
rằng việc giải quyết ngập ở TP.HCM phải xác định rõ
từng vị trí, từng nguyên nhân để có giải pháp cụ thể. Bài
toán tổng thể là phải điều chỉnh lại quy hoạch thoát nước,
ngập của TP.
Theo báo cáo của TP.HCM, để triển khai các giải pháp
chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2016-2020,
TP.HCM cần hơn 73.400 tỉ đồng nhưng ngân sách TP chỉ
có thể bố trí hơn 16.300 tỉ đồng, còn lại cần kêu gọi nhiều
thành phần kinh tế cùng tham gia.
TÁ LÂM
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn ThiệnNhân trao đổi với các nhà đầu tư
tại hội nghị. Ảnh: TÁ LÂM
Tổng cục Đường bộ yêu cầu kiểm soát xe quá tải 24/24 giờ
(PL)- Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo
gửi Bộ GTVT về việc kiểm tra tải trọng xe. Theo đó,
trong tháng 7, các trạm kiểm tra tải trọng xe trên cả nước
đã tiến hành kiểm tra hơn 18.000 xe. Trong đó phát hiện
1.675 xe vi phạm (chiếm tỉ lệ 9,1%), tước 560 giấy phép
lái xe, xử phạt nộp kho bạc nhà nước hơn 17,7 tỉ đồng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết các địa phương
vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng
xe lưu động, cố định. Tăng cường công tác kiểm tra
tải trọng xe ở một số địa phương như Thanh Hóa, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai... Dù đã thực hiện công tác
kiểm tra trên các tuyến quốc lộ rất chặt chẽ nhưng do lực
lượng còn mỏng nên tình trạng xe chở quá tải trên nhiều
cung đường vẫn có diễn biến phức tạp. 
Nhằm kiểm soát chặt chẽ, xử lý triệt để các trường hợp
ô tô vi phạm tải trọng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu
cầu các địa phương trong tháng 8 tiếp tục duy trì hoạt
động của các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, đảm
bảo việc kiểm tra được thực hiện 24/24 giờ.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook