182-2018 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu10-8-2018
Họ đã nói
Buông lỏng quản lý
Trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND TP Cần Thơ tháng 7-2018,
Chủ tịch UBND TP Võ Thành Thống nhận định một vài địa
phương đã buông lỏng quản lý, chưa làm tròn trách nhiệm,
dẫn đến hình thành các khu dân cư tự phát gây ảnh hưởng
tiêu cực cho phát triển kinh tế-xã hội. UBND TP đã chỉ đạo tổ
chức thanh tra các khu dân cư tự phát, xác định rõ trách nhiệm
và có biện pháp xử lý cụ thể đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra
các vụ việc sai phạm.
Bên cạnh đó, TP giao các quận rà soát, đánh giá và đề xuất
giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại các
khunày nhằmđảmbảođủđiều kiệnphục vụđời sốngdân sinh.
TP CầnThơ chỉ đạo tổ chức thanh tra các khu dân cư
tự phát, xác định rõ trách nhiệmvà có biện pháp xử lý
cụ thể đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm.
Thanh tra các khu dân cư
ở Cần Thơ
HẢIDƯƠNG
T
heo rà soát của các cơ
quan chức năng TP
Cần Thơ, trên địa bàn
TP hiện có 113 khu dân cư tự
phát tập trung chủ yếu ở các
quận Ninh Kiều (33 khu), Cái
Răng (33 khu), Bình Thủy (24
khu)... Hầu hết các khu dân cư
tự phát nói trên đều chưa có
quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500;
chưa có hạ tầng kỹ thuật đáp
ứng theo các tiêu chuẩn, quy
chuẩn đô thị...
“Điệp khúc”
xử lý nghiêm
Ông Dương Tấn Hiển, Chủ
tịch UBND quận Kinh Kiều,
cho biết: Trên địa bàn quận
hiện có 33 khu dân cư tự phát,
trong đó khu đất có diện tích
nhỏ nhất là 340 m
2
ở phường
An Hòa và khu đất có diện
tích lớn nhất là 13.000 m
2
phường An Bình.
Theo Chủ tịch UBND quận
Ninh Kiều, từ năm 2016 đến
nay quận đã tiến hành các cuộc
thanh tra về việc chấp hành các
quy định pháp luật liên quan
đến quản lý đất đai và trật tự
xây dựng. Theo đó, quận đã
ngăn chặn kịp thời 10 khu đất
đã tách thửa trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất vốn
là đất nông nghiệp, chưa có
công trình nhà ở. Đồng thời
ngăn chặn 17 khu đất khác có
118 công trình xây dựng trên
Xây nhà “lụi” vẫn tiếp tục diễn ra tại khu đất “ăn theo” khu tái định cư 923, quậnNinh Kiều.
(Ảnh chụp ngày 9-8) Ảnh: HẢI DƯƠNG
Để chấn chỉnh, trước
mắt TP Cần Thơ chỉ
đạo dừng chuyển
mục đích sử dụng
đất và đầu tư xây
dựng tại các khu vực
phát sinh khu dân
cư tự phát.
Vềnguyênnhânxuấthiệnkhu
dâncưtựpháttạimộtsốkhuvực
là do cấpủy, đoàn thể chưa thực
hiện tốt công tác theodõi, giám
sát trật tự xây dựngđể thông tin
cho chínhquyềnđịa phương xử
lý. Đồng thờimột bộphậnngười
dân vì lợi ích cá nhân tìm cách
đối phó với cơ quan chức năng
như tổ chức xây dựng vào các
ngày nghỉ, ban đêm...
Ông
DƯƠNG TẤN HIỂN
, Chủ tịch
UBND quận Ninh Kiều
đất không được phép xây dựng.
Trongđóđã lậpbiênbảnxửphạt
104/118 công trình; tiến hành
cưỡng chế, tháo dỡ năm công
trình tại dự án khu tái định cư
phường An Bình và hai công
trình người dân tự tháo dỡ.
Ngoài ra, trên địa bàn quận
có khoảng sáu khu đất tự phát
phù hợp quy hoạch, có hệ thống
hạ tầng kỹ thuật cơ bản như
đườngđi, điện, nước sinhhoạt...
Cũng theo ông Hiển, năm
2018 quận lập đoàn thanh tra
về tách thửa, phân lô xây dựng
các khu dân cư tự phát đối với
13 phường thuộc quận. “Qua
đó quận sẽ xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm quản lý
đất đai và trật tự xây dựng; tổ
chức kiểm điểm đối với các cá
nhân, tổ chức thuộc các phường
có liên quan; luân chuyển công
chức địa chính - xây dựng - đô
thị giữa các phường, đồng
thời tăng cường cán bộ từ các
phòng chuyên môn cho cơ sở
để đưa quản lý đất đai vào nề
nếp” - ông Hiển nhấn mạnh.
Nói về nguyên nhân dẫn đến
tình trạng xuất hiện các khu
dân cư tự phát, ông Hiển cho
rằng do nhu cầu về nhà ở của
người dân tăng cao trong khi
các dự án đầu tư khu dân cư
chưa phủ kín, các quy hoạch
kéo dài gây khó khăn cho người
dân có nhu cầu về nhà ở.
Có đường dây
sai phạm?
Còn tại quậnBìnhThủy, trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
ông Lê Tâm Niệm, Chủ tịch
UBND quận Bình Thủy, cho
biết thực hiện theo chỉ đạo của
UBNDTP, hiện quận đang tập
trung kiểm tra, rà soát, thống
kê cụ thể lại các khu dân cư
tự phát trên địa bàn. “Còn về
nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này thì quận đang trao đổi lại
với Thường trực UBND TP
để thống nhất nhận định và sẽ
giao chánh văn phòng quận có
phát ngôn chính thức” - ông
Niệm cho biết.
Trước đó, Thanh traTPcũng
đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về
công tác quản lý đất đai tại dự
ánđườngnốiCáchMạngTháng
Támđến đường tỉnh 918 và dự
án khu đô thị mới VõVăn Kiệt
(gồm giai đoạn 1 và 2) thuộc
quận Bình Thủy. Qua đó cho
thấy công tác quản lý đất đai
trên địa bàn quận Bình Thủy
trong thời gian qua có nhiều sơ
hở, yếu kém. “Các sai phạm
thường thấy là cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất sai quy
định; việc tách thửa, chia lô,
bán nền, xây dựng nhà không
phép, sai phép…Đồng thời có
dấu hiệu hình thành đường dây
sai phạm trên nên đã chuyển
hồ sơ cho Công an TP Cần
Thơ điều tra làm rõ” - Thanh
tra TP cho biết.
Tại quận Cái Răng, ông Lê
Thanh Tâm, Chủ tịch UBND
quậnCái Răng, cho biếtTPCần
Thơ vừa có chỉ đạo giao cho
quận tự rà soát và xử lý các khu
dân cư tự phát. Hiện Thanh tra
quận Cái Răng cũng đang tích
cực rà soát các khu dân cư tự
phát trên địa bàn, chưa có báo
cáo kết luận.
Cần sự quyết tâm
Để giải quyết các vấn đề phát
sinh tại các khu dân cư tự phát,
mới đây UBND TP Cần Thơ
đã chỉ đạo dừng chuyển mục
đích sử dụng đất và đầu tư xây
dựng tại các khu vực này; các
sở, ngành có biện pháp quản
lý chặt chẽ địa bàn, không để
phát sinh các khu dân cưmang
tính tự phát; tăng cường kiểm
tra, xử lý nghiêm đối với các
trường hợp lấn chiếm, tự ý
chuyển mục đích, sử dụng đất
không đúng theo quy định.
Sáng 9-8, Khu quản lý giao thông đô thị số 4 (Khu 4, Sở
GTVT TP.HCM) bắt đầu xây dựng cầu Long Kiểng mới bắc
qua sông Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Xuân Vinh, Giám đốc Khu 4, thiết
kế của cầu mới bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu, có chiều
dài 318 m, đường dẫn hai đầu dài 661 m, mặt cầu và mặt
đường dẫn rộng 15 m... Tổng mức đầu tư cho công trình là
557 tỉ đồng, thời gian thi công dự tính 465 ngày. “Xây cầu
mới thay cho cầu cũ nhằm cải thiện tình hình giao thông
trên tuyến đường Lê Văn Lương nối quận 7 với huyện Nhà
Bè, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội của hai địa
phương” - ông Vinh chia sẻ.
Theo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, đến nay đơn
vị đã nhận bàn giao mặt bằng của 25 hộ dân ở hai đầu cầu
Long Kiểng (phía xã Phước Kiển 14 hộ, phía xã Nhơn Đức
11 hộ). Tới đây sẽ tiếp tục nhận bàn giao mặt bằng của 63
Sáng 9-8,
công nhân
cùng người
dân xã
Phước Kiển
nằmtrong
phạmvi
công trình
đã thu dọn
mặt bằng
vừa giải tỏa
để xây dựng
cầumới.
Ảnh: L.ĐỨC
Khởi côngxâydựng cầuLongKiểngmới
hộ ở hai đầu cầu để xây dựng phần đường.
Cầu Long Kiểng hiện hữu là cầu sắt cũ dài hơn 100 m,
rộng 3 m, chiều cao khống chế dưới 2,2 m. Do có tuổi thọ
hơn 50 năm nên cầu đã xuống cấp trầm trọng, chỉ cho phép
xe dưới 3,5 tấn đi qua. Hồi đầu năm, một xe tải chở quá
trọng tải cố tình đi qua đã làm cho nhịp giữa của cầu bị sập,
giao thông bị gián đoạn hơn hai tuần.
Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP, cho hay
đến nay trên tuyến đường Lê Văn Lương vẫn còn ba cầu
sắt cũ và yếu là cầu Rạch Đỉa 1, cầu Rạch Tôm và cầu
Rạch Dơi. Các cầu này cần sớm làm mới và đồng bộ tuyến
đường Lê Văn Lương (đường sẽ được mở rộng lên 15 m
trong tương lai). “Sau xây dựng cầu Long Kiểng, TP.HCM
sẽ xây mới tiếp cầu Rạch Đỉa 1, cầu Rạch Tôm và phối hợp
với tỉnh Long An xây mới cầu Rạch Dơi. Tuyến đường Lê
Văn Lương mở rộng và các cầu được làm mới nhằm phá thế
cô lập của huyện Nhà Bè cũng như kết nối kinh tế, xã hội,
quốc phòng với tỉnh Long An được thuận lợi” - ông Cường
thông tin.
LƯU ĐỨC - HOÀNG TUYÊN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook