182-2018 - page 13

13
(PL)- Ngày 9-8, đại diện Phòng khám đa khoa Thăng
Long (đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.HCM) đã có buổi
trao đổi với báo chí để làm rõ việc một khách hàng tố
phòng khám lấy giá trên trời khi phẫu thuật bao quy đầu.
Cụ thể, trước đó, vào ngày 8-8, anh H. (18 tuổi, ngụ
Long An) đến phòng khám để tư vấn về tình trạng của
dương vật. Bác sĩ tại đây đã thăm khám, cho anh H. làm
các xét nghiệm và chẩn đoán anh bị dài da bao quy đầu,
cần phẫu thuật cắt bỏ với giá 2,8 triệu đồng. Lúc này anh
đem theo 3 triệu đồng nên đồng ý phẫu thuật.
Tuy nhiên, trong lúc anh H. đang trên bàn mổ thì bác sĩ
thông báo anh có u mềm dưới dương vật và tư vấn cần cắt
bỏ. Nhưng bác sĩ không báo giá phẫu thuật cắt bỏ u mềm là
12,8 triệu đồng. Sau khi tiểu phẫu xong, anh H. choáng váng
khi được báo tổng chi phí phẫu thuật gần 16 triệu đồng.
Lúc này, phòng khám yêu cầu anh H. gọi điện thoại
cho người nhà đem tiền đến đóng. Cuối cùng, phía phòng
khám đã đồng ý để người nhà anh H. đóng thêm 5 triệu
đồng và đưa anh H. về. Như vậy, tổng cộng anh H. đã
đóng 8,5 triệu đồng trong khi ca phẫu thuật có chi phí 16
triệu đồng như phòng khám đã đưa ra trước đó và vẫn
được phòng khám cho về.
Trao đổi với PV, đại diện phòng khám cũng xác nhận
diễn biến sự việc như trên. Bác sĩ người Trung Quốc
Li Xiao Ping trực tiếp phẫu thuật cho anh H. xác nhận:
“Dưới dương vật của bệnh nhân có u mềm và bệnh nhân
đã được tư vấn, đồng ý phẫu thuật”.
Giải thích thắc mắc tại sao phòng khám không phát hiện
ra u trong dương vật của bệnh nhân ngay từ đầu để tư vấn
mà đợi đến khi ở trên bàn mổ, đại diện phòng khám chia sẻ:
“Có nhiều cái mổ ra mới biết được chứ kết quả chẩn đoán
hình ảnh, siêu âm, X-quang không nhìn thấy hết được”.
Khi chúng tôi đặt vấn đề giá tổng cộng bệnh nhân H.
phải đóng là gần 16 triệu đồng, tại sao khi đóng 8,5 triệu
đồng vẫn được cho về thì đại diện phòng khám nói rằng:
“Trên lương tâm người bác sĩ, giờ bệnh nhân nói không
có tiền thì làm sao ép bệnh nhân được, phòng khám đành
chấp nhận thiệt thòi”.
Liên quan đến phòng khám này, trước đó nhiều bệnh
nhân đến khám, điều trị đã có đơn tố cáo đến Thanh tra Sở
Y tế TP.HCM và báo chí cũng đã nhiều lần phản ánh.
Trước đó, vào cuối năm 2017, trong cuộc làm việc giữa
Sở Y tế TP.HCM với các phòng khám có bác sĩ Trung
Quốc trên địa bàn TP.HCM, TS-BS Bùi Minh Trạng,
nguyên Chánh Thanh tra Sở Y tế, đã chỉ ra các bước
phòng khám Trung Quốc “vẽ” bệnh để moi tiền bệnh
nhân, như vào phòng khám chỉ xét nghiệm, siêu âm vài
trăm ngàn đồng nhưng khi lên bàn mổ thì bị hù dọa bệnh
nặng, vẽ bệnh lên đến vài chục triệu đồng... Đặc biệt, liên
quan đến việc chẩn đoán nhiều lần, ông Trạng đề nghị
các phòng khám phải chẩn đoán toàn diện bệnh nhân, bàn
luận và đưa ra phương pháp điều trị ngay từ đầu. Nếu một
bệnh nhân mà bị chẩn đoán 2-3 lần thì Sở sẽ mời bác sĩ
chẩn đoán đến làm việc và xem xét lại trình độ bằng cấp.
HOÀNG LAN
Bé trai tử vong sau 9 ngày
bác sĩ không tìm ra bệnh
Bé tám tháng nhập viện với chẩn đoán sốt virus, viêmmũi họng nhưng khi chuyển lên tuyến trên
mới phát hiện ra bé bị sốc nhiễmkhuẩn do nhiễmkhuẩn huyết, suy đa phủ tạng nhưng đãmuộn.
ĐẮC LAM
N
gày 9-8, Sở Y tế tỉnh
NghệAnchobiếtđãnhận
được báo cáo quá trình
điều trị bệnh nhi Nguyễn Bùi
Tuấn Kiệt (tám tháng tuổi,
xóm Kháng Trung, xã Nghi
Khánh, huyện Nghi Lộc) tại
khoa Lây, BV đa khoa huyện
Nghi Lộc (Nghệ An).
Theo báo cáo, bé Kiệt được
đưa vào nhập viện chiều 19-7
với chẩn đoán khi vào khoa
Lây là bé bị sốt virus/viêm
mũi họng.
Chín ngày
sốt “không rõ
nguyên nhân”
Trước khi được đưa
đến BV, bé đã bị bệnh
ở nhà ba ngày với biểu
hiện sốt cao, ho, khò khè.
Bé được đưa vào khoa
Khám bệnh với tình trạng
tỉnh táo, niêm mạc hồng,
nhiệt độ 38,9 độ C…
Tiếp nhận khi vào khoa
Lây, bé tỉnh, mệt, da niêm
mạc hồng, mạch 137 lần/phút.
Sau khi thăm khám, các bác
sĩ (BS) chẩn đoán bé Kiệt bị
sốt virus, viêmmũi họng. Các
BS sau đó đã cho truyền chai
Ringerlacta, uống thuốc hạ
sốt Hapacol 150 mg, thuốc
Cefuroxim 120 mg.
Ngày thứ hai và thứ ba, bé
Kiệt sốt từ 38,4 đến 38,6 độC,
toàn thân nổi mẩn đỏ. Các BS
đãcho truyềnchaiRingerlactat,
uống thuốc hạ sốtHapacol 150
mg, thuốc
Cefuroxim120mg,
hai gói uống S-C Biosubtyl,
một gói uống S-C. Ngày thứ
tư, bé vẫn tiếp tục sốt 39,5
độ C và được các BS xử trí
Biotaksymkèmuống các loại
thuốc như những ngày trước.
Sang ngày thứ năm, ngày
thứ sáu, bé liên tục sốt sao
hơn 39 độ C. Ngoài các loại
thuốc trên, bé còn được cho
thêm ORS, bổ sung thêm
Solimedrol 40mg. Trên người
bé xuất hiện sưng đau, nổi ban
đỏ toàn thân, gối trái sưng.
Đến ngày thứ bảy và ngày
thứ tám, bé hết sốt nhưng vẫn
được BS cho uống các loại
thuốc như những ngày trước.
Đến ngày thứ chín, bé Kiệt
trở lại sốt cao 38,8 độ C,
quấy khóc, đau vùng quanh
rốn, bạch cầu tăng cao. Các
BS hội chẩn và chuyển bệnh
nhi sang BV Sản Nhi Nghệ
An vào 14 giờ chiều 27-7.
Các BS ở BV huyện Nghi
Lộc chẩn đoán bé trước lúc
chuyển viện là “sốt chưa rõ
nguyên nhân”.
“Phác đồ điều trị
không chuẩn xác”
Bé nằm điều trị tại BV Sản
Nhi NghệAn một ngày, bệnh
không đỡ nên được chuyển
ra BV Nhi Trung ương (Hà
Nội). Tại đây, các BS xác
định bé bị sốc nhiễm khuẩn
BV đa khoa huyệnNghi Lộc và báo cáo của BV này về trường h p
bé Kiệt t vong. Ảnh: Đ.LAM
Thai phụ tử vong sau mổ,
người nhà vây bệnh viện
Trước đó, tối 8-8, hàng chục người tập trung tại BV Sản
Nhi QuảngNgãi đòi làmrõnguyênnhân và truy tráchnhiệm
các BS liên quan tới trường hợp tử vong của chị NguyễnThị
MinhThu (27 tuổi, phườngTrần Hưng Đạo, TP Quảng Ngãi).
Chị Thu mang thai được 14 tuần. Ngày 7-8, chị đi khám
tại BV này thì phát hiện bị u nang to ở buồng trứng trái.
Sáng 8-8, các BS tiến hành phẫu thuật. Ca mổ kết thúc
lúc 10 giờ 30 thì đến 12 giờ 30, BS thông báo thai phụ yếu
dần và tử vong.
Theo chịVõThị XuânNương (chị chồng thai phụ), khoảng
14 giờ, người thânđếnBVđịnhđưa thi thể chịThu về. Nhưng
trước đó BV đã chủ động đưa thi thể thai phụ này về nhà
mà không thông báo trước và cũng không có người nhà
đi cùng. Phía gia đình cũng cho rằng BS tắc trách trong khi
phẫu thuật nên yêu cầu làm rõ.
HẢI HIẾU
Người thân bé Kiệt
cho rằng các y, BS
BV đa khoa huyện
Nghi Lộc đã quá
chậm trễ trong
việc điều trị, để bé
nằm viện chín ngày
nhưng không phát
hiện được bệnh sớm.
Tiêu điểm
Nếu chuyển viện
vào ngày thứ ba
có thể không xảy
ra hậu quả
Những chẩn đoán ở BV Nhi
Trungương thì phíaBVđa khoa
huyện Nghi Lộc không phát
hiện được. Các BS đã không
dứt khoát, vì nếu cho bé Kiệt
chuyển viện vào ngày thứ ba
thì có thể đã không xảy ra hậu
quả trên.
BS
NGUYỄN HUY PHÚC
,
Giám đ c
BV đa khoa huyện Nghi Lộc
Đời sống xã hội -
ThứSáu10-8-2018
Giá các dịch v anhH. phải chi trả, trong đó có điều trị umềm l y
bằng nạo thương t n giá 12,8 triệu đồng. Ảnh: HL
do nhiễmkhuẩn huyết, suy đa
phủ tạng. Dobệnh chuyểnbiến
quá nặng, ngày 5-8, bé đã tử
vong tại BVNhi Trung ương.
Chia sẻ trên trang cá nhân,
người thân bé Kiệt cho rằng
các y, BS BV đa khoa huyện
Nghi Lộc đã quá chậm trễ
trong việc điều trị, để bé nằm
viện chín ngày nhưng không
phát hiện được bệnh sớm
khiến bệnh của bé ngày càng
nặng. Khi bé được chuyển lên
tuyến trên thì đã quá muộn.
BSNguyễnHuyPhúc,Giám
đốc BV đa khoa huyện Nghi
Lộc, cho biết: “Tôi khẳng định
BV không tắc trách nhưng
nhận định ban đầu của các BS
và phác đồ điều trị là không
chuẩn xác”.
BVđa khoa huyệnNghi Lộc
đã đến thăm hỏi, động viên
gia đình và sẽ tiến hành họp
hội đồng chuyên môn để làm
rõ trách nhiệm của những cá
nhân liên quan.•
PhòngkhámThăngLongbị tốphẫu thuật giá trên trời
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook