073-2019 - page 10

10
Bất động sản -
ThứNăm4-4-2019
hơn 3.400 ha. Dự kiến trong
năm 2019 số dự án sẽ tăng
lên khá nhiều, trải đều ở các
địa phương như Bà Rịa, Phú
Mỹ, Long Điền, Xuyên Mộc
và đặc biệt là Côn Đảo.
Trong năm 2018, Tập đoàn
Tuần Châu với sự tư vấn của
công ty đến từ Hàn Quốc đã
từng làmviệc với tỉnh BR-VT
để trình bày một dự án tầm
cỡ quốc tế, rộng gần 350 ha
tại biển Bãi Trước, Bãi Dâu,
TP Vũng Tàu.
Tập đoàn Novaland đến từ
TP.HCMcũng đang triển khai
xây dựng phát triển sản phẩm
du lịch và BĐS nghỉ dưỡng
với các dự án có quy mô lớn
như dự án khu đô thị Tây
NamBà Rịa, dự án Safari Hồ
Tràm, huyện Xuyên Mộc; dự
án khu đô thị tại đường 3-2,
Địa phương trải
thảm đỏ
Trước làn sóng đổ về của
các tập đoàn lớn, thị trường
BĐSBR-VTđang chứng kiến
giá đất nền tăngmạnh. Không
chỉ ở TPVũng Tàu mà cả các
khu vực lân cận, sức tăng ấn
tượng 20%-50%, giá chào bán
đất nền ven biển đang ở mức
ngất ngưởng là 70-80 triệu
đồng/m
2
, cách biển 4-6 km
có giá 30-45 triệu đồng/m
2
.
Các giao dịch mua bán đất,
trong đó chủ yếu đất nông
nghiệp, tại văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất các
địa phương đều tăng. Trung
bìnhmột văn phòng tiếp nhận
khoảng 300 hồ sơ/ngày. Đặc
biệt ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa
và huyện Long Điền số lượng
còn nhiều hơn.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh,
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND tỉnh BR-VT, nhấn
mạnh quan điểm xuyên suốt
của lãnh đạo tỉnh là ủng hộ,
hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất
cho các nhà đầu tư, DN có
tiềm lực, thực sự mong muốn
đầu tư vàoBR-VT. “Tỉnh kiên
quyết nói không với các dự
án gây ô nhiễm môi trường,
thu hồi các dự án chậm triển
khai, giữ đất nhưng không
thực hiện để giao cho các
đơn vị khác có khả năng đầu
tư” - ông Lĩnh nói.
Từ năm 2018, giờ họp buổi
sáng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
BR-VT được thống nhất dời
từ 8 giờ sang 8 giờ 30. Lý do
là lãnh đạo tỉnh dành thời gian
trước đó của buổi sáng để tiếp
các DN, nhà đầu tư, lắng nghe
các khó khăn, vướng mắc
DN gặp phải để có thể kịp
thời chỉ đạo giải quyết. Bên
cạnh đó, tỉnh cũng thường
xuyên tổ chức xúc tiến đầu
tư, đối thoại cho DN… Đây
là một trong những thay đổi
của tỉnh được người dân và
DN rất ủng hộ.•
Vũng Tàu... Tập đoàn FLC
của ôngTrịnhVănQuyết cũng
đã làm việc với tỉnh này để
tìm hiểu, chọn lựa địa điểm
lên phương án đầu tư.
Riêng khu đất vàng 220 ha
của dựánParadise (VũngTàu)
có khá nhiều ông lớn trong
và ngoài nước sẵn sàng vào
đầu tư. Đơn cử như Công ty
Korea InfrastructureCompany
Limited, Hàn Quốc đã từng
đặt vấn đề sẽ đầu tư 3,2 tỉ
USD dự án khu du lịch nghỉ
dưỡng sân golf Paradise và
khu đô thị mới Bàu Trũng
ở vị trí kế bên Paradise.
Tập đoàn Hưng Thịnh Corp
với các dự án du lịch nghỉ
dưỡng, chung cư đang thực
sự góp phần làm thị trường
nóng thêm.
Tỉnh kiên quyết thu
hồi các dự án chậm
triển khai, giữ đất
nhưng không thực
hiện để giao cho các
đơn vị khác có khả
năng đầu tư.
Chưa kể những đơn vị
khác như Công ty CP Đầu
tư và Phát triển xây dựng
DIC Corp, một doanh nghiệp
(DN) của tỉnh đang xúc tiến
các thủ tục cần thiết để triển
khai thêm các dự án mới ở
khu vực như mũi Nghinh
Phong, Bàu Trũng… Công
ty CP Phát triển nhà tỉnh
BR-VT với các dự án nghỉ
dưỡng, khu đô thị từ cao cấp
đến phân khúc tầm trung trải
đều ở Vũng Tàu, Phú Mỹ.
Ngoài ra, có khoảng 20
nhà đầu tư là các công ty, tập
đoàn trong và ngoài nước đã,
đang được tỉnh BR-VT xem
xét, chấp thuận cho thuê môi
trường rừng tại huyện Côn
Đảo để triển khai các dự án
du lịch.
TRÙNGKHÁNH
T
rong số các tỉnh, thànhkhu
vực kinh tế trọng điểm
phía Nam, Bà Rịa-Vũng
Tàu (BR-VT) luôn là điểm
đến lý tưởng với lợi thế rất
lớn vì có bờ biển đẹp, rừng
bảo tồn, cơ sở hạ tầng, giao
thông kết nối thuận lợi.
Đất lành chim đậu
Lợi thế tự nhiên, xã hội
cùng với sự năng động, tầm
nhìn xa của chính quyền địa
phương đã trở thành thỏi nam
châm, hút rất nhiều nhà đầu tư,
tập đoàn lớn tìm tới BR-VT.
Theo thống kê của Sở
KH&ĐT, toàn tỉnh hiện có
hơn 150 dự án bất động sản
(BĐS) với tổng diện tích
Tập đoàn Tuần Châu, FLC,
Novaland haymột số công ty đến
từHànQuốc đều đã đến Bà Rịa-
Vũng Tàu để tìmhiểu, đầu tư.
Lợi thế hạ tầng của Bà Rịa-Vũng Tàu
Cao tốcTP.HCM- LongThành -DầuGiây, tàucánhngầmcao
tốc BếnTre - MỹTho - VũngTàu và tuyến quốc lộ 51 đã được
nâng cấp, mở rộng giúp kết nối vùng trở nên nhanh chóng.
Cạnh đó, tuyến cao tốc Bến Lức - LongThành đang chuẩn
bị đưa vào sử dụng, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu,
đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á,
sân bay quốc tế Long Thành, đường hầm xuyên biển nối
Cần Giờ - VũngTàu…đang góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, địa phương. Dự kiến từ quý III năm nay thị trường
BĐS BR-VT sẽ bắt đầu sốt.
Bất ngờ sức tăng trưởng
bất động sản Vũng Tàu
Một góc các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại TP Vũng Tàu. Ảnh: ĐH
Thủ tướng yêu cầu đề xuất điều chỉnh
giá đất TP.HCM hợp lý
Thủ tướng Chính phủ vừa có yêu cầu UBND
TP.HCM chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT, Bộ Tài
chính có đề xuất hợp lý, bảo đảm theo quy định của
pháp luật, không gây xáo trộn tâm lý người dân,
doanh nghiệp khi điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất
năm 2019.
Trước đó, UBND TP.HCM có tờ trình gửi HĐND
TP điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019
trên địa bàn TP.HCM (hệ số K) với mức đề xuất
tăng từ 19% đến 30,7% so với năm 2018.
Trong đó hệ số K tại khu vực 1 (các quận 1,
3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình và Phú Nhuận) dự kiến
tăng 19%; khu vực 2 (các quận 6, 7, Gò Vấp, Bình
Thạnh, Tân Phú) dự kiến tăng 21%; khu vực 3 (các
quận 2, 8, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức) dự kiến tăng
23,5%; khu vực 4 (các huyện Bình Chánh, Củ Chi,
Nhà Bè, Hóc Môn) dự kiến tăng 26,6% và khu vực 5
(huyện Cần Giờ) dự kiến tăng đến 30,7%.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu tăng hệ số
K thì không chỉ tiền sử dụng đất ngoài hạn mức mà
người dân khi làm thủ tục liên quan đến nhà, đất sẽ
phải nộp thuế, phí nhiều hơn nên phản đối kế hoạch
điều chỉnh này.
PD 
TP.HCMsẽ có 44.000hộ bị ảnhhưởngbởi các dựán
Trong sáu năm tới, TP.HCM dự kiến thực hiện 527 dự
án chỉnh trang đô thị, kéo theo đó là khoảng 44.000 trường
hợp hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng vì các dự án này.
Cụ thể, trong tờ trình mới nhất của Sở Xây dựng
TP.HCM gửi UBND TP.HCM về kế hoạch phát triển nhà
ở phục vụ tái định cư (TĐC) cho các dự án chỉnh trang đô
thị, công ích trên địa bàn TP, Sở đưa ra dự báo về nhu cầu
trong hai giai đoạn: Từ nay đến năm 2020 và 2020-2025.
Theo đó, từ nay đến năm 2020, TP sẽ triển khai thực
hiện 301 dự án chỉnh trang đô thị, công ích với tổng số
hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng khoảng 19.100 trường
hợp. Trong đó có 187 dự án hạ tầng kỹ thuật, 74 dự án hạ
tầng xã hội, công trình công cộng và 40 dự án chỉnh trang
đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch.
Giai đoạn 2020-2025, TP tiếp tục triển khai 226 dự án
tương tự với tổng số hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng
khoảng 24.900 trường hợp. Sở Xây dựng cũng đưa ra dự
báo đến năm 2025 có khoảng 38% trong tổng số 44.000
hộ bị ảnh hưởng sẽ nhận tiền và tự lo nơi ở mới. 62% còn
lại cần hỗ trợ chính sách TĐC.
Để đáp ứng cho nhu cầu này, Sở đưa ra quan điểm thực
hiện là công tác TĐC phải được xem xét một cách toàn
diện, TP không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu
tư xây dựng mới nhà ở phục vụ TĐC, đẩy nhanh việc sử
dụng nguồn nhà ở, đất thuộc sở hữu nhà nước có sẵn để
giải quyết TĐC, tập trung phát triển nhà ở xã hội để phục
vụ cho các đối tượng có thu nhập thấp…
Từ nay đến năm 2025, TP sẽ tập trung phát triển nhà ở
xã hội với quy mô khoảng 20.000 căn để phục vụ cho các
đối tượng thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi các dự án kể trên.
Cùng lúc thúc đẩy phát triển nhà ở thương mại để các hộ
gia đình, cá nhân lựa chọn nhà ở phù hợp để TĐC…
Về mặt giải pháp, TP đề ra nhiệm vụ sử dụng hiệu quả
9.435 căn nhà và 2.488 nền đất ở do Nhà nước trực tiếp
quản lý có mục tiêu phục vụ TĐC mà chưa được bố trí sử
dụng trong thời gian qua.
PHAN CƯỜNG
Chung cư tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Ảnh: VIỆTHOA
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook