073-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứNăm4-4-2019
Ngân hàng sữa mẹ
quý giá cho hàng ngàn
trẻ sinh non
HOÀNG LAN
“M
ẹcó thểchỉ sinh ra
một embé nhưng
mẹ có thể làm
mẹ của nhiều em bé khác”,
tiếp nối ý nghĩa ngọt ngào
của ngân hàng (NH) sữa mẹ
đầu tiên ở TP Đà Nẵng, vào
ngày 10-4 tới đây, NH sữa
mẹ đầu tiên ở phía Nam sẽ
chính thức đi vào hoạt động
tại BV Từ Dũ (TP.HCM).
Con sinh non còn
thiếu sữa mẹ
Ngày 19-3 vừa qua, m sữa
đầu tiên được đưa vào vận
hành thử nghiệm tại NH sữa
mẹ đã đạt tiêu chuẩn vi sinh
sau thanh trùng. Đến nay, qua
hơn 10 ngày, NH đã vận động
được chín bàmẹ hiến tặng với
63 lít sữa được thanh trùng.
Trở dạ sinh con lúc thai
mới 27 tuần tuổi, chị Phạm
Thị Hồng (33 tuổi, ngụ Bình
Thuận) rất lo lắng khi con
chỉ nặng hơn 1,1 kg và phải
nhờ sự hỗ trợ của máy móc
ngay từ khi mới sinh. Hiểu
con cần nguồn sữa mẹ đầu
đời quý giá, chị Hồng kiên trì
hằng ngày tìm cách vắt sữa
cho con. Tuy nhiên, lượng
sữa chị vắt ra không thấm
tháp là bao.
Đó cũng là cảnh ngộ chung
của nhiều bà mẹ sinh con
thiếu tháng, nhẹ cân phải
được nuôi và điều trị bằng
dịch truyền tại khoa Sơ sinh,
BV Từ Dũ.
Mặc dù sinh con thiếu tháng
nhưng chị PhạmThịTuyền (24
tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) vẫn
đủ sữa cho con. Khi nghe đến
hoạt động của NH sữamẹ, chị
Tuyền đã không ngần ngại là
người đầu tiên tặng sữa cho
NH. Chị Tuyền chia s : “Tôi
may mắn không thiếu sữa mà
còn dư cho con, nhìn các mẹ
khổ sở vì thiếu sữa cho con,
tôi rất thấu hiểu. Ở đây được
ba tuần, tôi đã hiến được hơn
14 lít sữa cho NH”.
Sữamẹ tăng khả năng
sống còn
Theo BS CK2 Nguyễn
Thị Từ Anh, Trưởng khoa
Sơ sinh, BV Từ Dũ, sữa mẹ
không chỉ là dinh dưỡng đối
với tr sinh non mà còn là
sự sống còn của tr . Tại BV
Từ Dũ, hơn 70% bà mẹ đến
từ các tỉnh cho nên các mẹ
không có điều kiện ở lại gần
BV để gửi sữa cho con. Do
đó, đa phần các bé phải sử
dụng sữa công thức nên nhu
cầu sữa mẹ tại khoa Sơ sinh,
BV Từ Dũ rất lớn.
Với tr sinh non, sử dụng
sữa công thức, khả năng viêm
ruột hoại tử của tr tăng lên
rất nhiều lần. Nếu mắc bệnh
này tới mức độ phải can thiệp
phẫu thuật, khả
năng sống còn
của bé sẽ giảm
đi rất nhiều.
Thậm chí sau
khimổ, bé cũng
phải chịu nhiều
biến chứng vì
ruột đã bị cắt bỏ một đoạn
dài khiến tr kém hấp thu,
suy dinh dưỡng, mắc các biến
chứng về nhiễm trùng.
Ngoài ra, khi sử dụng sữa
mẹ cho tr sinh non, bé hấp
thu tốt hơn, giảm thời gian
nuôi dưỡng bằng dịch truyền,
giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
và sớm được xuất viện.
“Những bà mẹ hiến tặng
sữa sẽ được cho mượn máy
vắt sữa, túi bảo quản sữa,
nhiệt kế theo dõi nhiệt độ sữa
trong tủ lạnh, có dán nhãn
code tên người tặng và ngày
giờ vắt. Sau đó, sữa được rã
đông để thanh trùng nhằm loại
bỏ các tác nhân vi sinh học
như nấm, vi
khuẩn, virus,
bàotử…trong
khi vẫn đảm
b ả o d i n h
d ư ỡ n g v à
miễndịchcủa
sữamẹ.Trước
và sau bước thanh trùng, sữa
mẹ được xét nghiệm vi sinh,
nếu không đạt yêu cầu, m
sữa sẽ bị hủy bỏ” - BS Từ
Anh cho hay.
Mặc dù NH sữa mẹ hoạt
động trên tiêu chí phi lợi
nhuận, tuy nhiên theo BS Từ
Anh, để có nguồn sữamẹ hiến
tặng thanh trùng cần trải qua
nhiều công đoạn: xét nghiệm
máu, lưu trữ sữa, thanh trùng
sữa và phân phối. Mỗi công
đoạn cần có chi phí nhất định
để duy trì, do vậy gia đình
cần phải trả một khoản chi
phí để duy trì hoạt động của
NH sữa mẹ.
Hiện theo ThS hộ sinh Lê
Quỳnh Trang Đài - điều phối
viên NH sữa mẹ, BV tổ chức
khoảng 100 tình nguyện viên
là đoàn viên thanh niên, nhân
viên y tế của BV đến nhận
sữa tại nhà các bà mẹ, kiểm
tra việc thực hành về lưu trữ
sữa, kiểm tra sức khỏe các bà
mẹ có đáp ứng tiêu chí được
hiến sữa qua các bài test...
Nguồn hiến tặng sữa được
sàng lọc qua nhiều bước,
kể cả rà soát hồ sơ bệnh án
hoặc qua lấy mẫu máu xét
nghiệm.
Sau khi hoạt động ổn định,
BV kỳ vọng sẽ liên kết với
các BVkhác, cung cấp nguồn
sữa cho các bé sinh non đang
được chăm sóc, điều trị ở các
BV nhi, đồng thời cùng các
BV sản khoa trên địa bàn TP
để nhận và cung cấp sữa
. •
Sữa mẹ không chỉ
là dinh dưỡng đối
với trẻ sinh non mà
còn là sự sống còn
của trẻ.
Đây là ngân hàng sữamẹ đầu tiên ở phía Namđặt tại BVTừDũ.
Sữamẹ hiến tặng ngân hàng
sữa củamột bàmẹ. Ảnh: KD
Trung bình m i năm BV Từ Dũ tiếp nhận kho ng 6.000-
7.000 trẻ sinh non dư i 37 tuần tu i, đa phần là nhẹ cân cần
điều trị (dư i 1,5 kg). Nếu t nh c các BV s n khoa như BV
Từ Dũ, BV Hùng Vương và các cơ sở y tế khác tại TP.HCM, số
trẻ sinh non vào kho ng 18.000 trẻ m i năm.
TP.HCM: Khảo sát chất lượng
ngoại ngữ đầu ra học sinh lớp 9
(PL)- Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ban hành văn bản
khẩn về việc tổ chức khảo sát chất lượng ngoại ngữ
đầu ra học sinh lớp 9 THCS năm học 2018-2019.
Theo đó, đối tượng tham gia là 100% học sinh
lớp 9 tại các trường THCS công lập và ngoài công
lập TP. Nội dung là kiến thức các môn ngoại ngữ
bao gồm: tiếng Anh, tiếng Pháp (riêng tiếng Đức và
tiếng Nhật khảo sát bằng tiếng Anh).
Mỗi học sinh lớp 9 sẽ làm một bài trắc nghiệm
khách quan gồm 50 câu, trong đó có 10 câu kỹ
năng nghe hiểu. Các em sẽ thực hiện bài khảo sát
trực tuyến trong thời lượng 45 phút. Kỳ khảo sát sẽ
diễn ra từ ngày 16 đến 17-4 tại các trường THCS
trên địa bàn TP.
Theo Sở GD&ĐT, kỳ khảo sát này nhằm mục
đích đánh giá chất lượng dạy học các môn ngoại ngữ
trong nhà trường phổ thông. Qua đó các cơ quan
quản lý giáo dục sẽ có sự định hướng và rút kinh
nghiệm trong việc tổ chức dạy-học ngoại ngữ trong
thời gian tới.
NGUYỄN QUYÊN
Bé sơ sinh bị bỏ trong túi du lịch
để trước nhà dân
(PL)- Chiều 3-4, bác sĩ (BS) Nguyễn Phúc Long,
Phó Giám đốc BV đa khoa Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh),
cho biết các y, BS nơi đây đang chăm sóc một bé
trai sơ sinh bị mẹ bỏ rơi.
Trước đó, khoảng 21 giờ đêm 2-4, bà Phan Thị
Phương (trú tổ dân phố 12, thị trấn Cẩm Xuyên,
huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nghe tiếng tr khóc
trước nhà. Bà Phương ra kiểm tra thấy có chiếc túi
du lịch để trước nhà, trong túi là một bé trai sơ sinh
cùng một ít quần áo sơ sinh, bỉm, một hộp sữa.
Bà Phương đã báo sự việc đến Công an thị trấn
Cẩm Xuyên. Công an đã đến hiện trường lập biên
bản sự việc, đưa cháu bé đến BV đa khoa huyện
Cẩm Xuyên để kiểm tra sức khỏe, chăm sóc. Bé trai
khoảng 3-4 ngày tuổi, trọng lượng 3,5 kg, khỏe mạnh.
Trong ngày 3-4 có nhiều gia đình đến xin nhận
cháu bé về làm con nuôi. Tuy nhiên, theo thủ tục,
chính quyền địa phương phải thông báo ai là cha,
mẹ, người thân của cháu đến làm thủ tục nhận lại
cháu trước. Trong trường hợp không có người thân
đến nhận, chính quyền địa phương mới giải quyết
thủ tục con nuôi hoặc đưa tr đến trại tr SOS.
N.ANH
Nữ sinh Quảng Bình tự sinh em bé
rồi bỏ lại trong nhà vệ sinh
(PL)- Ngày 3-4, thông tin từ BV hữu nghị Việt
Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết BV
đang theo dõi sức khỏe một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi
trong nhà vệ sinh.
Trước đó, ngày 30-3, các cô giáo Trường Phổ
thông dân tộc nội trú Quảng Bình phát hiện có tiếng
tr khóc trong nhà vệ sinh nên vào kiểm tra thì phát
hiện một bé trai sơ sinh.
Bé sơ sinh được đưa đến BV ngay sau đó trong
tình trạng nguy kịch. Sau ba ngày chăm sóc, hiện
sức khỏe của bé tạm ổn định nhưng vẫn đang được
theo dõi đặc biệt. Được biết mẹ cháu bé là một nữ
sinh 17 tuổi, người dân tộc thiểu số, đang học ở
Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Nữ sinh này
mang bầu và tự sinh con một mình trong ký túc xá
rồi bỏ bé vào nhà vệ sinh.
NGUYỄN DO
1 người dân Tây Ninh nhập viện
vì điện thoại phát nổ
(PL)- Bệnh nhân tên NTT, 29 tuổi, ngụ Suối Dây,
huyện Tân Châu, Tây Ninh. Anh nhập viện vào
chiều 2-4 với tình trạng khá nghiêm trọng: Dập nát
bàn tay phải, đốt ba ngón trỏ bị đứt lìa. Bệnh nhân
có nhiều vết thương trên mặt, ngực và cổ.
Chiếc điện thoại phát nổ của NTT được mua
không rõ nguồn gốc. Đây không phải là trường hợp
gặp tai nạn đầu tiên do điện thoại phát nổ.
HỒNG MINH
Ngânhàng sữamẹ tại BVTừDũ.
Ảnh: KD
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook