073-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm4-4-2019
Chủ tọa phiên tòa
phúc thẩm cho rằng
tòa chỉ phân chia tài
sản chứ không tuyên
cụ bà 107 tuổi ở với
ai, trái với những gì
nêu trong bản án.
TRẦNVŨ
N
gày 3-4, ông Dương Công Lập,
Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu,
đã ủy quyền, phân công thẩm
phán Nguyễn Lệ Kiều trả lời
Pháp
Luật TP.HCM
xung quanh vụ án cụ
bà 107 tuổi kiện con. Thẩm phán Kiều
cũng chính là chủ tọa xét xử phúc thẩm
vụ án trên, người ký ban hành Bản
án 93/2018/DS-PT ngày 12-10-2018
(gọi tắt là Bản án 93).
“Tòa không tuyên cụ Tài ở
với ai”
.
Phóng viên
:
Thưa bà, VKSND
tỉnh Bạc Liêu cho rằng Bản án 93
của TAND tỉnh là “không phù hợp
với quy định pháp luật và đạo đức xã
hội”. Bởi lẽ bản án này vô hình trung
đã tước đi quyền được lựa chọn ở với
người con nào và quyền tặng cho tài
sản của cụ Nguyễn Thị Tài. Bà nghĩ
sao về điều này?
+ Thẩm phán
Nguyễn Lệ Kiều
:
Trước hết tôi khẳng định vụ án này là
vụ án phân chia tài sản. HĐXXchỉ phân
chia tài sản, không xem xét, quyết định
gì liên quan đến việc cụ Tài ở với ai.
HĐXX cũng không tước quyền định
đoạt tài sản của cụ Tài. Tài sản của cụ
vẫn còn đó và cụ còn đủ các quyền về
tài sản theo luật định. Còn việc các cá
nhân, tổ chức hiểu như vậy là việc của
họ, tôi không bình luận.
Về quan điểm xét xử vụ án này, tôi
khẳng định là HĐXX đã xem xét thấu
đáo, toàn diện mọi mặt, mọi chứng
cứ. Phần đất đã được định giá và chia
làm ba phần cho ba người, mỗi người
91,5 triệu đồng. Phần căn nhà do bà
Lan xây dựng nên bà được hưởng.
Tòa sơ thẩm đã tuyên vậy. Tòa phúc
thẩm chỉ sửa án là bà Lan nhận tiền,
còn bà Hồng và cụ Tài nhận hiện vật.
Việc tuyên vậy là do HĐXX đã cân
nhắc bà Hồng đang không có chỗ ở
nào khác, còn bà Lan thì các chứng cứ
cho thấy đã có nhà, đất khác ở Đông
Hải, Bạc Liêu.
Cũng nói thêm là bà Lan và bà Hồng
đều là con của cụ Tài, cùng ở chung
với cụ Tài tại căn nhà này từ nhỏ đến
giờ. Bà Lan đang có nhà, còn bà Hồng
thì không. Từ đó HĐXX tuyên vậy,
tôi khẳng định là phù hợp, đúng đắn.
.
Theo đơn kêu cứu của cụ Tài, với
phán quyết của Bản án 93, cụ không
thể thực hiện ý chí tặng phần tài sản
1/3 cái nền nhà của mình cho người
con gái tên Lan. Án tuyên 2/3 nền nhà
và căn nhà thuộc về bà Hồng, bị đơn;
cụ Tài 1/3 nền nhà. Thẩm phán thấy
cụ Tài có thể đăng ký quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu nhà ở theo quy
định được không? Cụ Tài có thể cho
bà Lan được không, bằng cách nào,
quy trình như thế nào?
+Việc cụ Tài muốn tặng cho ai phần
tài sản đó không thuộc nội dung xét
xử của vụ án, HĐXX không có xem
xét. Còn về cách cho, quy trình, thủ
tục như thế nào thì tôi không có trách
nhiệm giải thích. Cụ Tài là người cao
tuổi có các ưu đãi nhất định, cụ có thể
nhờ tư vấn pháp luật miễn phí ở bộ
phận tư vấn pháp luật của Sở Tư pháp.
.
Thưa thẩm phán, trong Bản án 93,
tôi không thấy đề cập đến các căn cứ
pháp luật riêng, cụ thể đã áp dụng để
xét xử vụ án này, tòa chỉ căn cứ vào
BLTTDS và các quy định về án phí để
tuyên xử. Tại sao vậy?
+ Đó là do lỗi kỹ thuật trong quá
trình viết ban hành bản án.
Án ghi rất rõ: Cụ Tài ở với
bà Hồng
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản
ánh, cụ Tài và 13 người con, cháu
kiện người con còn lại là bà Hàng Thị
Hồng để chia tài sản. Nguyên đơn yêu
cầu chia cho người con tên Lan 1/3,
cụ Tài 1/3 và bà Hồng 1/3; bà Lan trả
tiền trị giá 1/3 tài sản (nhà, đất) cho
bà Hồng rồi ở lại căn nhà này chăm
sóc, phụng dưỡng cụ Tài.
Xử sơ thẩm, TAND thị xã Giá Rai
tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn. Tuy nhiên, TAND tỉnh Bạc Liêu
tuyên sửa theo hướng gần như ngược
lại. Đó là bà Hồng được sở hữu và
ở lại căn nhà, bà Lan phải ra đi sau
khi nhận phần di sản bằng tiền (1/3
giá trị di sản). Bà Hồng được tuyên
có quyền xác lập chủ quyền nhà, đất
chung với cụ Tài.
Bà thẩm phán Nguyễn Lệ Kiều cho
rằng tòa chỉ tuyên phân chia tài sản
chứ không tuyên cụ Tài ở với ai. Thế
nhưng trong Bản án 93 nói trên, tòa
nêu rõ: “Để đảm bảo cho gia đình bà
Hồng có nơi ở và sinh sống ổn định
cần tiếp tục cho bà Hồng và cụ Tài ở
lại căn nhà số 50 đường 30-4… đồng
thời có trách nhiệm chăm sóc và nuôi
dưỡng cụ Nguyễn Thị Tài…”.
Chính vì vậy, trong báo cáo đề nghị
cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm,
VKSND tỉnh Bạc Liêu cho rằng: “Cụ
Tài và bà Hồng có mâu thuẫn trong
cuộc sống hằng ngày, cụ Tài không
thể ở chung với bà Hồng được nên
khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung;
quyền lợi của cụ Tài và bà Hồng là đối
lập nhau. Bản án tuyên bị đơn có trách
nhiệm chăm sóc nguyên đơn là trái với
ý chí của cụTài, không phù hợp với quy
định của pháp luật và đạo đức xã hội”.•
VỤ CỤ BÀ 107 TUỔI Ở BẠC LIÊU KIỆN CON
Lý giải bất nhất của
chủ tọa phúc thẩm
Cụ bàNguyễn Thị Tài mongmuốn ở với bà Lan chứ khôngmuốn ở với bàHồng.
Ảnh: CHÍ HẠO
Bản án phúc thẩm tuyên bị
đơn có trách nhiệm chăm
sóc nguyên đơn là trái với ý
chí của cụ Tài, không phù
hợp với quy định của pháp
luật và đạo đức xã hội.
Không thể tặng cho 1/3 nền nhà
Quyết định 26/2018 của UBND tỉnh Bạc Liêu (quy định về diện tích đất tối
thiểu khi tách thửa trên địa bàn tỉnh này) nêu rõ: Đối với đất ở thuộc phường,
thị trấn “Trường hợp thửa đất đơn lẻ, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và
thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 50 m
2
, với chiều sâu và bề
rộng thửa đất, được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 5 m
2
”.
Trong khi cụTài đượcTAND tỉnh Bạc Liêu tuyên nhận bằng hiện vật, tức đất đai,
số đất có diện tích là 1/3 của nền nhà 91,5 m
2
. Nền đất này có chiều ngang 4,4 m
và dài 20m.Vậy làmthế nàođể cụTài tách thửa, tặng cho 1/3 nềnnhà chobà Lan?
Nạnxâm
hại tình
dục:
Vậndụng luật
sao chođúng?
Trước đó, nhiều vụ quấy rối tình dục từng gây
bức xúc, căm phẫn trong dư luận nhưng cuối cùng
chỉ bị phạt hành chính 200.000 đồng - một mức
phạt ngang bằng với việc ngồi trên ô tô đang chạy
mà quên thắt dây an toàn! Đó là vụ người đàn
ông ép hôn nữ sinh trong thang máy ở quận Thanh
Xuân, Hà Nội; vụ một chuyên viên ôm hôn, sờ
soạng, cắn môi đồng nghiệp ở huyện Triệu Phong,
Quảng Trị… và nhiều vụ khác nữa.
Sở dĩ cơ quan chức năng áp dụng mức phạt “gãi
ngứa” bất tương xứng với hành vi vi phạm là vì
pháp luật hiện hành không cho phép làm khác. Lý
do: Chưa có quy định với chế tài tương xứng với
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội này. Điều đáng
nói nữa là ngay cả điều luật đem ra áp dụng để
xử phạt nhẹ hều này cũng không hoàn toàn chuẩn
xác
.
Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định
167/2013 quy định người nào “có cử chỉ, lời nói
thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của người khác thì bị xử phạt 100.000-
300.000 đồng”. Trong khi đó, việc sờ mó, sàm sỡ,
hôn hít trái ý muốn người khác là hành động chứ
không phải là “cử chỉ, lời nói thô bạo”.
Với những vụ quấy rối tình dục vừa nêu xét cho
cùng vẫn còn ở mức độ nhẹ, chỉ cần sửa quy định về
xử phạt hành chính (mô tả hành vi tương thích) với
mức phạt thật nặng kèm biện pháp khắc phục hậu quả
như xin lỗi công khai… là cũng đủ sức răn đe. Còn
với hành vi xâm hại, tấn công tình dục trẻ em, nhất là
các bé gái, thì lại khác.
Trở lại với vụ cựu viện phó sàm sỡ, hôn hít bé gái,
có lẽ không ai chấp nhận ông này cuối cùng chỉ bị
xử phạt hành chính với số tiền 200.000 đồng. Trên
mạng xã hội, ai cũng bày tỏ mong muốn ông ta phải
bị xử hình sự, phải bị xem xét, khởi tố tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi và bị phạt tù thật nặng. Vụ
việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra, nếu
chứng minh được hành vi của ông ta cấu thành tội thì
sự việc không có gì để nói. Nhưng nhiều người vẫn
đang lo ngại một khả năng khác có thể xảy ra: Không
thể ghép tội được ông ta. Vì sao?
Thực tiễn xử lý tội dâm ô với người dưới 16 tuổi
cho thấy có một cách hiểu và vận dụng điều luật khá
cứng nhắc: Chỉ khi nào chứng minh được một người
có hành vi hôn hít, sờ mó vào bộ phận sinh dục của
nạn nhân thì mới xử được người đó về tội này. Còn
đụng chạm các bộ phận khác trên cơ thể nạn nhân
thì không cấu thành tội. Lục lọi lại mới thấy các văn
bản hướng dẫn áp dụng tội này hiện rất tản mác, nội
dung khá chung chung, không rõ ràng, rành mạch,
chẳng hạn chỉ nêu hành vi tác động vào “bộ phận
kích thích tình dục”; “đụng chạm vào những bộ
phận nhạy cảm của trẻ em”.... Chính vì vậy, dư luận
và nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng cần phải
có hướng dẫn mới phù hợp hơn, theo hướng không
khuôn hẹp ở hành vi sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục
của trẻ mà chỉ cần sờ soạng, hôn hít, chạm vào thân
thể nạn nhân với mục đích thỏa mãn tính dục là có
thể xử lý về tội này.
Và đây cũng chính là cái “nợ” của các cơ quan
hữu quan, trong đó có Hội đồng Thẩm phán TAND
Tối cao - cơ quan được đích thân Quốc hội giao
phó việc này.
Xã hội càng phát triển thì càng sản sinh ra
những hệ lụy, trong đó có vấn nạn xâm hại tình
dục, nhất là đối với trẻ em. Ngày càng có nhiều
vụ tấn công tình dục, xâm hại trẻ em xảy ra nhưng
có khá nhiều vụ chúng ta lại bất lực, không thể sờ
gáy bọn biến thái, bệnh hoạn được. Tất cả chỉ vì
cách hiểu và áp dụng pháp luật chưa thống nhất,
chưa bắt kịp thực tiễn cuộc sống.
Nếu điều ấy chậm được khắc phục thì không lạ gì
chuyện bọn biến thái, bệnh hoạn lộng hành, đe dọa
cuộc sống an toàn của trẻ cứ tiếp tục nhởn nhơ ngoài
vòng pháp luật.
NGÔ THÁI BÌNH
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook