215-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm19-9-2019
Tiền Việt tăng giá hiếm thấy:
Kẻ cười, người khóc
PHƯƠNGMINH
N
hiều doanh nghiệp
(DN) Việt Nam (VN)
đang hưởng lợi từ sự
lên giá của tiền đồng. Nhưng
theo các chuyên gia, việc tiền
đồng quá mạnh cũng không
phải là điều tốt cho nền kinh
tế lẫn nhiều DN Việt trong
bối cảnh hiện nay.
DN nhập khẩu
hưởng lợi
Trong một báo cáo gần
đây, Công ty Chứng khoán
Rồng Việt nhận định sự ổn
định tiền đồngVN là hiếm có
trong khu vực Đông Nam Á.
Tiền đồng và tiền baht Thái là
hai đồng tiền duy nhất đứng
yên và tăng giá so với USD
trong bối cảnh đồng nhân dân
tệ của Trung Quốc giảm liên
tục, chạmgần ngưỡng 7,2mới
đổi được 1 USD.
Tương tự, Công ty Chứng
khoán SSI cũng cho biết việc
tiền đồng giữ giá khá ổn định
với USD trong thời gian vừa
qua đã khiến tiền đồng tăng
giá so với khá nhiều đồng
tiền khác.
Trên thực tế, hiện tượng
này rất hiếm khi xảy ra
bởi VN nhập siêu rất lớn
với Trung Quốc nên thông
thường tỉ giá đồng VN với
USD sẽ phải chịu áp lực rất
lớn khi nhân dân tệ mất giá
so với USD.
Nhiều DN đã cảm nhận
rất rõ về điều này khi nhìn
thấy các khoản lợi nhuận
tăng vọt nhờ chênh lệch lãi
tỉ giá. Chị Nguyễn Phượng,
giám đốc tài chính một công
ty mỹ phẩm chuyên nhập
hàng từ Hàn Quốc, cho biết
gần hai tháng nay do các lô
hàng nhập khẩu thanh toán
bằng đồng won của Hàn
Quốc nên giá ngày càng
rẻ. Nguyên nhân tiền đồng
VN lên giá so với đồng won
Hàn Quốc.
“Nếu đầu tháng 7, 1 won
đổi 19,39 đồng thì đến đầu
tháng 9, 1 won chỉ đổi được
18,34 đồng. Nghĩa là trong
hai tháng qua, tiền đồng
lên giá hơn 5% so với đồng
won. Do đó, giá hàng nhập
về cũng rẻ tương đương nếu
chỉ nhìn vào tỉ giá” - chị
Phượng cho biết.
Kết quả kinh doanh tại
hãng hàng không Vietnam
Airlines cũng thể hiện rõ sự
tăng giá của tiền đồng lên
DN Việt. Theo báo cáo tài
chính sáu tháng đầu năm
nay, lỗ chênh lệch tỉ giá của
VietnamAirlines hơn 180 tỉ
đồng. Con số này giảm gần
một nửa so với cùng kỳ năm
trước là 370 tỉ đồng.
Tương tự, cũng nhờ tiền
đồng tăng giá nên Tập đoàn
Xăng dầu VN (PLX) ít lỗ tỉ
Có nhiều yếu tố
thuận lợi sẽ góp
phần ổn định tỉ giá
trong thời gian tới,
trong đó có thể kể
đến việc dự trữ ngoại
hối đang ở mức cao
nhất từ trước đến
nay, ước tính khoảng
70 tỉ USD.
Gà nội lao đao vì gà ngoại nhập tràn vào
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội
Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, cho biết: Hiện nay
giá gà hơi đã giảm một nửa, có loại chỉ còn 12.000-
13.000 đồng/kg. Riêng gà tam hoàng giá bán 32.000-
33.000 đồng/kg. Thông thường gà bán ra thị trường
nặng trung bình khoảng 2,5 kg/con nhưng nay do đầu
ra khó khăn nên gà 3-4 kg mới xuất chuồng khiến giá
bán càng thấp.
Nguyên nhân giá gà giảm mạnh là do lượng gà nhập
khẩu về tăng, giá rẻ. Mặt khác, dịch tả heo châu Phi khiến
nhiều người chăn nuôi heo đã chuyển sang nuôi gà khiến
cho nguồn cung gia cầm tăng.
Theo ông Ngọc, riêng tại khu vực Đông Nam bộ, mỗi
tuần xuất chuồng khoảng 2,5 triệu con gà. Với giá gà
hơi giảm xuống một nửa như vậy, trung bình mỗi con gà
nặng 2,5 kg người chăn nuôi lỗ 25.000 đồng. Tính ra mỗi
tuần người chăn nuôi gia cầm khu vực Đông Nam bộ lỗ
khoảng 62,5 tỉ đồng. “Nếu giá gà hơi vẫn tiếp tục ở mức
này từ nay đến cuối năm thì chắc chắn những hộ chăn
nuôi không đủ vốn mạnh sẽ phải đóng chuồng” - ông
Ngọc lo lắng.
TÚ UYÊN
Đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép
cán nóng
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định sửa
đổi, bổ sung Nghị định 125/2017. Trong đó Bộ Tài
chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu ưu đãi thông
thường (MFN) đối với thép cuộn cán nóng. “Với những
góp ý của các bộ và doanh nghiệp, ban soạn thảo đã
thống nhất đưa phương án tăng thuế trên ra khỏi dự
thảo nghị định mới nhất chuẩn bị trình Chính phủ” - Bộ
Tài chính cho biết.
Trong dự thảo trước đó, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng
thuế MFN đối với các mặt hàng thép cuộn cán nóng
thuộc nhóm 72.08 từ 0% lên 5%. Tuy nhiên, Hiệp hội
Thép Việt Nam (VSA) lập tức có văn bản kiến nghị Bộ
Tài chính không điều chỉnh tăng thuế suất MFN đối với
sản phẩm này. VSA cho rằng nếu thuế nhập khẩu tăng
lên sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôn
mạ Việt Nam.
“Nếu tăng thuế thêm 5% thì giá nguyên liệu trung bình
tại Việt Nam cao hơn giá thế giới 8%-9%, giá thành phẩm
cũng tăng tương ứng” - VSA nêu quan điểm.
TRÀ PHƯƠNG
giá hơn. Tập đoàn này chỉ lỗ
tỉ giá 4,1 tỉ đồng tính đến hết
quý II-2019. Trong khi đó
cùng kỳ năm ngoái, khoản lỗ
tỉ giá lên đến gần 72 tỉ đồng,
một con số chênh lệch rất
lớn. Nói cách khác, nhờ sự
ổn định tiền đồng đã “cứu”
được tập đoàn này đối diện
với các khoản lỗ lớn.
Công ty Nhiệt điện Phả Lại
(PPC) cũng phải cám ơn sức
mạnh của tiền đồng khi lũy
kế sáu tháng đầu năm nay
chỉ đối diện lỗ tỉ giá là 16
tỉ đồng, trong khi cùng kỳ
lỗ lên đến 28 tỉ đồng.
Lo hàng xuất khẩu
khó cạnh tranh
Theo các chuyên gia,
những DN nhập khẩu hàng
hóa, nguyên vật liệu sẽ có
lợi khi tiền đồng mạnh lên
so với các đồng tiền thanh
toán khác. Ngược lại, DN
xuất khẩu lại chịu thiệt, hàng
hóa VN sẽ kém cạnh tranh
do giá cả đắt đỏ hơn so với
hàng hóa các nước có bệ đỡ
tiền có giá thấp hơn.
TS Phạm Sỹ Thành, Viện
Nghiên cứu kinh tế và chính
sách (VERP), cho hay quan
sát cả tỉ giá thực và biến động
tỉ giá gần đây cho thấy đồng
VN đang đắt lên trong bối
cảnh các đồng tiền có hàng
hóa cạnh tranh với VN như
đồng nhân dân tệTrungQuốc,
đồng baht Thái và đồng tiền
Malaysia đều mất giá 2% so
với USD từ đầu năm đến nay.
“Rõ ràng đây là chỉ dấu
khá tiêu cực cho ngành hàng
xuất khẩu của VN. Vì yếu
tố giá cả vốn đem lại lợi
thế nhiều cho những ngành
hàng công nghệ thấp và thâm
dụng lao động của VN hiện
nay” - ông Thành nói.
Công ty Chứng khoán KB
VNcũng cho hay khi đo lường
giá trị của đồng tiền Việt với
rổ tám đồng tiền tham chiếu
theo cơ chế tỉ giá trung tâm
đều đang tăng khámạnh. Điều
này phản ánhVND đang tăng
giá tương đối so với rổ tiền tệ.
“Xét về tổng thể, việc tăng
giá của VND so với rổ tiền
tệ có thể gây bất lợi cho hoạt
động xuất khẩu của VN và
tạo tâm lý kỳ vọng phá giá
từ thị trường” - đơn vị trên
nhận định.
Ông PhạmHải Long, Tổng
giám đốc Công ty Agrex
Saigon, chuyên về xuất khẩu
thực phẩm đông lạnh, đánh
giá do một số chính sách vĩ
mô bắt buộc để tránh Mỹ
cáo buộc VN thao túng tiền
tệ nên ngân hàng thận trọng
trong chính sách tiền tệ và
làm tiền đồng tăng giá trở lại.
Nếu xét về góc độ quy mô
thì xuất khẩu thu về USD sẽ
không còn lợi về tỉ giá. Song
về lâu dài nó góp phần vào
sự ổn định tỉ giá USD/VND
nênVNDkhó tăngmạnh. “Ổn
định tỉ giá là mong muốn của
nhà xuất nhập khẩu” - ông
Long bày tỏ.•
Tiền đồng Việt Nammạnh lên khiến nhiều người được hưởng lợi và cũng không ít người phải lo.
Các DN xuất khẩu hàng hóa khóc ròng vì tính cạnh tranh kémdo đồng tiền VNmạnh lên
(ảnh lớn)
.
VND làmột trong những đồng tiền hiếmhoi ổn định so với USD
(ảnh nhỏ)
. Ảnh: MP
Công ty Chứng khoán VNDirect nhận
định: “Sự leo thang của chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung sẽ gia tăng áp lực lên đồng
nhân dân tệ. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ
cần nỗ lực nhiều hơn để làm giảm giá tiền
đồng vì đồng nội tệ mạnh có thể làm mất
khả năng cạnh tranh xuất khẩu trong giai
đoạn hiện nay”.
Còn theo bộ phận phân tích của Công
ty Chứng khoán SSI, dù làn sóng hạ lãi
suất lan rộng, Ngân hàng Nhà nước vẫn
điều hành chính sách tiền tệ theo hướng
thận trọng với mục tiêu ưu tiên là ổn
định vĩ mô (lạm phát, tỉ giá…). Đến nay,
cơ quan này đã điều hành khá thành
công biến số này.
Có nhiều yếu tố thuận lợi sẽ góp phần
ổn định tỉ giá trong thời gian tới, trong đó
có thể kể đến việc dự trữ ngoại hối đang
ở mức cao nhất từ trước đến nay, ước tính
khoảng 70 tỉ USD. Ngoài ra, cán cân thương
mại và dòng vốn đầu tư nước ngoài đang
diễn biến thuận lợi.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng phân
tích rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới
hiện nay, chính sách tiền tệ không thể cứng
nhắc và găm giữ mãi ở mức tỉ giá trước đó
được coi là hiệu quả với nền kinh tế mà cần
có biên độ linh hoạt hơn, hài hòa hơn với
nhịp tăng giảm của toàn cầu.
Dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook