215-2019 - page 14

14
TRÚCPHƯƠNG
T
rước nhiều vụ việc xâm
hại trẻ em vừa qua,
Pháp
Luật TP.HCM
đã nhận
được nhiều câu hỏi của bạn
đọc liên quan đến các kỹ năng
cần thiết giúp trẻ tự bảo vệ
và thoát khỏi các tình huống
xâm hại.
Dướiđâylàmộtsốtìnhhuống
điển hình mà các em hay gặp,
được các phụ huynh đưa ra.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
đã
có cuộc trao đổi với ông Lê
Thế Nhân, Giám đốc Trung
tâm Phát triển cộng đồng và
Công tác xã hội, để giải đáp
những câu hỏi trên.
Dạy trẻ hét lớn, chạy
khỏi nơi nguy hiểm
. Gần đây con tôi nói mỗi
khi đi công viên chơi thường
bị bác bảo vệ nói quần áo
của con tôi bị bẩn và kêu
con cởi quần áo ra để bác
giũ bụi đất. Khi cởi quần áo
cho con tôi, bác bảo vệ đã sờ
vào các bộ phận nhạy cảm
của con. Trước tình huống
này, tôi nên dạy con những
kỹ năng gì?
+Ông
LêThếNhân
: Trong
tình huống này, phụ huynh
nên hướng dẫn trẻ hét thật
lớn với nội dung có thể là:
“Bác không được cởi quần
cháu!”, “Bác không được sờ
vào… của cháu”… để được
mọi người xung quanh giúp
đỡ. Đồng thời, trẻ nên chạy
khỏi nơi người thực hiện hành
vi nguy hiểm hoặc tìm người
giúp đỡ.
Riêng phụ huynh không
chỉ hướng dẫn cho con các
kỹ năng cần
thiết để thoát
khỏi hành vi
xâmhạimàbản
thân cũng cần
hành động kịp
thời như theo
dõi hoạt động
của con trong
những lần đến
công viên này.
Qua đó có thể
thu thập bằng chứng, ngăn
chặn và tố giác hành vi xâm
hại tới cơ quan công an.
.
Con gái tôi 14 tuổi, thường
xuyên theo dõi các diễn đàn
trên mạng, gần đây tôi thấy
con trò truyện bằng Viber với
một người đàn ông. Mỗi lần
nói chuyện, người này thường
kêu con tôi mặc trang phục hở
hang, rủ đi vũ
trường… Tôi
có ngăn cản,
quảnlýviệccon
sử dụng điện
thoại, vi tính
nhưng càng
cấm con tôi
càng lén liên
hệ với người
đó. Tôi phải
làm sao?
+ Điều đầu tiên cha mẹ
nên làm là tâm sự với con để
hiểu mối quan hệ giữa con
với người đàn ông đó. Cùng
con thảo luận về những lợi
ích và nguy cơ khi liên hệ
với người này.
Phụ huynh cần thực sự
kiên nhẫn, lắng nghe để
con chủ động đồng ý cho
tiếp cận các nội dung trò
chuyện trên mạng. Từ đó
cùng quyết định với con là
nên ứng xử như thế nào với
mối quan hệ đó.
Khi có các bằng chứng xác
thực rằng người đàn ông kia
đã có hành vi khiêu dâm, dụ
dỗ/xâm hại thì hãy tố cáo
ngay đến cơ quan công an.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng
có thể yêu cầu các nhà mạng
cung cấp dịch vụ cài đặt chế
độ trẻ em cho các thiết bị truy
cập Internet ở nhà.
Lắng nghe, thấu hiểu, tôn
trọng và cùng con quyết định
Lắng nghe, thấu
hiểu, tôn trọng và
cùng con quyết định
sẽ là điều cha mẹ
nên làm thay cho
việc cấm đoán, suy
đoán, chỉ trích hay
định kiến, áp đặt.
Cách cha mẹ giúp con tránh
bị xâm hại
Chamẹ cần quan tâm, hướng dẫn trẻ những kỹ năng để thoát khỏi hành vi xâmhại.
Ba điều phụ huynh không nên làm
khi con bị xâm hại
- Lo sợ, xấu hổ để rồi im lặng, che giấu sự việc.
- Chỉ trích, đổ lỗi, cô lập trẻ.
- Đưa thông tin vụ việc với đầy đủ hình ảnh, thông tin cá
nhân, tình huống bị xâm hại lên các phương tiện truyền
thông, mạng xã hội để bảo vệ quyền riêng tư của trẻ.
Một buổi tập huấn của Trung tâmPhát triển cộng đồng và Công tác xã hội về phòng, chống xâmhại
trẻ em. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Quyền lợi của người tham gia
BHYT năm năm liền
Có quyền được đặt tên con theo họ mẹ?
sẽ là điều chamẹ nên làm thay
cho việc cấm đoán, suy đoán,
chỉ trích hay định kiến, áp đặt.
Bị xâmhại không phải
lỗi của trẻ
. Con gái tôi 15 tuổi, hằng
ngày con gái tôi đi xe buýt đến
trường. Gần đây, trên xe buýt
con tôi bị một người lạ sờ vào
các bộ phận nhạy cảm nhưng
sợ xấu hổ nên không dám kêu
cứu và không dám đi xe buýt
hoặc là đến những nơi có đám
đông nữa. Tôi phải làm sao
để cháu tự tin trở lại?
+
Cha mẹ, người lớn cần
phải nói với trẻ rằng việc bị
một ai đó xâm phạm thân thể,
xâm hại mình không bao giờ
là lỗi củamình. Người có hành
vi xâmphạm, xâmhại đómới
là người đáng xấu hổ. Như
trong trường hợp trên, người
lớn cũng dạy cháu phải hét
lớn, tìm sự giúp đỡ và tránh
xa người đó.
Tiếp đến là nhờ mọi người
nhường đường để tiến lên đầu
xe buýt, gần hơn với tài xế và
người soát vé, những người
có trách nhiệm trên xe.
. Mỗi khi chỉ bài cho con
tôi, thầy giáo của con gái
tôi thường áp sát mặt mình
lên má con tôi, tay sờ vào
vai, lưng, mông. Con tôi
rất sợ mỗi khi thầy làm như
vậy nhưng không dám phản
ứng. Cách nào để con tôi
tránh được hành vi này của
người thầy?
+ Sợ hãi là một tâm lý
thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc
biệt là khi có sự mất cân bằng
về vị trí, quyền lực. Cho nên
việc con bạn quyết định không
gây chú ý để tìm người giúp
đỡ, ngăn chặn hành vi của
thầy giáo thì càng làm cho
tình trạng tiếp tục duy trì.
Trẻ nên ứng xử bằng cách
nói lớn rằng: “Thầy làm con
nhột!”, “Thầy đừng nhéo con,
đau quá!”...
Một mẫu câu gây chú ý
mà phụ huynh có thể dạy
cho trẻ như sau: Người cụ
thể + “không có quyền” +
hành vi cụ thể + tôi/con/em.
Trong tình huống trên tại lớp
học, trẻ có thể nói lớn lên là
“Thầy không có quyền sờ vào
mông con!”.•
Cơ quan trả lời
Tôi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT)
từ năm 2012. Những năm về sau tôi vẫn
tiếp tục tham gia và đến cuối năm 2016
tôi đã tham gia đủ năm năm liên tục.
Vừa rồi, khi tôi đăng ký tiếp tục tại một
nơi khám chữa bệnh khác trước đây thì
trên thẻ ghi “Thời điểm đủ năm năm liên
tục: Từ ngày 1-8-2020”.
Cho tôi hỏi người tham gia BHYT năm
năm liên tục được hưởng những quyền
lợi như thế nào? Nếu cơ quan cấp thẻ
ghi sai thời điểm đủ năm năm liên tục
của tôi, nay tôi muốn điều chỉnh lại theo
đúng với thực tế thì tôi phải đến đâu
thực hiện?
Thanh Minh
, quận Gò Vấp, TP.HCM
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời:
Theo Nghị định số 146/2018 quy định chi
tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một
số điều của Luật BHYT quy định:
Người bệnh mang chứng từ đến cơ
quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT
để được cấp phiếu miễn đồng chi trả và
được hưởng 100% chi phí khám chữa
bệnh BHYT cho các lần khám chữa bệnh
tiếp theo trong năm đó (áp dụng đối với
trường hợp đi khám chữa bệnh đúng
tuyến) nếu có đủ hai điều kiện sau:
- Khi người tham gia BHYT đã có thời
gian tham gia BHYT năm năm liên tục
trở lên (tính từ thời điểm người đó tham
gia BHYT đến thời điểm đi khám bệnh,
chữa bệnh);
- Có số tiền cùng chi trả chi phí khám
chữa bệnh trong năm tài chính lớn hơn
sáu tháng lương cơ sở (lương cơ sở
hiện nay là 1.490.000 đồng x 6 tháng =
8.940.000 đồng).
Thời gian tham gia BHYT liên tục là
thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần
sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián
đoạn tối đa không quá ba tháng.
Trường hợp thẻ BHYT của người tham
gia bị in sai thời gian tham gia BHYT năm
năm liên tục là do việc đồng bộ mã số bảo
hiểm xã hội trên phần mềm mới chưa cập
nhật đầy đủ quá trình tham gia BHYT.
Nếu phát hiện sai sót về thời gian tham
gia BHYT liên tục, người tham gia có thể
liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi
cấp thẻ để được điều chỉnh đổi lại thẻ ngay.
VÕ HÀ
ghi
Vợ chồng tôi cưới nhau
được hơn một năm và
có đăng ký kết hôn. Tuy
nhiên, do tính tình không
hợp nhau nên cả hai quyết định sống ly thân
một thời gian. Lúc đó tôi đã mang thai và
chuẩn bị sinh con, trong quá trình ly thân
chồng tôi cũng có trách nhiệm đưa đón tôi
đi khám định kỳ. Sau khi sinh con, tôi muốn
khai sinh tên con theo họ mẹ nhưng chồng
tôi không đồng ý. Xin hỏi, khi vợ chồng có
đăng ký kết hôn thì khai sinh cho con có
được mang họ mẹ?
Bạn đọc
Thanh Tuyền
(TPMỹ Tho,
Tiền Giang)
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM,
trả lời: Theo Điều 26 Bộ luật
Dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên
của các cá nhân như sau: Họ của cá nhân
được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ
của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ.
Nếu không có thỏa thuận thì họ của con
được xác định theo tập quán. Trường hợp
chưa xác định được cha đẻ thì họ của con
được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Ngoài ra, theo Điều 4 Nghị định số
123/2015 thì họ, chữ đệm, tên và dân tộc
của trẻ em được xác định theo thỏa thuận
của cha, mẹ theo quy định của pháp luật
dân sự và được thể hiện trong tờ khai đăng
ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ không
có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được
thì xác định theo tập quán.
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bạn
đã có đăng ký kết hôn thì việc quyết định
lấy họ cha hay họ mẹ là do vợ chồng cùng
thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì
họ của con được xác định theo tập quán
nơi đứa trẻ được sinh ra. Nếu tập quán ở
đó là họ của con được đặt theo họ của cha
thì đứa con sẽ mang họ của cha. Ngược lại,
nếu tập quán nơi đó là họ của con được đặt
theo họ của mẹ thì đứa trẻ sẽ được lấy theo
họ mẹ. 
VÕ HÀ
ghi
THÔNG BÁO
THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY LUẬT TNHH TTL
Địa chỉ trụ sở cũ:
131 Phan Xích Long, P7, q. Phú
Nhuận, Tp. HCM.
Địa chỉ trụ sở mới
: Phòng 20B, số 23 Phùng Khắc
Khoan, p. Đa Kao, q. 1, Tp. HCM.
Người đại diện theo pháp luật:
Trần Thị Tuyết
Lĩnh vực:
Thamgia tố tụng theo quy định của pháp
luật, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng để thực
hiệncáccôngviệccó liênquanđếnpháp luật,thựchiện
các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Quảng cáo
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook