215-2019 - page 7

7
tải những thông tin liên quan đến
quyền nhân thân; những ngôn từ bình
luận xúc xiểm, trích dẫn những lời
nói lăng mạ, xúc phạm danh dự bà
từ phía ông Vũ tại phiên tòa, trong
các cuộc phỏng vấn cũng như các
văn bản một chiều. Bà Thảo cũng
đề nghị báo chí không đăng tải
những thông tin liên quan đến tranh
chấp khi chưa có phán quyết chính
thức của HĐXX; những thông tin
một chiều từ phía Trung Nguyên.•
Ngày 18-9, phiên tòa sơ thẩm lần hai xét
xử vụ dùng nhục hình khiến một thiếu niên
thiệt mạng xảy ra tại trại giam Long Hòa
(Tổng cục VIII, Bộ Công an) đã không
diễn ra như dự kiến.
Chị Trần Quý Phú (mẹ của nạn nhân
Lại Quốc Huy) đã có đơn đề nghị TAND
huyện Bến Lức, Long An hoãn phiên tòa
để có thời gian cho các bị hại khác tham
gia phiên tòa. Chị Phú cũng tha thiết mong
các bị hại này ra tòa trình bày để góp phần
làm rõ nguyên nhân cái chết của con mình.
Đây là vụ quản giáo dùng nhục hình
từng gây bất bình trong dư luận. Ba bị
cáo là quản giáo Nguyễn Phước Thuận,
Nguyễn Minh Huân, chiến sĩ nghĩa vụ
công an Châu Minh Nhựt đã có hành vi
dùng nhục hình đối với năm phạm nhân
lứa tuổi 16, 17 vừa nhập trại khiến một
người thiệt mạng.
TAND huyện Bến Lức xử sơ thầm lần
đầu đã tuyên phạt các bị cáo mức án từ hai
năm đến ba năm sáu tháng tù. Bản án này
đã bị hủy hồi tháng 12-2018 do có hàng
loạt vi phạm tố tụng nghiêm trọng, chưa
làm rõ hậu quả và mức độ phạm tội của
từng bị cáo, chưa xem xét vai trò của hai
phạm nhân tự giác trong việc giúp sức cho
các quản giáo đánh đập nạn nhân.
Tuy nhiên, kết quả điều tra lại của
CQĐT VKSND Tối cao và cáo trạng mới
của VKSND Tối cao giữ nguyên quan
điểm truy tố ba bị cáo tội dùng nhục hình.
Do các bị cáo bị truy tố theo luật cũ, có
khung hình phạt nhẹ hơn so với luật hiện
hành nên VKSND Tối cao đề nghị tòa khi
xét xử áp dụng tình tiết tăng nặng.
Kết quả điều tra lại xác định vết thương
tụ máu dưới da vùng đầu của Huy không
xác định được cơ chế gây ra vết thương.
Các bị cáo và người liên quan khai nhận
không có ai đánh vào đầu Huy.
Theo kết luận giám định pháp y, thương
tích ở vùng đầu không phải là nguyên nhân
trực tiếp gây ra cái chết cho Huy. Các vết
thương bầm tụ máu quanh hai cổ tay là do
còng số 8 gây ra.
Về vai trò của hai phạm nhân tự giác,
CQĐT và VKSND Tối cao cho rằng hai
người này đang chịu sự lệ thuộc và làm
theo sự chỉ đạo của quản giáo nên không
xử lý hình sự.
PHƯƠNG LOAN - MINH TÂM
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm19-9-2019
HOÀNGYẾN
N
gày 18-9, TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã mở phiên tòa xét
xử phúc thẩm vụ ly hôn giữa
bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973)
và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (SN
1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng
giám đốc Tập đoàn Cà phê Trung
Nguyên).
Ông Vũ có mặt từ sớm nhưng né
tránh không trả lời các câu hỏi của
báo chí. Trong khi bà Thảo không
có mặt tại phiên tòa.
Tuy nhiên, sau phần thủ tục,
HĐXX đã quyết định hoãn phiên
tòa và cho biết ngày xét xử mới
sẽ ấn định và thông báo sau. Theo
HĐXX, bà Thảo cùng luật sư của
bà và luật sư bảo vệ cho bảy công
ty liên quan đến vụ kiện có đơn
xin hoãn phiên xử. Để đảm bảo
quyền lợi và nghĩa vụ các bên nên
tòa quyết định hoãn.
Theo đơn bà Thảo trình bày vụ
án ly hôn này vô cùng quan trọng,
ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của
bà và các con trong khi luật sư
phụ trách chính trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích của bà bận tham
gia một phiên tòa khác. Vì vậy, bà
mong hoãn phiên tòa, chuyển sang
ngày khác để các luật sư được tham
gia đầy đủ, bảo vệ tốt nhất cho bà.
Đặc biệt, bà Thảo cũng có đơn
xin tòa xét xử kín. HĐXX cho rằng
để đảm bảo quyền cá nhân, bí mật
đời tư, bí mật kinh doanh nên phiên
tòa tới sẽ được xét xử kín theo yêu
cầu của bà Thảo.
Tại đơn bà Thảo trình bày thời
gian qua vụ án được đăng tải tràn
ngập trên báo và các phương tiện
truyền thông, mạng xã hội. “Với
bất kỳ người phụ nữ nào, ly hôn
luôn là nỗi đau và việc phải gánh
chịu những sóng gió thị phi vì ly
hôn còn làm nỗi đau nhân lên gấp
bội” - bà Thảo viết.
Khoản 2 Điều 15 BLTTDS 2015
quy định: Trong trường hợp cần
giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần
phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ
người chưa thành niên hoặc giữ
bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh
doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia
đình của đương sự theo yêu cầu
chính đáng của họ thì tòa án có
thể xét xử kín. Từ đó bà đề nghị
HĐXX xử kín theo quy định.
Trước khi phiên xử này diễn ra,
bà Thảo cũng có gửi văn bản kiến
nghị đến một số cơ quan thông tấn
báo chí, cơ quan chức năng. Theo
đó, bà đề nghị báo chí không đăng
Bà Lê HoàngDiệp Thảo và ôngĐặng Lê Nguyên Vũ tại phiên xử sơ thẩm. Ảnh: HOÀNGGIANG
Theo đơn bà Thảo trình
bày do vụ án ly hôn này
vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến cuộc đời
của bà và các con.
Quy định về việc
xử kín án dân sự
Thông thường tòa chỉ ápdụng
hình thức xử kínđối với các phiên
tòa hình sự vì lý do an ninh, giữ
bí mật nhà nước, giữ gìn thuần
phong mỹ tục của dân tộc, bảo
vệ người chưa thành niên. Vì vậy,
ít người bàn luận đến việc xử kín
trong phiên tòa phi hình sự như
trong vụ ly hôn này.
Tuynhiên,hiệnnayBLTTDS2015
đã quy định cụ thể việc xử kín vụ
án dân sự tại khoản 2 Điều 15. Vì
vậy,việcHĐXXxemxétyêucầucủa
bàThảo và chấpnhậnnhư trên là
phù hợp với quy định pháp luật.
Xét xử kín có nghĩa là khôngphải
mọi người đều cóquyền thamdự
như trong trường hợp công khai;
trừ HĐXX, kiểm sát viên, thư ký
phiên tòa và những người tham
gia tố tụng cần thiết khác, không
một ai được ở lại phòng xét xửđể
tham dự. Vụ án có thể xét xử kín
toàn bộ vụ án hoặc một phần,
tuy nhiên luật cũng quy định khi
tuyên án là công khai.
Luật sư
TRẦN HẢI ĐỨC,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Chị Phú
(trái)
xin hoãn phiên tòa. Ảnh: PL - MT
VỤ DÙNG NHỤC HÌNH LÀM CHẾT NGƯỜI
Mẹ nạnnhânđi tìmbị hại
Sẽ xử kín vụ ly hôn của vợ chồng
Trung Nguyên
Bà Lê Hoàng DiệpThảo có đơn yêu cầu tòa phúc thẩmxét xử kín và tòa đã chấp nhận.
Như kế hoạch, ngày 18-9, TAND tỉnh
Hà Giang xét xử năm bị cáo liên quan vụ
gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia
năm 2018.
Phần thủ tục chủ tọa phiên tòa thông báo
nhiều người làm chứng đã được triệu tập
hợp lệ nhưng vắng mặt không có lý do. Cụ
thể, có đơn xin vắng mặt là 60 người, vắng
mặt không có lý do 62 người. Từ đó chủ
tọa đề nghị đại diện VKS cho ý kiến về
việc vắng mặt này.
Theo đại diện VKSND tỉnh Hà Giang,
sự vắng mặt của các bị cáo sẽ ảnh hưởng
đến kết quả nên đề nghị hoãn phiên tòa.
Trong khi đó, các luật sư băn khoăn về số
lượng người vắng mặt và đề nghị xác định
tính hợp pháp của những đơn xin hoãn xử
này. Theo các luật sư, nếu triệu tập đã hợp
lệ thì vẫn có thể xét xử được.
Nghe xong, chủ tọa thông tin lại rằng
về người làm chứng thì tại phiên tòa có
mặt 55 người, vắng mặt 22 người không
có lý do, có 12 người tòa án đã chuyển fax
đến và được báo lại không có người nhận,
địa chỉ của những người này không có sự
nhầm lẫn nào.
Sau khi hội ý, HĐXX chấp nhận đề nghị
của VKS về việc triệu tập thêm hai người
làm chứng là Vũ Thị Kim Chung (Hiệu
trưởng Trường PTTH chuyên Hà Giang) và
bà Tống Thị Phương (cô ruột của bị cáo Vũ
Trọng Lương, nguyên Phó Trưởng phòng
Khảo thí, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang).
Cũng theo tòa, trên cơ sở ý kiến đề nghị
của kiểm sát viên, các luật sư xét thấy sự
vắng mặt của những người làm chứng ảnh
hưởng đến việc xét xử nên HĐXX hoãn
xử, thời gian mở lại phiên tòa là ngày
14-10.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh,
hai bị cáo Phạm Văn Khuông - phó giám
đốc Sở GD&ĐT tỉnh và Lê Thị Dung -
cựu cán bộ Phòng An ninh chính trị nội
bộ Công an tỉnh, bị xét xử về tội lợi dụng
ảnh hưởng đối với người có chức vụ để
trục lợi.
Các bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, Vũ
Trọng Lương là trưởng phòng và phó
trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất
lượng giáo dục, Sở GD&ĐT, bị xét xử về
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ. Bà Triệu Thị Chính, phó
giám đốc Sở GD&ĐT, bị xét xử về tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để trục lợi.
VIẾT THỊNH
HoãnxửvụgianlậnđiểmthiởHàGiang
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: VT
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook