092-2020 - page 11

11
PHẠMANH
G
ần ba tháng trôi qua, vì
dịch COVID-19, bên
cạnh nỗ lực dạy học
trực tuyến, các trường đại
học (ĐH) cũng sẵn sàng sáng
chế các thiết bị hỗ trợ ngành
y tế hoặc chia sẻ vật chất cho
những người khó khăn và cả
sinh viên (SV) của trường
vượt qua khốn khó.
Chia sẻ cùng
người nghèo,
giúp sinh viên khó
Hômnay (27-4), tại phường
Hòa Thạnh (quận Tân Phú),
thầy trò Trường ĐH quốc tế
Hồng Bàng (TP.HCM) tiếp
tục trao tặng 5 tấn gạo và 700
phần quà cho những người
dân khó khăn vì COVID-19.
Đây là ngày thứ hai (trước
đó là ngày 25-4 tại phường 15,
quận Bình Thạnh), trường tổ
chức trao quà như vậy. Tổng
quà trao hai ngày là 10 tấn gạo
và 1.400 phần quà. Mỗi phần
gồm 5 kg gạo, một chai dầu
ăn và một chai nước mắm,
trị giá 110.000 đồng.
Đáng nói, những phần quà
nàydochính tập thểnhà trường,
SV,cựuSVvàcácmạnhthường
quân cùng đóng góp. Đặc biệt
hơn, việc tặng gạo được vận
hành bởi hệ thống điều khiển
tự động do chính thầy cô và
SV ngành điện tử - tự động
hóa sản xuất nhằm phục vụ
cho việc phát quà và gạo diễn
ra an toàn, đảm bảo sức khỏe
cho người dân.
Bên cạnh đó, trường cũng
đã tự điều chế và trao tặng
khoảng 34.000 chai rửa tay sát
khuẩn đến các trường THPT,
trung tâm dưỡng lão, Trung
tâmBảo trợ trẻ emThủ Đức...
Tương tự, trước đó ít ngày,
TrườngĐHKinh tế -Tài chính
TP.HCM cũng đã chung tay
mở một ATM gạo ngay tại
trường. Chỉ trong ba ngày, hơn
25 tấn gạo đã được trao đến
tay hàng ngàn bà con nghèo.
TSNhanCẩmTrí, PhóHiệu
trưởng nhà trường, cho biết
số gạo là sự đóng góp bắt
đầu từ chính thầy cô là cán
bộ, giảng viên, nhân viên,
SV, cựu SV, phụ huynh của
trường. Sau đó, nhiều mạnh
thường quân, đối tác của nhà
trường đóng góp thêm. Nhà
trường mong muốn sẽ san sẻ
phần nào khó khăn với những
người nghèo, bị ảnh hưởng
nặng nề bởi dịch bệnh.
Hay hàng loạt trường ĐH
khác đã có nhiều chính sách
như tặng học bổng, giảm học
phí, hỗ trợ tiền truy cậpmạng...
nhằm chia sẻ khó khăn với
chính SV của trường vì ảnh
hưởng từ dịch bệnh.
Sáng chế, đầu tư
thiết bị giúp ngành
y tế
Sau hai tháng triển khai,
Trường ĐH Văn Lang vừa
vui mừng làm lễ trực tuyến
tại đầu cầu Việt Nam để
chứng kiến lễ đón nhận hai
máy thở Eliciae MV20 đầu
tiên từ một đối tác doanh
nghiệp ở Nhật Bản nhằm hỗ
trợ Việt Nam trong điều trị
COVID-19.
Được biết, hai máy thở này
nằm trong dự án 2.000 máy
thở do chính Trường ĐHVăn
Lang cùng với Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát đầu tư hoàn toàn.
Số máy còn lại sẽ được bàn
giao từ nay đến tháng 6-2020.
Chia sẻ về lý do thực hiện
dự án này, TS Nguyễn Cao
Những người khó khăn đến nhận gạo tại ATMgạo ở TrườngĐHKinh tế - Tài chính TP.HCM. Ảnh: NTCC
Hàng chục ngàn tai giả hỗ trợ y bác sĩ
Chỉ sau 10 ngày, kể từ khi lên ý tưởng bắt tay vào thực
hiện ngày 11-4, nhóm SV của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật
TP.HCM đến nay đã làm ra và trao tặng 3.700 chiếc tai giả
đến tay y bác sĩ ở các bệnh viện tại TP.HCM.
Đây là những SV trong CLB Nghiên cứu khoa học và sự
hỗ trợ của các đơn vị khởi nghiệp trong SV trường (3D SV
và MEC3D - Chuyên trang về in 3D) thực hiện.
Lê Xuân Thân, Bí thư Đoàn trường, cho hay ý tưởng này
xuất phát từ khi nhóm đọc được trên báo về một hướng
đạo sinh người Canada nhưng thiết kế lại cho phù hợp với
người Việt Nam, nhằm giúp đội ngũ y tế không phải chịu
áp lực ở vùng tai vì đeo khẩu trang.
Xuân Thân cho biết: Ban đầu, nhóm chỉ tính làm ít bằng
kinh phí của mình để gửi đến các y bác sĩ vì chi phí nguyên
liệu khoảng 1.200 đồng/cái từ nguồn kinh phí của cửa hàng
Thanh niên Đoàn trường. Nhưng trong quá trình thực hiện,
nhómđược tài trợ thêm12 triệuđồng từmạnh thườngquân
nên nhóm rất vui và bất ngờ.
Do đó, nhóm đang tiếp nhận nhu cầu đăng ký và sẽ tiếp
tục in thêm khoảng 15.000 cái để hỗ trợ được nhiều bệnh
viện khác.
Hổm rày, một cụ bà tầm 60 tuổi ngồi suốt cạnh vựa
trứng nằm gần ATM gạo trên đường Thân Văn Nhiếp,
phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Do đau chân, thỉnh
thoảng bà duỗi thẳng rồi lấy tay bóp bóp.
Bà ngồi đó, dò nhìn từng người tới nhận gạo miễn phí
bằng ánh mắt cảm thông. Thấy một người đàn ông quần
áo bạc phếch, chân mang dép lê mòn gót, bà âm thầm móc
tiền mua 10 trứng gà gửi tặng. Bắt gặp một chị bồng con
nhỏ lem luốc, mặt đen sạm vì bụi nắng, bà lặng lẽ đưa chủ
vựa 18.000 đồng rồi cầm bịch 10 trứng gà trao tận tay.
Ai hỏi tên, bà lắc đầu; ai hỏi ở đâu, bà cười không nói…
Cứ thế, xấp tiền trên tay bà vơi dần cho tới khi chỉ còn vài
ngàn đồng tiền lẻ.
Những người sống gần đó thường gọi bà là bà Sáu. Lân
la bắt chuyện, người viết được biết bà Sáu sống ở quận
2. Trước đây chưa có dịch COVID-19, bà Sáu cùng vài
người quen tổ chức phát cơm từ thiện ở Bệnh viện quận
2. Khi dịch bệnh bùng phát, bà Sáu tạm ngưng vì sợ tập
trung đông người sẽ ảnh hưởng công tác phòng, chống
COVID-19.
“Tôi ái ngại khi thấy nhiều bà con mất việc làm, không
được bán vé số... Do không có điều kiện tổ chức phát
quà từ thiện, cũng chẳng thể mở “cây gạo” nên tôi đành
“ăn theo” cây gạo. Của ít lòng nhiều, tôi dúi thêm chục
trứng để bà con có cái ăn với cơm. Tiền nong có hạn, tôi
chỉ có thể gửi trứng cho người mà tôi thấy quá nghèo.
Tôi cũng mong bà con không được nhận trứng thông
cảm, đừng nghĩ tôi thương người này ghét người nọ” -
bà Sáu chia sẻ.
Cầm bịch trứng do bà Sáu tặng, ông Thành (54 tuổi)
rưng rưng: “Tôi phụ hồ, bị ngưng việc hơn tháng nay nên
thiếu tiền chi tiêu. May có người phát gạo miễn phí, lại
được bà Sáu gửi trứng nên mỗi ngày có đủ ba bữa cơm.
Tôi xin cám ơn những người tốt bụng”.
Bà con nghèo cần lắm những người “ăn theo” cây gạo
như bà Sáu!
TRẦN NGỌC
Tiêu điểm
Ngoài giảmhọc phí 8%-15%
cho SV, ĐHQuốc giaTP.HCM là
nơi tiên phong nhường ký túc
xá với gần 40.000 chỗ ở của SV
để làm nơi cách ly tập trung
trongphòng, chốngdịchbệnh.
Hàng tỉ đồng được quyên góp
và hàng trămcánbộ, giáo viên,
nhân viên và SV xung phong
làm tình nguyện viên hỗ trợ.
Đời sống xã hội -
ThứHai 27-4-2020
Trường đại học cùng chung sức
chống dịch
Nhiều trường đại học đã tận dụng chính nguồn nhân lực, trí tuệ, công nghệ và cả vật chất sẵn có để góp sức
cùng cộng đồng chống dịch COVID-19.
Trí, Chủ tịch Hội đồng trường
này, cho hay từ hành động này,
nhà trường muốn truyền tải
đến SV rằng ngoài việc học
phải luôn nghĩ đến xã hội,
truyền được cảm hứng cho
cộng đồng.
“Đây cũng là minh chứng
để SV của trường qua các thế
hệ sẽ tiếp tục tinh thần này,
trong bất cứ hoàn cảnh nào,
cương vị nào luôn nghĩ đến
xã hội và cố gắng làm được
điều có ích cho xã hội. Đó là
giá trị cốt lõi mà nhà trường
muốn đào tạo cho SV, muốn
các em hành xử sau khi ra
trường” - TS Trí nói.
Tương tự, nhómnghiên cứu
robotics do thầy trò ở Trung
tâmCông nghệ thông tin ứng
dụng và khoa điện - điện tử của
Trường ĐH Tôn Đức Thắng
vừa qua đã chế tạo thành công
hai robot khử khuẩn bằng hai
công nghệ là phun khử khuẩn
và chiếu tia UV.
Đây là những thiết bị có thể
điều khiển, di chuyển phun
khử khuẩn ở nhiều góc độ nên
có thể thay thế và giảm thiểu
rủi ro cho nhân viên y tế ở các
khu cách ly hoặc bệnh viện,
nhất là trong mùa dịch này.
Đặc biệt, nhóm đã bàn giao
miễn phí một robot khử khuẩn
CD 1.0 (CVIDDefender 1.0)
miễn phí cho khu cách ly ký
túc xá ĐHQuốc gia TP.HCM
giữa tháng 4 vừa qua và được
đánh giá cao về tính khả thi,
nhân văn.•
Lòng tốt củangười “ăn theo” cây gạo
Do không có điều kiện tổ chức phát quà từ thiện, cũng chẳng thể mở cây ATMgạo nênmột phụ nữ 60 tuổi gửi bà con nghèomỗi người 10 trứng gà.
Hàng loạt trường
ĐHđã có nhiều
chính sách như tặng
học bổng, giảmhọc
phí, hỗ trợ tiền truy
cậpmạng... nhằm
chia sẻ khó khăn với
chính SV của trường.
Nhómsinh viên TrườngĐHSư phạmkỹ thuật TP.HCMđến từng
bệnh viện tặng hàng ngàn tai giả cho y bác sĩ. Ảnh: XUÂNTHÂN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook