092-2020 - page 6

6
Luật & đời
Tiêu điểm
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 27-4-2020
Sau khi bị bắt về tội cố ý gây thương tích, vợ chồngĐường - Dương tiếp tục bị xemxét
xử lý nhiều tội danh khác. Ảnh: TƯ LIỆU
Băng nhóm Đường
“nhuệ” và những
tội danh bị điều tra
Băng nhómgiang hồ Đường “nhuệ” bị điều tra các vụ cố ý
gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản trong lĩnh vực hỏa táng,
câu kết chèn ép trong đấu giá đất, chiếmgiữ doanh nghiệp.
ĐỖHOÀNG
N
gày 26-4, Tỉnh ủy Thái
Bình cho biết Ban Nội
chính đã có thông tin
chính thức về kết quả đấu
tranh, xử lý ban đầu đối với
nhóm tội phạm do Nguyễn
XuânĐường (Đường “nhuệ”,
49 tuổi, trú TP Thái Bình)
cầm đầu.
Đánh người tại
trụ sở công an
Theo Ban Nội chính Tỉnh
ủy Thái Bình, từ ngày 9-1,
công an tỉnh này đã lập chuyên
án đấu tranh với băng nhóm
Đường “nhuệ” và đàn em.
Ngày 2-4, sau khi tiếp
nhận thông tin nhóm Đường
“nhuệ” đánh phụ xe khách tại
nhà, công an đã khởi tố, bắt
tạm giam sáu người gồm vợ
chồng Đường “nhuệ” và bốn
đàn em. Từ vụ án này, công
an đã mở rộng điều tra toàn
bộ các hoạt động tội phạm
của băng nhóm giang hồ này.
Ngày 14-4, Công an TP
Thái Bình tiếp tục phục
hồi điều tra vụ án cố ý gây
thương tích xảy ra tại trụ sở
Công an phường Trần Lãm
khiến anh Mai Thế Duy bị
vỡ xương hàm.
Theo đó, cách nay gần
BanNội chính Tỉnh
ủy yêu cầu cơ quan
chức năng điều tra
làm rõ, xử lý nghiêm
người liên quan,
nhất là cán bộ, không
để xảy ra tình trạng
sót người, lọt tội.
Làm sáng tỏ
mọi vấn đề, không có
vùng cấm
Theo Ban Nội chính Tỉnh ủy
Thái Bình, vụ án Đường“nhuệ”
đã được Tỉnh ủy đưa vào diện
theo dõi để chỉ đạo các ngành
chức năng phải làm triệt để,
khẩn trương, đúng pháp luật.
Tỉnh ủy Thái Bình đánh giá
vụ án có tính chất phức tạp, có
nhiều người phạm tội, có liên
quan tới cơ quan chức năng
nên cần làm sáng tỏ mọi vấn
đề, không để sót người, lọt tội,
không có vùng cấm, thông tin
kịp thời cho báo chí.
Từng xử lý 20 vụ liên quan đến
Đường “nhuệ”
Cuối năm 2007, sau khi từ Nga về, Đường “nhuệ” đã tập
hợp đàn em gây ra một số vụ cố ý gây thương tích, gây rối
trật tự công cộng. Sau khi kết hôn với Nguyễn Thị Dương
từ năm 2008, Đường “nhuệ” bắt đầu nhảy vào hoạt động
môi giới, buôn bán bất động sản.
Theo thống kê, từ năm 2010 tới nay, lực lượng công an
đã xử lý 20 vụ với 12 người là đàn em của nhóm Đường
“nhuệ”. Trong các vụ này, Đường “nhuệ” thường đứng sau,
không ra mặt.
Năm 2015, vợ chồng Đường thành lập Công ty TNHH
Đường Dương vốn 6 tỉ đồng với chức năng kinh doanh bất
động sản nhưng hoạt động đấu giá đất, nhóm này đều lấy
tư cách cá nhân tham gia. Từ cuối năm 2017, băng nhóm
Đường “nhuệ” nhảy vào lĩnh vực hỏa táng, thành lập Hiệp
hội tang lễ Thái Bình để thu tiền bảo kê, cưỡng đoạt tài sản
trong lĩnh vực này.
sáu năm, bà Đinh Thị Lý
(trú phường Trần Lãm, TP
Thái Bình) có khúc mắc về
chuyện tiền bạc với bà G. ở
Hà Nội. Đường “nhuệ” đã
đứng ra o ép, đòi tiền bà Lý.
Sáng 18-11-2014, bà Lý và
con trai là Mai Thế Duy tới
trụ sở Công an phường Trần
Lãm chờ giải quyết thì nhóm
Đường “nhuệ” xông vào trụ
sở công an, đóng cửa đánh
mẹ con bà Lý làm anh Duy
bị vỡ xương hàm.
Ngày 5-1-2015, Cơ quan
CSĐTCông an TPThái Bình
đã khởi tố vụ án cố ý gây
thương tích nhưng sau nửa
năm đã tạm đình chỉ vì “hết
thời hạn điều tra mà chưa
xác định được bị can”.
Năm năm sau, khi phục
hồi điều tra, chỉ một tuần
sau Công an TP Thái Bình
đã khởi tố Đường “nhuệ” do
đã có hành vi đánh anh Duy
vỡ xương hàm.
Ban Nội chính Tỉnh ủy
Thái Bình yêu cầu công an
tỉnh này chỉ đạo Công an
TP Thái Bình điều tra, xử
lý nghiêm, trường hợp phát
hiện dấu hiệu bao che, làm
sai lệch kết quả điều tra cũng
sẽ xử lý nghiêm với cán bộ
vi phạm.
Thao túng lĩnh vực
đấu giá đất, hỏa táng
người chết
BanNội chínhTỉnh ủyThái
Bình nhận định tại một số địa
bàn, người dân đã phản ứng
về các hoạt động có dấu hiệu
khống chế, thao túng, thông
đồng trong hoạt động đấu giá
đất của nhómĐường “nhuệ”.
Sau khi Đường “nhuệ” bị bắt,
cơ quan điều tra đã làm rõ các
hành vi thao túng, thông đồng
trong hoạt động đấu giá đất
tại một lô đất thuộc phường
Bồ Xuyên, TP Thái Bình.
Công an đã khởi tố, bắt
giam bốn cán bộ thuộc Trung
tâm Dịch vụ đấu giá tài sản
và Trung tâm Phát triển quỹ
đất tỉnh Thái Bình về tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ.
Ban Nội chính Tỉnh ủy yêu
cầu cơ quan chức năng điều
tra làm rõ, xử lý nghiêm
người liên quan, nhất là cán
bộ, không để xảy ra tình trạng
sót người, lọt tội.
Theo Ban Nội chính Tỉnh
ủy Thái Bình, từ tháng 12-
2017, bằng nhiều thủ đoạn
đe dọa, gây rối, khống chế,
nhómĐường “nhuệ” đã buộc
Công ty Thành Phát là đơn vị
làm dịch vụ hỏa táng trên địa
bàn tỉnhThái Bình phải ngừng
hoạt động. Đường “nhuệ” và
Ninh Đức Lợi lập nên hiệp
hội tang lễ để thao túng lĩnh
vực hỏa táng.
Đường “nhuệ” phân chia
địa bàn cho các doanh nghiệp
dịch vụ tang lễ, thu tiền “luật”
dưới danh nghĩa hội phí và
quỹ từ thiện. Bằng các hành
vi đe dọa, cưỡng ép, Đường
“nhuệ” đã buộc các doanh
nghiệp dịch vụ tang lễ chấp
nhận “luật” của mình. Do
sợ nhóm Đường “nhuệ”, các
doanh nghiệp này không dám
tố cáo.
Đối với hành vi chiếm giữ
doanh nghiệp, đập phá, lấy tài
sản của Công ty Lâm Quyết,
Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái
Bình cho biết công an tỉnh
này đã chỉ đạo xem xét lại hồ
sơ sự việc để xử lý theo quy
định của pháp luật.
Pháp Luật TP.HCM
sẽ theo
dõi và tiếp tục thông tin đến
bạn đọc khi vụ việc có diễn
tiến mới.•
Chi tiết hơn, trong phiên họp thứ 44 ngày 22-4 để Ủy ban
Thường vụ QH cho ý kiến về dự thảo Luật Cư trú sửa đổi,
Bộ trưởng Tô Lâm đã nêu ra sự cần thiết phải bỏ sổ hộ khẩu.
Theo đó, để đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân
liên quan đến quản lý dân cư, Bộ Công an sẽ quản lý việc cư
trú thông qua mã số định danh cá nhân và cập nhật kết quả
đăng ký trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bấy giờ, các
cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép khai thác chung cơ sở dữ
liệu này để xử lý công việc. Cũng khi ấy, người dân không còn
phải nhọc nhằn nộp tới nộp lui sổ hộ khẩu.
Không chỉ có vậy, Bộ trưởng Tô Lâm còn nêu ý kiến có liên
quan đến điều kiện được đăng ký thường trú tại các đô thị lớn.
Theo luật hiện hành, việc đăng ký thường trú tại các TP trực
thuộc trung ương khó hơn so với tại các TP khác. Phải phân
biệt vậy là để hạn chế tình trạng nhập cư đông đảo vào các đô
thị lớn. Song thực tế triển khai trong nhiều năm qua cho thấy
quy định riêng ấy không thực sự phát huy hiệu quả.
Theo lời bộ trưởng, tình trạng gia tăng dân số cơ học, di
dân từ các tỉnh, nông thôn đến các TP lớn, trong đó có các TP
trực thuộc trung ương vẫn rất cao… Từ hạn chế đó, bộ trưởng
cho biết Chính phủ đã thống nhất bỏ các quy định riêng về
điều kiện đăng ký thường trú tại TP trực thuộc trung ương.
Hiện tại, trên trang web của QH có cả hai dự thảo (một dự
thảo đăng ngày 14-2 và một dự thảo trình Ủy ban Thường vụ
QH tại phiên họp thứ 44) mà theo đó đều có quy định về điều
kiện đăng ký thường trú tại các TP trực thuộc trung ương.
Ở dự thảo 1, điều kiện đăng ký tại các TP lớn đó còn khó
hơn cả luật hiện hành. Chẳng hạn, cùng với việc có chỗ ở hợp
pháp, người đăng ký còn phải có thời gian tạm trú liên tục tại
TP đó từ hai năm trở lên.
Dự thảo 2 nới lỏng hơn dự thảo 1 và với cả luật hiện hành
khi đưa ra nguyên tắc người có chỗ ở hợp pháp ở đâu sẽ được
đăng ký thường trú ở đó. Theo đó, nếu người đăng ký có chỗ
ở hợp pháp do đi thuê, đi mượn, đi ở nhờ không phải là người
thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai của chủ hộ thì cần được
chủ nhà đồng ý bằng văn bản. Những trường hợp này còn
phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định
của HĐND cấp tỉnh…
Xem ra, không chỉ là ứng dụng khoa học, công nghệ để bãi
bỏ sổ hộ khẩu và xóa bỏ cho người dân những rườm rà, phiền
nhiễu dắt dây, dự thảo 2 còn cho thấy một tư duy quản lý cư
trú mới từ Bộ Công an và Chính phủ rất cần nhiều sự ủng hộ,
tán thành.
Đó là tuy luôn phải đối diện với những áp lực phục vụ nhiều
cư dân trước sự gia tăng dân số nhưng các TP lớn không thể
khép cửa với người nhập cư bằng những quy định, thủ tục
hành chính đơn thuần. Bởi lẽ, dẫu chưa hay không được cho
đăng ký thường trú vì những rào cản hành chính đó thì họ vẫn
cứ đến, ở, làm việc…Qua ngần ấy năm cấm cản khó thành,
giờ chính quyền không thể để xảy ra tình cảnh “vì không thể
đăng ký thường trú để được cấp sổ hộ khẩu mà con em nhiều
người nghèo tha phương lên TP làm thuê, làm mướn gặp khó
khăn trong việc đi học…” như ghi nhận của Chủ tịch QH
Nguyễn Thị Kim Ngân tại cuộc họp nêu trên nữa rồi.
Chắc chắn phải chờ thêm một thời gian nữa thì QH mới có
quyết định chính thức cho việc bỏ những điều kiện riêng về
đăng ký thường trú tại các TP, đô thị lớn.
Trước mắt, về mặt kỹ thuật xây dựng văn bản, khi Chính phủ
đã muốn bỏ các điều kiện này thì dự thảo luật không nên dành
ra một điều để quy định việc đăng ký thường trú tại các TP
trực thuộc trung ương. Nếu thấy cần, dự thảo có thể quy định
chung về việc đăng ký thường trú tại tất cả TP. Khi đó, những
đòi hỏi tựa như phải được chủ nhà chấp nhận khi không phải
là người thân, phải đạt diện tích ở bình quân… cũng sẽ được
áp dụng chung để chấm dứt những phân biệt lớn, nhỏ không
hợp thời.
THUTÂM
Chờđột phá từ1đề xuấtmới củaBộCôngan
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook