163-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa21-7-2020
TÁ LÂM
C
hiều 20-7, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc làm
việc với TP.HCM về
thúc đẩy giải ngân vốn đầu
tư công, tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất, kinh doanh và
thực hiện các dự án đầu tư.
Gặp nhà đầu tư,
tận dụng cơ hội
phát triển
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo
Chính phủ và các bộ, ngành
đã cho ý kiến đối với các kiến
nghị củaTP.HCMvề 12 dự án,
vấn đề gồm tuyến đường sắt
đô thị số 1 Bến Thành - Suối
Tiên, dự án tuyến metro 2,
thủ tục liên quan trong việc
chuyển đổi dự án từ đầu tư
theo phương thức đối tác
công-tư (PPP) sang đầu tư
công, thủ tục thanh toán dự
án BT bằng tiền tại thời điểm
quyết toán, dự án đường vành
đai 3, đường vành đai 4, việc
bổ sung công trình xây dựng
bốn cầu; nạo vét rạch, đào hồ
trung tâmvà các kênhmới vào
dự án BT xây dựng hạ tầng
khu dân cư phía bắc và hoàn
thiện đường trục Bắc-Nam
trong khu đô thị mới Thủ
Thiêm; dự án quảng trường
trung tâm và công viên bờ
sông trong khu đô thị mới
Thủ Thiêm; dự án xây dựng
cao tốc TP.HCM - Mộc Bài...
Phát biểu tại cuộc làm việc,
Bí thư Thành ủy Nguyễn
Thiện Nhân khẳng định cam
kết TP sẽ hoàn thành 100%
nhiệm vụ giải ngân đầu tư
công trong năm nay. UBND
TP sẽ tổ chức giao ban cứ hai
tuần một lần về giải ngân đầu
mạnh do vị trí, vị thế, vai
trò đối với cả nước, TP.HCM
không được chậm trễ, đặc biệt
các cấp, các ngành, các quận
không được trì trệ, phải nâng
cao tính năng động, sáng tạo,
phủ, Thanh tra Chính phủ về
khu Thủ Thiêm và các dự án
được thanh tra khác, không
được để chậm chạp, không để
mang tiếng thanh tra làm ảnh
hưởngđến sựphát triển củaTP.
ĐểthúcđẩyTP.HCMcómức
tăng trưởng tốt hơn trong sáu
tháng cuối năm, Thủ tướng
lưu ý một số vấn đề.
Trước hết, Thủ tướng cho
rằng quan trọng nhất là kích
cầu tiêu dùng bởi TP.HCM
là trung tâm tiêu dùng của
cả nước, kích cầu tiêu dùng
của TP sẽ giúp kích cầu cho
cả nước, lan tỏa cả nước. Thủ
tướng yêu cầu TP.HCM, Bộ
Công Thương và các cơ quan
chức năng có biện phápmạnh
mẽ để hàng hóa đến tận khu
công nghiệp, đến người công
nhân, đến xã, phường.
Thứ hai, TP phải hướng
mạnh mẽ vào lĩnh vực dịch
vụ, nhất là dịch vụ bất động
sản, dịch vụ tài chính, ngân
hàng, dịch vụ chứng khoán,
dịch vụ du lịch khi mà dịch
vụ chiếm trên 60% GDP.
“Tôi đề nghị các đồng chí
phải thúc đẩy rõ hơn kinh tế
ban đêm” - Thủ tướng nói.
Theo tính toán, cứ 4 tiếng
đồng hồ thêm về kinh tế ban
đêm thì đóng góp 5%-8%
GDP của TP. Cho nên cần
tăng cường tổ chức kinh tế
ban đêm, bảo đảm an ninh
trật tự cho kinh tế ban đêm.•
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làmviệc. Ảnh: TTBC
Ngày 20-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương
Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn
Bình cùng đoàn công tác các bộ, ngành trung ương đã
có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre.
Ông Phan Văn Mãi, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết
nhiệm kỳ 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
tỉnh đạt bình quân 7,2%/năm; nông nghiệp phát triển
khá toàn diện, nhất là kinh tế vườn; công nghiệp - xây
dựng giá trị sản xuất tăng hơn 11%/năm; thương mại
dịch vụ trong đó du lịch phát triển khá mạnh…
Cũng theo ông Mãi, do tác động biến đổi khí hậu, hai
đợt xâm nhập mặn lịch sử vào mùa khô năm 2016 gây
thiệt hại cho Bến Tre 1.800 tỉ đồng; năm 2020 bị thêm
dịch COVID-19 đã gây thiệt hại 1.660 tỉ đồng; tăng
trưởng sáu tháng đầu năm 2020 của tỉnh bị âm 1,37%.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Bình,
Trưởng ban Kinh tế Trung ương, đánh giá cao Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo các cấp ủy chủ động thực hiện tốt Chỉ thị số 35 và
các văn bản hướng dẫn của trung ương.
Ông Bình cũng lưu ý trong thời gian tới, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Bến Tre cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền
và quyết liệt triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
số 35; tổ chức thành công đại hội cấp huyện đúng nội
dung, tiến độ, yêu cầu đề ra, tiến tới tổ chức thành
công Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ 2020-
2025.
Cũng theo ông Bình, do ở cuối nguồn sông Mekong
nên Bến Tre là một trong những tỉnh gánh chịu nhiều
tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây xâm
nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.
Ông Bình cho rằng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng
phức tạp nên thời gian tới, ngoài các giải pháp căn cơ và
lâu dài ứng phó với hạn mặn, Bến Tre cần có những giải
pháp thích ứng và rất cần có các nguồn lực từ trung ương.
ĐÔNG HÀ
tư công, hằng tháng đi giám
sát thực địa.
Bí thư Thành ủy cho biết sẽ
tổ chức cuộc gặp các nhà đầu
tư nước ngoài đã đăng ký đầu
tư vào TP nhưng phải dừng
lại do dịch COVID-19 để rà
soát, động viên nhà đầu tư tiếp
tục. TP sẽ nỗ lực tối đa, tận
dụngmọi cơ hội để phát triển.
Kích thích tiêu dùng
đến xã, phường
Trong phát biểu kết luận,
Thủ tướngNguyễnXuânPhúc
cơ bản nhất trí với các kiến
nghị của TP.HCM và nêu rõ
tinh thần trung ương ủng hộ
TP.HCMphát triển xứng tầm.
Thủ tướng hoan nghênh
quyết tâm của TP.HCM
trong việc hoàn thành giải
ngân 100% vốn đầu tư công
đã đề ra cho năm nay và cho
rằng từ nay tới cuối năm, tại
TP còn nhiều vấn đề lo lắng,
còn chậm, nhất làmột số công
trình giao thông.
Từ đó, Thủ tướng nhấn
bám công việc, tập trung sức
lực để đạt kết quả cụ thể trong
những vấn đề khó khăn như
giải phóng mặt bằng…
Cầntậptrungxửlý,giảiquyết
các dự án, kết luận của Chính
“Tôi đề nghị các
đồng chí phải thúc
đẩy rõ hơn kinh tế
ban đêm. Vì theo
tính toán, cứ 4 tiếng
đồng hồ thêm về
kinh tế ban đêm thì
đóng góp 5%-8%
GDP của TP.”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Trước đó, báo cáo về tình hình thực hiện kế
hoạch đầu tư công năm2020, Chủ tịchUBND
TP Nguyễn Thành Phong cho biết thời gian
qua mặc dù tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công
của TP cao hơn toàn quốc nhưng trong quá
trình thực hiện, TP.HCM cũng gặp phải một
số khó khăn, vướng mắc. Do đó, ông kiến
nghị Thủ tướng xem xét, giải quyết nhiều
vấn đề để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn
đầu tư công.
Với dự án metro số 1 Bến Thành - Suối
Tiên, ông Phong kiến nghị Thủ tướng giao
Bộ KH&ĐT xem xét, bố trí bổ sung vốn ODA
cấp phát từ ngân sách trung ương trong
hạn mức kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn
2016-2020 còn lại của dự án chưa được bố
trí là hơn 3.676 tỉ đồng (kế hoạch vốn trung
hạn của dự án là 7.500 tỉ đồng) để đảm bảo
tiến độ thực hiện dự án, dự kiến hoàn thành
công trình vào năm 2021.
Về dự án metro số 2 Bến Thành - Tham
Lương, ông kiến nghịThủ tướng cho phépTP
thực hiện điều chỉnh cơ cấu các khoản mục
chi phí của dự án này để tiếp tục thực hiện
các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng
độc lập, đảm bảo không tăng tổng mức đầu
tư của dự án theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Đối với các tuyến vành đai, ông cho biết
đến nay tuyến vành đai 2 mới chỉ khép kín
hơn 50/64 km, vành đai 3mới chỉ đầu tư được
16/89 km (18%) và vành đai 4 vẫn chưa được
xâydựng.Dođó,ôngkiếnnghịThủtướngcùng
các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ đầu tư, lựa
chọn nhà đầu tư theo hình thức BOT và phê
duyệt đề xuất dự án sử dụng vốn ODA để có
cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Về dự án xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc
Bài, ông kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ,
ngành có ý kiến hướng dẫn cụ thể quy trình
thựchiệncácthủtụcđầutưvàtriểnkhaidựán...
Kiến nghị gỡ vướng cho metro, đường vành đai
TP.HCM cần phát triển kinh tế
ban đêm, kích cầu tiêu dùng
Thủ tướng cho rằng TP.HCM là trung tâm tiêu dùng của cả nước, kích cầu tiêu dùng của TP
sẽ giúp kích cầu cho cả nước, lan tỏa cả nước.
BếnTre phấnđấu thành tỉnhphát triểnkhá
Đến năm2030, Bến Tre sẽ phát triển đứng thứ nămkhu vực ĐBSCL, thứ 30 cả nước.
“Đồng khởi mới” để đạt tăng trưởng
10%/năm
Theo ôngMãi, nhiệmkỳ 2020-2025 BếnTre đề ramục tiêu
phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt
9,5%-10%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 88,2 triệu
đồng/người/năm. Phấn đấu tổng thu ngân sách đạt trên
35.000 tỉ đồng (tăng 12%/năm); tổng đầu tư toàn xã hội đạt
trên 136.000 tỉ đồng; có 75% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tỉnh cũng phấn đấu đến năm2030 sẽ đứng thứ năm khu
vực ĐBSCL, thứ 30 cả nước và trở thành tỉnh phát triển khá.
“Những chỉ tiêu này nhằm tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh
thần“Đồng khởi mới”, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống người dân” - ông Mãi nói.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook