163-2020 - page 8

8
Bộ TN&MT thông tin về
dự án lấn biển Cần Giờ
Bộ TN&MT cho biết đã thận trọng trong quá trình thẩmđịnh và phê duyệt
báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của dự án lấn biển CầnGiờ.
TRỌNGPHÚ-NGUYỄNCHÂU
S
áng 20-7, tại cuộc họp báo
thường kỳ, Bộ TN&MT
đã chính thức thông tin
xoay quanh việc phê duyệt
đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) của dự án khu đô thị
du lịch lấn biển Cần Giờ ở
TP.HCM.
Nguyên tắc số một:
Giữ được biển Cần Giờ
Ông Nguyễn Xuân Hải, Vụ
trưởng Vụ Thẩm định đánh
giá tác động môi trường,
Tổng cục Môi trường (Bộ
TN&MT ) , k h ẳ n g đ ị n h :
Nguyên tắc số một khi thực
hiện dự án khu đô thị du lịch
lấn biển Cần Giờ là phải
giữ được biển Cần Giờ và
các giải pháp giảm thiểu tác
động môi trường.
“Đây là dự án có quy mô
lớn, nằm kế cận vùng chuyển
tiếp Khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ nên chúng tôi đã hết
sức thận trọng trong quá trình
thẩmđịnh và phê duyệt báo cáo
ĐTM” - ông Hải nói.
Theo ông Hải, qua nhiều
bước bổ sung, chỉnh sửa, báo
cáo ĐTM của dự án đã được
thông qua bởi hội đồng thẩm
định. Hội đồng này gồm các
nhà khoa học hàng đầu, được
tiến hành cẩn trọng và tuyệt
đối tuân thủ theo đúng quy
định của pháp luật.
Ông Hải cho hay trong quá
trình thẩm định hồ sơ, Bộ
TN&MT nhận thấy báo cáo
ĐTM của dự án đã nhận diện,
đánh giá khá đầy đủ, thận trọng
các tác động có thể có. Đồng
thời, báo cáo cũng đưa ra giải
pháp khá tổng thể nhằm giảm
thiểu tác động đến môi trường
cũng như xây dựng chương
trình quản lý, giám sát môi
trường và ứng phó sự cố môi
trường. 
Bên cạnh đó, ông Hải cho
hay phía chủ đầu tư còn cung
cấp hồ sơ kỹ thuật, chuyên đề
nghiên cứu báo cáo đánh giá
độc lập được thực hiện bởi các
đơn vị, tổ chức uy tín trong
nước và quốc tế. 
“Đây là các báo cáo chuyên
đề liên quan đến các vấn đề
lớn mà dự án có thể gây tác
động như đa dạng sinh thái
rừng ngập mặn, dòng chảy tự
nhiên; nguy cơ bồi lắng, xói
lở; nguy cơ ô nhiễm nguồn
nước; các tác động kinh tế -
xã hội; các mô hình với các
kịch bản khác nhau về lan
truyền ô nhiễm, thay đổi độ
mặn, nước biển dâng” - ông
Hải thông tin.
Tác động không đáng
kể đến khu dự trữ
sinh quyển; tạo thêm
quỹ đất
Liên quan 15 điều kiện kèm
theo mà Bộ TN&MT yêu cầu
dự án phải thực hiện trong
quyết định phê duyệt ĐTMcủa
dự án, ông Hải cho hay điều
này phù hợp với quy định về
phê duyệt báo cáo ĐTM. Bởi
việc đánh giá tác động môi
trường chính là phân tích, dự
báo những yếu tố tác động đến
môi trường của dự án.
Ông Hải cũng cho hay vị trí
của dự án nằm kế cận với khu
chuyển tiếp của Khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ. Vì vậy
phù hợp với quy định của Việt
Nam và UNESCO về bảo tồn
đa dạng sinh học.
“Với những biện pháp thi
công tiên tiến, xử lý nước thải
đạt tiêu chuẩn Việt Nam cao
nhất, kết quả đánh giá tác động
môi trường thông qua các mô
hình toán cho thấy dự án chỉ tác
động không đáng kể đến Khu
dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ” - ông Hải nói.
Ở góc độ chuyên gia, trao
đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
GS-TSKH Lê Huy Bá, nguyên
Viện trưởngViệnKhoahọc công
nghệ và quản lýmôi trường (ĐH
CôngnghiệpTP.HCM), chobiết:
Dựánnàygópphần làmchokhu
vực CầnGiờ đẹp hơn, vănminh
hơn, tạo thêm quỹ đất.
Tuy nhiên, theo ông Bá, khi
tiến hành thực hiện, chủ đầu
tư nên chú ý đến vấn đề hệ
sinh thái, môi trường với tầm
nhìn dài hạn. Mục đích là để
không gây ảnh hưởng xấu đến
khu dự trữ sinh quyển nơi đây.
Bên cạnh đó, việc đánh giá tác
động môi trường của dự án cần
tiến hành một cách kỹ lưỡng,
thận trọng và thực hiện một
cách khách quan.
“Khi thực hiện dự án cần chú
ý hệ sinh thái tự nhiên thay đổi
ra sao. Đồng thời, khi thực hiện
dự án, chủ đầu tư cần chú ý đến
vấn đề môi trường, cần bảo tồn
khu dự trữ sinh quyển, vì để có
khu dự trữ sinh quyển như ngày
nay là công sức đóng góp của
rất nhiều người” - GS-TSKH
Lê Huy Bá nói.•
Một góc khu vực dự kiến làmdự án lấn biển CầnGiờ. Ảnh: THUTRINH
Dự kiến thu hút 9 triệu khách du lịch
mỗi năm
Theo BộTN&MT, dự án lấn biển Cần Giờ là khu đô thị kết hợp
du lịch nằm ở vị trí cách vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ khoảng 18 km (về phía bắc).
Dự án có quy mô dân số dự kiến là hơn 228.000 người, thu
hút khoảng 9 triệu lượt khách du lịch mỗi năm; tạo ra công ăn
việc làmcho 25.000 lao động; tạo điều kiện tăng thu ngân sách
qua tiền thuê sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước…
Dự kiến khi dự án hoàn thành sẽ đóng góp khoảng 2.900 tỉ
đồng mỗi năm cho ngân sách. Dự án này do Công ty cổ phần
Đô thị du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư.
Nguyên tắc số một
khi thực hiện dự án
khu đô thị du lịch
lấn biển Cần Giờ là
phải giữ được biển
Cần Giờ và các giải
pháp giảm thiểu tác
động môi trường.
Mất 240 tỉ đồng để chuyển 1,6 triệu
xe sang biển số màu vàng
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (hiệp hội) vừa
có văn bản kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ
giảm 50% phí đổi biển số xe từ màu trắng sang
màu vàng. 
Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng, hiệp hội cho
biết Thông tư 58/2020 của Bộ Công an về quy trình
cấp, thu hồi đăng ký biển số phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1-8), quy định
xe kinh doanh vận tải phải chuyển biển số từ màu
trắng sang màu vàng.
Hiệp hội ủng hộ chủ trương trên để phân biệt ô
tô cá nhân và ô tô kinh doanh vận tải. Tuy nhiên,
Ban thường vụ hiệp hội kiến nghị Thủ tướng và Bộ
Công an xem xét, điều chỉnh chỉ đổi số đăng ký và
giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp chủ xe
có yêu cầu.
Lý do, nếu đổi cả số đăng ký và giấy chứng
nhận đăng ký xe sẽ có tác động rất lớn đến lĩnh
vực ngân hàng (đang lưu giữ hồ sơ thế chấp của
các xe để vay vốn), bảo hiểm, kiểm định xe cơ
giới, thu phí giao thông, dữ liệu từ thiết bị giám
sát hành trình...
Đối với xe không đổi số đăng ký, hiệp hội đề
nghị quy định quy trình đổi biển số đơn giản hơn so
với quy trình chung. Theo đó, chủ xe khai báo qua
mạng, không cần phải cấp biển số tạm trong thời
gian chủ xe khai báo đổi biển số, xe vẫn hoạt động
bình thường.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch hiệp hội, cho
rằng nếu được chấp thuận, đơn vị ước giảm 80.000
đồng chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký và cấp
biển số tạm.
Chi phí để đổi biển số là 150.000 đồng/xe, nếu
tính trên cả nước hiện có 1,6 triệu xe kinh doanh
vận tải thì tổng chi phí cho việc đổi biển số là
240 tỉ đồng. Trong điều kiện dịch COVID-19,
việc gia tăng chi phí sẽ tạo thêm gánh nặng cho
doanh nghiệp.
“Vì vậy, hiệp hội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ
Tài chính, Bộ Công an giảm 50% tiền chi phí đổi
biển số xe” - ông Quyền cho hay.
PHÚ PHONG
Từ 8-8, Tổng cục Đường bộ đóng
cầu Thăng Long để sửa chữa
Ngày 20-7, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục
trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết ngày
8-8 tới sẽ khởi công xây dựng, sửa chữa mặt cầu
Thăng Long.
Theo đó, ngành đường bộ sẽ đóng cây cầu này
và tổ chức phân luồng xe từ xa. Xe máy, xe thô
sơ vẫn được lưu thông qua tầng một của cầu.
Cũng theo ông Huyện, để khắc phục tình trạng
mặt cầu hiện nay, đơn vị thi công sẽ cào bóc sạch
lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép.
Tiếp đó, các đinh neo thép sẽ được hàn vào bản
mặt thép, lắp đặt lưới thép và đổ một lớp bê tông
siêu tính năng (UHPC) cường độ cao. Cuối cùng,
nhà thầu thi công sẽ làm lớp phủ gốc nhựa tạo
nhám và êm thuận.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 270 tỉ đồng, dự
kiến hoàn thành vào cuối năm 2020.
Khánh thành từ năm 1985, cầu Thăng Long là
công trình giao thông huyết mạch nối trung tâm
Hà Nội với vùng ngoại thành và các tỉnh phía
bắc. Từ năm 2009, cầu trải qua cuộc đại tu (công
nghệ Mỹ) đầu tiên do mặt cầu cũ có nhiều điểm
hư hỏng.
Sau đợt đại tu với chi phí gần 100 tỉ đồng, lớp
bê tông nhựa mới trải nhanh chóng bị trượt xô, hư
hỏng. Mặt cầu Thăng Long trải qua nhiều đợt tu sửa
nữa nhưng đến nay vẫn bị trồi lún, nứt xẻ rãnh, gây
ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Sau nhiều năm nằm trong sự quản lý của Tổng cục
Đường bộ, từ năm 2009, cầu Thăng Long được Bộ
GTVT lên phương án bàn giao cho TP Hà Nội. Tuy
nhiên, chính quyền thành phố nhiều lần từ chối nhận
bàn giao hoặc vừa nhận đã phải trả lại do tình trạng
hư hỏng chưa được khắc phục triệt để.
VIẾT LONG
Đô thị -
ThứBa21-7-2020
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook