163-2020 - page 13

13
PHẠMANH
Đ
ến thời điểm này, hầu
hết các trường ĐH,
CĐ đã nắm được số
lượng thí sinh (TS) đăng ký
xét tuyển vào từng ngành
học theo phương thức xét
kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Năm nay, điều khiến một số
trường không khỏi bất ngờ là
số lượng nguyện vọng (NV)
đăng ký giảm mạnh so với
những năm trước, nhất là
khối ngành về kỹ thuật.
Chuộng ngành
kinh tế, n kỹ thuật
Thông tin từ Trường ĐH
Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM cho thấy tổng số
NV đăng ký vào trường năm
nay đạt 15.533/1.400 chỉ tiêu,
giảm khoảng 10.000 NV so
với năm 2019.
ThS PhạmThái Sơn, Giám
đốc Trung tâm tuyển sinh của
trường, cho biết số lượng
NV so với chỉ tiêu tuyển thì
không giảm. Tuy nhiên, việc
giảm này thể hiện rõ rệt theo
nhóm ngành.
Theo đó, nhóm ngành tăng
lên là kinh tế - dịch vụ, quản
trị kinh doanh, quản trị dịch
vụ nhà hàng, kinh doanh quốc
tế... Còn nhóm các ngành
công nghệ như công nghệ
môi trường, công nghệ vật
liệu, khoa học thủy sản,...
chiếm số lượng rất ít, chỉ từ
26, 27 hồ sơ.
Tương tự, nếu năm 2019
TrườngĐHCôngnghệTP.HCM
có khoảng 50.000 NV đăng
ký thì năm nay số này giảm
gần một nửa. Trong đó, số
TS đăng ký nhiều nhất ở
NV1 là ngành quản trị kinh
doanh, công nghệ kỹ thuật ô
tô, công nghệ sinh học…Tuy
nhiên, một số ngành như hệ
thống thông tin quản lý, kỹ
thuật môi trường, kinh tế xây
dựng… lại có số đăng ký thấp
hơn chỉ tiêu.
Ngược lại, tại Trường ĐH
Sư phạm kỹ thuật TP.HCM,
năm nay có khoảng 60.000
NV đăng ký xét tuyển.
TheoPGS-TSĐỗVănDũng,
Hiệu trưởng nhà trường, các
ngành có số lượng TS quan
tâm nhiều nhất theo thứ tự
gồm: Công nghệ kỹ thuật
ô tô, công nghệ thông tin,
logistics và quản lý chuỗi
cung ứng, công nghệ kỹ thuật
điện - điện tử, công nghệ kỹ
thuật cơ khí, công nghệ kỹ
thuật điều khiển và tự động
hóa, công nghệ kỹ thuật cơ
điện tử…
Tuy nhiên, một số ngành có
số TS đăng ký ở NV1 chưa
bằng chỉ tiêu, thậm chí chỉ
đếm trên đầu ngón tay như
ngành công nghệ vật liệu
mới (hệ đại trà) chỉ có một
TS, ngành thiết kế thời trang
(hệ chất lượng cao) có hai TS,
công nghệ kỹ thuật nhiệt và
ngành công nghệ kỹ thuật
công trình xây dựng đều có
ba TS... Một số ngành khác
cũng rất thấp như kỹ nghệ
gỗ và nội thất, công nghệ kỹ
thuật môi trường, hệ thống kỹ
thuật công trình xây dựng...
Tương tự, tại Trường ĐH
Công nghiệp TP.HCM, tổng
NV đăng ký năm nay tăng
nhẹ so với năm 2019. Ông
Nguyễn Trung Nhân, Trưởng
phòng Đào tạo, cho biết năm
nay nhóm ngành TS chuộng
nhất dịch chuyển mạnh sang
khối kinh tế như quản trị
kinh doanh, du lịch lữ hành,
kế toán kiểm toán... Hoặc ở
khối công nghệ, chủ yếu là
công nghệ ô tô, công nghệ
thông tin.
Ngược lại, nhómngành ítTS
đăng ký là môi trường, khoa
học thực phẩm, khoa học dữ
liệu, cơ khí, điện - điện tử....
Tìm cách đổi tên
ngành hoặc sẽ
bỏ bớt ngành học
Lý giải về việc chênh lệch
giữa các ngành, PGS-TS Đỗ
Văn Dũng cho rằng những
ngành ít TS đăng ký nhu cầu
xã hội vẫn rất lớn nhưng có
thể các em chưa hiểu về nghề
nghiệp, sợ những ngành ra
trường khó xin việc làm hoặc
sẽ vất vả.
Được biết, cũng vì nhiều
năm khó tuyển dẫn đến điểm
chuẩn thấp nên năm nay
trường này cũng đã ngừng
tuyển sinh ngành công nghệ
vật liệu dệt may và kỹ thuật
nữ công.
Còn theoôngNguyễnTrung
Nhân, giải pháp của trường
chủ yếu chỉ tăng cường tư vấn,
định hướng cho TS nhưng
quyền lựa chọn vẫn do các
em. Có lẽ các em nghĩ học
kinh tế sẽ nhẹ nhàng trong
khi thực tế, nhu cầu lao động
ở nhóm ngành kỹ thuật rất
Thí sinh tìmhiểu thông tin các ngành học của TrườngĐHSư phạmkỹ thuật TP.HCM. Ảnh: PHẠMANH
Thí sinh đăng ký x t tuyển ĐH, CĐ giảm
Theo thống kê từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT),
năm2020, cả nước cóhơn 900.000TS dự thi tốt nghiệpTHPT.
Trong đó, có hơn 71% sốTS đăng ký dự thi có đăng ký xét
tuyển ĐH, CĐ, giảm hơn so với năm 2019 (74,01%).
TS được một lần điều chỉnh NV xét tuyển sau khi có kết
quả thi tốt nghiệp THPT. Mỗi TS chỉ được điều chỉnh bằng
một trong hai phương thức: Trực tuyến hoặc bằng phiếu
đăng ký xét tuyển. Dự kiến kết quả thi sẽ được công bố
trước ngày 27-8. Từ ngày 9 đến 18-9, TS có thể điều chỉnh,
thay đổi các NV đã đăng ký.
101 phản ánh của người dân qua
ứng dụng Y tế trực tuyến
Sau hơn bốn tháng triển khai ứng dụng Y tế trực tuyến
và Quy trình phản ứng nhanh khi tiếp nhận thông tin phản
ánh của người dân qua ứng dụng Y tế trực tuyến, Sở Y tế
TP.HCM đã tiếp nhận được 101 phản ánh từ người dân.
Từ tháng 3-2020, Sở Y tế đã chính thức ra mắt ứng dụng
Y tế trực tuyến (cài đặt trên điện thoại thông minh), đây là
một công cụ hữu ích giúp người dân dễ dàng phản ánh các
hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở hành nghề khám,
chữa bệnh đến cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, Sở Y tế
đã ban hành Quy trình phản ứng nhanh khi tiếp nhận thông
tin phản ánh của người dân qua ứng dụng Y tế trực tuyến,
quy trình phản ứng nhanh này gồm năm bước tương ứng với
việc làm cần thiết của các phòng, ban chức năng có liên quan
khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân.
Sau hơn bốn tháng chính thức triển khai, đã có 101 phản
ánh, trong đó nội dung phản ánh thường tập trung vào
các vấn đề: Quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ, nha khoa; các
phòng khám vẫn hoạt động trong giai đoạn tạm dừng do
cách ly xã hội (do dịch COVID-19); nhà thuốc, cửa hàng
thực phẩm chức năng không phép; giá dịch vụ khám, chữa
bệnh; chứng chỉ hành nghề của bác sĩ; giao tiếp ứng xử
của nhân viên bệnh viện;…
Sở Y tế ghi nhận có khoảng 13% tin nhắn phản ánh
được xếp vào nhóm “tin rác” (thông tin chung chung,
không có địa chỉ cụ thể).
T.NHIÊN
TP.HCM: Phạt thẩm mỹ viện Lamia
136 triệu đồng
Chiều 20-7, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa
ra quyết định xử phạt Công ty TNHH 4UP Việt Nam do
có vi phạm tại chi nhánh của công ty ở địa chỉ 254D Lý
Chính Thắng, phường 9, quận 3, TP.HCM (thẩm mỹ viện
Lamia) tổng cộng hơn 136 triệu đồng.
Lý do cơ sở lập bệnh án, sổ khám bệnh nhưng không
ghi chép đầy đủ; không tổ chức thực hiện biện pháp kiểm
soát nhiễm khuẩn trong cơ sở; không bảo đảm đầy đủ số
lượng và chất lượng các phương tiện vận chuyển cấp cứu,
thiết bị y tế, dụng cụ y tế và cơ số thuốc cấp cứu.
Cơ sở còn sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ
hành nghề; quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt mà
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội
dung. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM buộc cơ sở nói trên tháo
gỡ và xóa quảng cáo mà nội dung chưa được xác nhận.
Thanh tra Sở Y tế TP cũng cho biết vừa phối hợp với
Phòng Y tế quận 5 và UBND phường 1, quận 5 kiểm tra
đột xuất cơ sở Su Tây Beauty & Spa (204/12 Cao Đạt,
phường 1, quận 5, TP.HCM).
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận cơ sở có thực
hiện các dịch vụ tiêm, truyền nhưng chưa xuất trình giấy
phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM yêu cầu cơ sở ngưng ngay
các hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
TRẦN NGỌC
Đời sống xã hội -
ThứBa21-7-2020
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ,
lương cao
Nguyện vọng x t tuyển v o nhómng nh kỹ thuật ng y c ng giảm, nhiều ng nh có số đăng ký th p hơn
chỉ tiêu đề ra, thậm chí chỉ đếm trên đ u ngón tay.
lớn. Hằng năm, nhiều doanh
nghiệp khối kỹ thuật đến gửi
thư tuyển dụng với mức lương
khởi điểm 500-700 USD
mà trường không có nguồn
cung cấp.
Không chỉ ĐH, ngay cả
tại trường CĐ, những nhóm
ngành về kỹ thuật cũng rất
khó tuyển. Như tại TrườngCĐ
Kỹ nghệ 2 (quận 9, TP.HCM)
có ngành hàn, xử lý nước
thải công nghiệp... dù những
ngành này nhà trường áp dụng
chính sách giảm 70%-100%
học phí.
Theo bà Nguyễn Thị Hằng,
Hiệu trưởng nhà trường, nhu
cầu xã hội còn nhiều nhưng
TS ngại chọn vì sợ cực, khó
làm việc. Do đó, trường dự
tính sẽ đổi tên khác cho mới
và hấp dẫn để thu hút TS hơn.
ThSPhạmTháiSơnchorằng
các em thích kinh tế hơn vì
mong muốn làm những việc
ở các thành phố lớn, thích
làm ở những công ty thương
mại, dịch vụ hơn làm ở các
nhà máy, các xưởng sản xuất.
Tuy nhiên, theo ông Sơn,
các ngành kỹ thuật đang dần
ít đi cũng đáng báo động vì
các ngành này đang rất thiếu.
Đặc biệt là các ngành đòi
hỏi phải đi xa. “Các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài
đang rất cần nhân sự, các
em đi thực tập ở đó với mức
lương cũng hậu hĩnh nhưng
thực tập xong lại bỏ đi làm
kinh doanh với mức lương
ít hơn. Hay các ngành như
thủy sản, môi trường, công
nghệ vật liệu,... cũng vì khó
tuyển nên có xu hướng dần
biến mất dù nhu cầu nhân
lực luôn cao” - ThS Sơn nói.
Theo ôngSơn, những ngành
khó hút TS nên bỏ hoặc nên
đổi tên thành những ngành
nghề khác, có kiến thức
tương tự như vậy nhưng phải
áp dụng công nghệ mới vào
giảng dạy. Như ngành thủy
sản có thể ghép và biến đổi
thành ngành công nghệ thực
phẩm... để tuyển sinh được và
giảng viên cũng có việc làm.•
Một số ngành có số
TS đăng ký chỉ đếm
trên đầu ngón tay,
như ngành công
nghệ vật liệu mới (hệ
đ i trà) chỉ có một
TS, ngành thiết kế
th i trang (hệ chất
lượng cao) có hai TS.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook