3
Sáng 29-8, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập
Đỏ Việt Nam khóa X, gặp mặt 80 đại biểu đại diện cho
gần 500 đại biểu về dự Đại hội XI Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam (nhiệm kỳ 2022-2027) và toàn thể cán bộ, hội viên,
tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ cả nước.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng đánh giá cao Hội Chữ thập đỏ các cấp trong
nhiệm kỳ vừa qua trong điều kiện cả nước có nhiều khó
khăn, phức tạp do dịch bệnh gây ra, đồng thời phải dồn
sức cho công cuộc xây dựng, phục hồi, phát triển kinh tế
- xã hội, đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực theo chức năng,
nhiệm vụ của mình.
Về phương hướng công tác của hội trong năm năm tới,
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ phải luôn quan
tâm công tác xây dựng tổ chức và cán bộ, hội viên của
hội. Tổ chức hội được Bác Hồ sáng lập và làm chủ tịch
danh dự đầu tiên. Đó là niềm vinh dự, tự hào và sự động
viên, khích lệ hết sức to lớn đối với hội.
Tổng bí thư cho rằng từ mỗi cán bộ, hội viên đến toàn
hội cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa đó để ra sức
phấn đấu, nỗ lực làm việc với tinh thần “thương người
như thể thương thân”, đầy lòng nhân ái, vị tha, hết lòng,
hết sức.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý phải làm tốt
hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền để tạo ra nhiều
phong trào hoạt động nhân đạo, từ thiện. Hội cần tổ chức
bài bản hơn, thiết thực hơn, với sự phối hợp chặt chẽ từ
các cơ quan của Đảng, Chính phủ, đoàn thể chính trị - xã
hội để tạo ra những phong trào hoạt động nhân đạo, làm
công tác từ thiện.
Theo Tổng bí thư, trong các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, nhân đạo, nhân ái luôn là giá
trị cốt lõi, nổi trội, xuyên suốt. Do đó, sự thành công của
phong trào này là đóng góp to lớn trong việc xây dựng
xã hội giàu tình người và lòng nhân ái.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị tổ chức thật tốt
cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một
địa chỉ nhân đạo”, làm thế nào để mọi người có hoàn
cảnh khó khăn, bị tổn thương, yếu thế đều nhận được sự
trợ giúp từ hội.
Tổng bí thư cho rằng nếu phong trào “Người tốt, việc
thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” là sự
đóng góp về mặt đạo đức, tinh thần thì cuộc vận động
“Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân
đạo” là sự đóng góp thiết thực về mặt vật chất dành cho
những người có hoàn cảnh khó khăn.
LƯU ĐỨC
(Theo
TTXVN
)
Thời sự -
ThứBa30-8-2022
NGUYÊNTHẢO
(Theo
VGP
)
T
iếp tục chương trình
công tác tại Thanh Hóa,
sáng 29-8, Chủ tịch nước
Nguyễn Xuân Phúc chủ trì
buổi làm việc với Thường vụ
Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cùng dự
có Phó Thủ tướng Chính phủ
Lê Văn Thành, lãnh đạo một
số bộ, ngành.
Phát triển hạ tầng,
đổi mới môi trường
đầu tư
Tại buổi làm việc, bày
tỏ ấn tượng với kết quả phát
triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Thanh Hóa những năm
qua, Phó Thủ tướng Lê Văn
Thành cho rằng trong một
nhiệm kỳ, thu ngân sách của
tỉnh tăng gấp đôi. Theo báo
cáo của tỉnh, năm 2021 thu
ngân sách cao nhất từ trước
đến nay, đạt 40.781 tỉ đồng,
vượt 53% dự toán, tăng 29%
so với năm 2020.
Theo Phó Thủ tướng, với
sự gia tăng ngân sách ấn
tượng, việc đạt con số thu
ngân sách 70.000 tỉ đồng là
tương lai gần. Từ đó, tỉnh
sẽ có thêm nguồn lực dành
cho đầu tư phát triển, nhất
là phát triển vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Thanh Hóa hiện có đủ cả
năm loại hình giao thông,
trong đó giao thông đường
bộ phát triển mạnh. Năm
2022, sẽ khánh thành một
tuyến cao tốc đi qua tỉnh
(Mai Sơn - quốc lộ 45).
Mỗi năm 2023, 2024 cũng
chỉ còn bảy năm nữa là tròn
1.000 năm ra đời địa danh
Thanh Hóa, một vùng đất
cho rằng sự phát triển của
Thanh Hóa hiện nay chưa
tương xứng với lịch sử cũng
như lợi thế của tỉnh. Quy
mô dân số tỉnh chiếm 3,8%
cả nước và diện tích chiếm
gần 3,4% diện tích cả nước
nhưng quy mô kinh tế hiện
mới chỉ chiếm khoảng 2,5%
GDP cả nước.
Do đó, Chủ tịch nước đặt
vấn đề Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân Thanh Hóa phải
tiếp tục có khát vọng vươn
lên mạnh mẽ, nhất là khi
Thanh Hóa vốn hội tụ đủ
các lợi thế như một “Việt
Nam thu nhỏ”.
Hướng tới mốc kỷ niệm
1.000 năm danh xưng Thanh
Hóa, Chủ tịch nước đề
nghị Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân tỉnh vào thời
điểm năm 2029 phải có sự
bứt phá toàn diện. Đó là bứt
phá từ việc tăng nhanh quy
mô kinh tế, tạo những tiến
bộ vượt trội về an sinh xã
hội… đến bứt phá về văn
hóa, môi trường, chăm lo
cuộc sống vật chất lẫn tinh
thần cho nhân dân. Theo
Chủ tịch nước, sự bứt phá
đó là để Thanh Hóa thực
hiện được ước vọng của các
bậc tiên liệt và mong muốn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đưa Thanh Hóa trở thành
tỉnh kiểu mẫu.
Ủng hộ mạnh mẽ mục tiêu
đưa Thanh Hóa trở thành một
cực tăng trưởng mới, cùng
với Hà Nội, Hải Phòng và
Quảng Ninh tạo thành tứ
giác phát triển ở phía Bắc,
Chủ tịch nước đề nghị tỉnh
nỗ lực tận dụng tốt các cơ
chế đặc thù được trung ương
chấp thuận. Cùng với đó là
chú trọng bảo đảm vững
chắc quốc phòng, an ninh,
nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, tăng cường hợp tác,
hữu nghị với các địa phương
của nước bạn Lào, xây dựng
Đảng bộ và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh,
liêm chính.•
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự buổi làmviệc. Ảnh: TTXVN
Tổng bí thưNguyễn Phú Trọng gặpmặt đại biểu dựĐại hội XI
Hội Chữ thập đỏ Việt Namnhiệmkỳ 2022-2027. Ảnh: TTXVN
sẽ khánh thành một tuyến
cao tốc. Phó Thủ tướng tin
tưởng trong năm năm tới,
Thanh Hóa sẽ có bước phát
triển bứt phá.
“Chúng ta có hạ tầng giao
thông tốt, đó cũng là môi
trường đầu tư nhưng việc
quan trọng là tiến độ giải
quyết công việc nhanh cho
nhà đầu tư” - Phó Thủ tướng
góp ý và cho rằng Thanh
Hóa cần tiếp tục tập trung
cao vào phát triển hạ tầng,
đổi mới môi trường đầu tư
kinh doanh.
Bứt phá để thỏa
ước vọng của
các bậc tiên liệt
Phát biểu tại buổi làm việc,
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc cho biết địa danh Thanh
Hóa được các nhà khoa học
xác định có từ năm 1029,
thời vua Lý Thái Tông. Vậy
“địa linh, nhân kiệt”, giàu
truyền thống lịch sử.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước
ThanhHóa cần các
bứt phá để thực hiện
ước vọng của các
bậc tiên liệt vàmong
muốn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, trở
thành tỉnh kiểumẫu.
Tại buổi làmviệc, Chủ tịchUBND tỉnhThanh
Hóa Đỗ Minh Tuấn cam kết năm 2022, tỉnh
phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công.
Tỉnh sẽ đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy
nhanh tiến độ đầu tư những dự án đang triển
khai; khẩn trươnghoàn thiệnhồ sơ, thủ tục để
sớm khởi công xây dựng các dự án đã được
chấp thuận chủ trương đầu tư.
Ông Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở KH&ĐT,
cho biết để trở thành cực tăng trưởng mới,
tỉnh xác định công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ sẽ chiếmtỉ trọng lớn trongGDP.ThanhHóa
đã quy hoạch các khu cụm công nghiệp, tập
trung hạ tầng để thu hút đầu tư. Thời gian
qua, Thanh Hóa luôn đứng trong nhóm đầu
các địa phương về thu hút đầu tư, mỗi năm
thu hút khoảng 150.000 tỉ đồng.
Chobiết tốc độ tăng trưởngGDP củaThanh
Hóa đứng thứ năm cả nước, Thứ trưởng Bộ
KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá dư
địa phát triển kinh tế đô thị của Thanh Hóa
rất lớn. Do đó, tỉnh cần sớm hoàn thiện quy
hoạch tỉnh để có thể tính toán được không
gian phát triển, xử lý các bất cập hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị
Thủy, Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát
triển du lịch. Thanh Hóa giàu truyền thống
văn hóa, lịch sử cách mạng, có hơn 1.500
di tích lịch sử, văn hóa, có sáu di tích được
UNESCO ghi danh. Do đó, tỉnh cần đầu tư
hoàn thành hệ thống hạ tầng, chú trọng
nâng cấp hạ tầng du lịch.
Dư địa lớn trong một “Việt Nam thu nhỏ”
Thanh Hóa cần bứt phá để thành
cực tăng trưởng mới
ThanhHóa sẽ trở thànhmột cực tăng trưởngmới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh
tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc.
TổngbíthưNguyễnPhúTrọng:HộiChữthậpđỏcầnpháthuygiátrịnhânáicủadântộc