197-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa30-8-2022
không được sự đồng ý của HĐXX
và người tham gia tố tụng. Vậy
cách thức xin ý kiến của nhà báo
như thế nào, xin phép bằng văn bản
hay bằng miệng tại phiên tòa?...
Trả lời, Phó Chánh án thường
trực TAND Tối cao Nguyễn Trí
Tuệ cho hay các luật, bộ luật tố
tụng (Bộ luật Tố tụng hình sự,
Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố
tụng hành chính) đều quy định
ghi âm, ghi hình HĐXX, những
người tiến hành tố tụng phải được
sự đồng ý của những người đó.
Những người khác muốn ghi âm,
ghi hình những người tham gia
tố tụng cũng phải được sự đồng
ý của họ.
“Đây là nguyên tắc thể hiện bảo
đảm quyền con người. Báo chí có
quyềncủabáochí nhưngnhữngngười
khác cũng có quyền công dân. Khi
thực hiện quyền của người này thì
không được xâm phạm quyền của
người khác, đó là nguyên tắc tổng
quát nhất” - ông Tuệ nói.
Theo Phó Chánh án thường trực
TAND Tối cao, Luật Báo chí quy
định báo chí được phép ghi âm,
ghi hình nhưng ghi âm, ghi hình
cũng phải tôn trọng quyền của
người khác. “Điều này luật quy
định rồi, không phải chúng tôi vẽ
ra để gây khó khăn cho báo chí.
Chúng tôi rất muốn tạo mọi điều
kiện cho báo chí hoạt động nhưng
luật quy định muốn vào tác nghiệp
tại phiên tòa, như phiên tòa hình sự
chẳng hạn thì phải được sự đồng ý
của chủ tọa phiên tòa” - ông Tuệ
nói thêm.
Với câu hỏi nhà báo phải xin phép
thế nào, ông Tuệ nói: “Trong một
hội trường đông như thế thì xin phép
thế nào? Đây cũng là vấn đề đặt ra,
tới đây sẽ phải có hướng dẫn”. Phó
chánh án cũng thừa nhận “câu hỏi
của nhà báo rất khó”.
Ông cũng cho biết quá trình thảo
luận về nhà nước pháp quyền, TAND
Tối cao đã tính đến việc sẽ phải xây
dựng những quy phạm về cách tác
nghiệp của nhà báo tại phiên tòa.
“Nhà báo hỏi câu này, chúng tôi
chưa thể trả lời ngay là xin phép
thế nào. Nhưng nếu anh không xin
phép, người ta biết được anh đăng
ảnh HĐXX hoặc chụp ảnh đương
sự trong vụ án ly hôn đưa lên mạng
chẳng hạn, người ta khiếu nại thì
chắc chắn nhà báo sẽ bị xử lý” - vẫn
theo lời ông Tuệ.
Phó chánh án mong muốn nhà
báo khi tác nghiệp thực hiện đúng
quy định, hỗ trợ cho tòa hoạt động,
đồng thời không làm ảnh hưởng đến
quyền của người khác. “Câu này
chúng tôi xin khất là sẽ có hướng
dẫn, bây giờ chưa có hướng dẫn” -
ông Tuệ nói thêm.
Về hành vi livestream, ông Tuệ
giải thích các luật về tố tụng chưa
sử dụng từ này nên pháp lệnh này
chưa quy định. Tuy nhiên, nghị
quyết của Quốc hội về xét xử trực
tuyến có quy định không được phép
livestream.
Phó chánh án giải thích livestream
là ghi phát trực tiếp; ghi hình,
ghi âm đã là sai, sau đó còn phát
tán lên mạng thì mức độ lỗi còn
lớn hơn. “Đây cũng là hành vi bị
nghiêm cấm” - ông Tuệ nói và cho
hay ban đầu dự thảo pháp lệnh
quy định có hành vi livestream
nhưng sau đó Thường vụ Quốc
hội thảo luận cho rằng luật tố
tụng chưa quy định nên không
đưa vào pháp lệnh.
Luật sư am hiểu pháp
luật, vi phạm bị chế tài
nặng hơn
Báo
Pháp Luật Việt Nam
hỏi vì
sao theo pháp lệnh, luật sư (LS)
vi phạm sẽ bị chế tài nặng hơn
đối tượng khác. Ông Nguyễn Trí
Tuệ cho biết theo quan điểm của
TAND Tối cao, LS là người am
hiểu pháp luật. Khi tham gia tố
tụng, LS phải thể hiện sự tôn trọng
pháp luật, thậm chí làm gương
ĐỨCMINH
S
áng 29-8, Văn phòng Chủ
tịch nước tổ chức họp báo
công bố Pháp lệnh Xử phạt
vi phạm hành chính đối với hành
vi cản trở hoạt động tố tụng. Pháp
lệnh sẽ chính thức có hiệu lực từ
ngày 1-9 tới đây.
Sẽ hướng dẫn việc xin phép
ghi âm, ghi hình tại tòa
Tại cuộc họp báo, PV
Pháp
Luật TP.HCM
đặt vấn đề dự
thảo 5 của pháp lệnh quy định
chế tài xử phạt đối với hành vi
livestream nhưng pháp lệnh vừa
được công bố đã bỏ hành vi này,
chỉ xử phạt hành vi ghi âm, ghi
hình khi chưa được phép. “Tới
đây hành vi livestream có bị xử
phạt không, nếu có sẽ xử lý theo
quy định nào?” - PV hỏi.
Tiếp đó, PV báo
Thanh Niên
hỏi: Pháp lệnh quy định nhà báo
bị phạt tiền nếu ghi âm, ghi hình
Phó Chánh án thường trực TANDTối caoNguyễn Trí Tuệ tại cuộc họp báo.
Ảnh: ĐỨCMINH
Livestream tại
phiên tòa là hành vi
bị nghiêm cấm
Phó Chánh án thường trực TANDTối cao Nguyễn Trí Tuệ
cho biết livestream là ghi phát trực tiếp và là hành vi
bị nghiêm cấm.
cho những người khác tuân thủ
theo. Bởi vậy khi họ vi phạm thì
mức xử phạt nặng hơn.
“Chúng tôi đã đánh giá rất kỹ
điều này. Như Tổng bí thư nói:
Những người làm công tác chống
tham nhũng lại tham nhũng thì bị
xử phạt nặng hơn những người
bình thường. Trường hợp này, LS
cũng thế” - ông Tuệ nói và cho
hay LS có bị áp dụng hình phạt bổ
sung “tước quyền sử dụng chứng
chỉ hành nghề LS hoặc giấy phép
hành nghề LS” hay không thì xử
lý theo Nghị định 82 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bổ trợ
tư pháp…
Ngoài ra, PV
Pháp Luật TP.HCM
hỏi thêm, theo Điều 30 Luật Tố tụng
hành chính, quyết định, hành vi của
tòa án trong việc áp dụng biện pháp
xử lý hành chính, xử lý hành vi cản
trở hoạt động tố tụng sẽ không bị
khởi kiện. Vậy quyết định, hành vi
của những chủ thể khác có thẩm
quyền xử phạt theo pháp lệnh có
bị khởi kiện không?
“Những chủ thể khác không bị
loại trừ thì người bị xử phạt vẫn
có quyền khiếu kiện hành chính
bình thường. Ở đây chỉ loại trừ
các quyết định của tòa” - ông
Tuệ trả lời.•
Theo dự thảo 5 của pháp lệnh, hành vi ghi âm, ghi
hình hoặc ghi hình có âm thanh phiên tòa và phát trực
tiếp trên không gian mạng (livestream - PV) sẽ bị phạt
tiền 7-15 triệu đồng. Nếu người vi phạm là nhà báo thì
mức phạt là 15-30 triệu đồng.
Tuy nhiên, tại pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ
Quốc hội thông qua hôm 18-8 đã không còn quy định
về hành vi livestreamvà cũng không phân biệt chủ thể
vi phạm là nhà báo hay cá nhân khác.
Cụ thể, người có hành vi ghi âm lời nói, ghi hình
ảnh của HĐXX mà không được sự đồng ý của chủ
tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của
người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý
của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án
hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ
tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình
ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì bị phạt
tiền 7-15 triệu đồng.
Không quy định mức phạt hành vi livestream?
Bình Dương xét xử vụ phân lô đất nông nghiệp có hơn 427 bị hại
Ngày 29-8, TAND tỉnh Bình Dương xử sơ thẩm vụ lừa
đảo chiếm đoạt tài sản đối với Nguyễn Thanh Hùng, tổng
giám đốc Công ty CP Thương mại dịch vụ Xây dựng đầu
tư và Phát triển địa ốc Bình Dương City Land (Công ty
Bình Dương City Land), cùng bốn đồng phạm.
Đặc biệt, vụ án này có đến hơn 427 bị hại và số tiền các
bị cáo lừa đảo gần 165 tỉ đồng.
Do số lượng bị hại nhiều và liên quan đến nhiều dự án
khác nhau nên sau hai năm điều tra, đến nay vụ án mới
được đưa ra xét xử.
Tuy nhiên, do nhiều bị hại và người liên quan vắng mặt
không lý do nên HĐXX quyết định tạm hoãn phiên tòa,
thời gian mở lại sẽ được thông báo sau.
Theo cáo trạng, từ năm 2018 các bị cáo góp vốn thành
lập Công ty Bình Dương City Land. Sau đó, nhóm này
tiếp tục thành lập thêm hai công ty khác.
Khi hoạt động, các bị cáo tự phân lô sáu khu đất nông
nghiệp, đặt tên thành sáu dự án khác nhau (dự án khu dân
cư Happy Home, Happy Home 2, Green City 1, Green
City 2, Green City 3 và Phúc Long City).
Mặc dù các dự án đều không được cấp phép, thế nhưng
các bị cáo đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân,
đưa ra thông tin gian dối về dự án, pháp lý của các thửa
đất để ký thỏa thuận đầu tư, hợp đồng thỏa thuận chuyển
nhượng quyền sử dụng các thửa đất không có pháp lý để
chiếm đoạt tiền.
Sau khi thu tiền của các bị hại, các bị cáo không thể
giao đất và không thể trả lại tiền nên đã bị tố cáo. Sau quá
trình điều tra, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố
các bị can.
Được biết đây là một trong các công ty kinh doanh bất
động sản đầu tiên ở Bình Dương có tổng giám đốc, giám đốc
bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức
góp vốn đầu tư, chuyển nhượng các dự án bất động sản.
LÊ ÁNH
Nămbịcáocómặttạiphiênxử.Ảnh:LÊÁNH
LS là người am hiểu
pháp luật, phải làm
gương cho những người
khác về việc tuân thủ
pháp luật nên khi vi
phạm thì mức xử phạt
nặng hơn.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook