13
Thứ hai, cơ sở vật chất
phục vụ cho việc dạy và học
ngoại ngữ còn chưa đồng
đều ở các trường, việc thiếu
phòng học dẫn đến việc xây
dựng “phòng học tiếng” còn
hạn chế.
Thứ ba, lương của giáo viên
tiếng Anh còn thấp (lương
của giáo viên mới ra trường
khoảng hơn 3 triệu đồng), số
tiết dạy nghĩa vụ còn tương
đối cao (23 tiết/tuần) nên các
quận/huyện rất khó tuyển giáo
viên hoặc giữ chân giáo viên
giỏi, có kinh nghiệm, đặc biệt
ở các vùng xa khó khăn. Ở
các nơi này, việc tuyển giáo
viên tiếngAnh đủ tiêu chuẩn
hầu như là không thể thực
hiện được, việc tuyển giáo
viên mới và đào tạo lại để
các giáo viên này có kỹ năng
dạy tiếng Anh tiểu học phải
tiến hành liên tục hằng năm,
dẫn đến sự bất ổn về nhân sự.
T ừ đ ó , S ở GD&ĐT
TP.HCM mong muốn Bộ
GD&ĐT có hướng giảm số
tiết nghĩa vụ của giáo viên
dạy tiếng Anh vì dạy tiếng
Anh tiểu học rất cực, không
thể dạy 23 tiết nghĩa vụ/tuần
với số tiền lương trên 3 triệu
đồng/tháng, khoảng 18 tiết/
tuần là vừa đủ. Điều này sẽ
khiến không tuyển được giáo
viên mới và không giữ được
giáo viên giỏi.•
NGUYỄNQUYÊN
S
ởGD&ĐTTP.HCMvừa
có báo cáo về thực trạng
giảng dạy tiếngAnh cấp
tiểu học trên địa bàn TP.
97,2% học sinh được
học môn tiếng Anh ở
cả năm khối lớp
TheoSởGD&ĐTTP.HCM,
hiện tạiTP.HCMcóba chương
trình giảng dạy tiếng Anh
gồm: Tiếng Anh tăng cường
trên hai tiết/tuần đối với các
chương trình lớp 1, lớp 2 và
lớp 3 (2022-2023) sau hai
tiết tự chọn của Bộ GD&ĐT;
tiếng Anh tăng cường tám
tiết/tuần đối với các chương
trình lớp 4, lớp 5 (chưa thay
đổi so với Chương trình phổ
thông 2018); tiếng Anh tích
hợp chương trìnhAnh vàViệt
Nam (tám tiết/tuần). Cùng
các phần mềm bổ trợ đã được
cấp phép.
Thực tế, cácphòngGD&ĐT,
cán bộ quản lý chuyên môn
của các trường hiểu rõ về
những yêu cầu của chương
trình dạy tiếng Anh cho học
sinh tiểu học nên đã có quản
lý về mặt chất lượng tốt hơn
với các tiết dạy tiếng Anh.
Việc dạy ngoại ngữ trong
trường tiểu học ngày càng
phát triển và đạt hiệu quả
cao, chuẩn bị chu đáo cho
việc triển khai các môn học
này với tư cách là môn học
bắt buộc trong chương trình
giáo dục phổ thông mới.
Học sinh được tiếp cận
với nhiều chuẩn đánh giá
quốc tế, góp phần cho việc
hội nhập sau này. Việc tiếp
tục triển khai và mở rộng
thực hiện “Dạy và học toán,
khoa học, tiếngAnh tích hợp
chương trình Anh và Việt
Nam” theo quyết định của
UBND TP.HCM ngày càng
được nâng cao chất lượng,
tạo điều kiện cho học sinh
tiểu học tiếp cận với chương
trình quốc tế. Việc giao lưu
với học sinh tiểu học quốc tế
cũng đóng góp cho việc học
ngoại ngữ thành công. Tính
đến nay, toànTPcó trên 97,2%
học sinh được học môn tiếng
Anh ở cả năm khối lớp.
Lương giáo viên hơn
3 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, Sở GD&ĐT
đánh giá việc tổ chức dạy
học tiếng Anh trên địa bàn
TP.HCM vẫn còn gặp những
khó khăn.
Thứ nhất, các con số về nhu
cầu giáo viên tiếngAnh chưa
được tính đúng với nhu cầu
thực tế khi 100% học sinh
tiểu học được học ngoại ngữ.
Vì vậy, khi thiếu giáo viên,
Phòng GD&ĐT cũng như
nhà trường không thể tuyển
giáo viên hợp đồng vì không
có kinh phí.
Giờ học
tiếng
Anh của
học sinh
Trường
Tiểu học
Lê Văn
Thọ, quận
Gò Vấp.
Ảnh:
NGUYỄN
QUYÊN
Quy định dạy 23 tiết/tuần
đã có từ lâu
Định mức tiết dạy tiếng Anh là quy định theo văn bản
của Bộ GD&ĐT từ trước đến nay. Tuy nhiên, việc giáo viên
tiếng Anh thực hiện 23 tiết/tuần giống giáo viên tiểu học
nhưng chế độ riêng lại không có.
Cũng theo Sở GD&ĐT TP.HCM, việc thiếu giáo viên tiếng
Anh do lương thấp, không đủ thu hút nên trong năm học
2022-2023, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các phòng GD&ĐT
quận/huyện và TP Thủ Đức để thực hiện hợp đồng thỉnh
giảng. Sở cũng đã làm việc với ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH
Sài Gòn để đặt hàng tuyển dụng giáo viên tiếng Anh.
Dạy tiếng Anh tiểu
học rất cực, không
thể dạy 23 tiết nghĩa
vụ/tuần với số tiền
lương trên 3 triệu
đồng/tháng.
BộGD&ĐTyêu cầu tổ chức
lễkhaigiảnggọnnhẹ
Ngày 29-8, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 4185/
BGDĐT-VP về việc triển khai một số hoạt động đầu
năm học 2022-2023. Theo đó, để chuẩn bị cho năm
học mới 2022-2023, Bộ GD&ĐT đề nghị giám đốc
Sở GD&ĐT các tỉnh, TP triển khai một số hoạt động
đầu năm học.
Cụ thể, tổ chức quán triệt và triển khai thực
hiện Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT ngày 19-8 của bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
năm học 2022-2023 của ngành giáo dục với chủ đề
năm học là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn
thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố
và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.
Tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ
Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các
địa phương trong năm học 2022-2023 và những năm
tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng
giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình
giáo dục phổ thông 2018. Chủ động rà soát, bố trí,
sắp xếp trường lớp, giáo viên, nhân viên phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương và biên chế
được giao theo quy định.
Rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng,
đồ chơi; sửa chữa, nâng cấp trường, lớp học; ưu tiên
đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo
đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
2018. Bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa cho học
sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa
đầu năm học.
Đối với việc đón học sinh đầu cấp và tổ chức lễ
khai giảng năm học mới, Bộ GD&ĐT đề nghị các
sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt
động đón học sinh đầu cấp học; tổ chức cho học sinh
tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà
trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường;
giới thiệu các hoạt động giáo dục, chương trình giáo
dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc
quy định về thời gian học sinh tựu trường và tổ chức
lễ khai giảng năm học 2022-2023 thống nhất trên cả
nước vào sáng 5-9. Tổ chức khai giảng theo hướng
gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà
trường, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày
khai giảng - ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
Sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục ổn định và
duy trì nền nếp học tập ngay sau lễ khai giảng; ban
hành kế hoạch giáo dục của nhà trường trong cả năm
học bảo đảm nội dung chương trình giáo dục theo
quy định; việc tổ chức các hoạt động đầu năm học
cần phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà
trường, gắn với thực tế của địa phương; chú trọng
xây dựng văn hóa học đường ngay từ những ngày
đầu năm học; phối hợp tốt với phụ huynh học sinh
để tạo sự đồng thuận, chia sẻ, hỗ trợ ngành giáo dục
thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo
dục triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an
toàn trường học, trong đó lưu ý các giải pháp chủ
động phòng chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai,
dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác.
Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng
các quy định về quản lý thu - chi tài chính, công
khai các khoản thu - chi đầu năm học; chú trọng
các nội dung thanh tra, kiểm tra việc lựa chọn sách
giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông
năm 2018, hoạt động dạy thêm, học thêm, quản lý
và sử dụng sách tham khảo theo quy định của Bộ
GD&ĐT.
PHI HÙNG
Các trường sẽ tổ chức lễ khai giảng nămhọc 2022-2023
vào sáng 5-9. Ảnh: PHI HÙNG
Đời sống xã hội -
ThứBa30-8-2022
Giáo viên tiếng Anh
dạy nhiều,
lương quá thấp
Lương giáo viên tiếng Anhmới ra trường hơn 3 triệu đồng,
số tiết dạy nghĩa vụ 23 tiết/tuần. Do đó, các quận/huyện rất khó tuyển
giáo viên hoặc giữ chân giáo viên giỏi, có kinh nghiệm.